Giao dịch mua bán chứng khoán thực hiên qua các bước sau :
1. Mở tài khoản giao dịch
Nhà đầu tư muốn mua hoặc muốn bán chứng khoán phải tiến hành mở tài khoản tại một công ty chứng khoán là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán. Phòng tiếp thị đại diện cho công ty chứng khoán sẽ ký hợp đồng uỷ thác với nhà đầu tư để mở tài khoản giao dịch. Thủ tục mở tài khoản cũng tương tự như mở tài khoản ngân hàng, trong đó chủ tài khoản cần phải cung cấp các thông tin thiết yếu để phục vụ cho mục đích quản lý của công ty chứng khoán.
Tài khoản giao dịch hiện nay có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau như:
– Tài khoản tiền mặt (Cash account)
Đây là loại tài khoản mà các khoản thanh toán phát sinh sẽ đ ược thực hiện bằng tiền mặt. Để mở tài khoản này, khách hàng phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân hợp lệ để công ty có thể hợp thức hoá chuyển sở hữu cho khách hàng.
Đối với tài khoản này thường các công ty chứng khoán yêu cầu khi mua chứng khoán, khách hàng phải thanh toán bằng tiền mặt không chậm hơn ngày thanh toán (thường là trong vòng T+x ngày làm việc kể từ khi diễn ra giao dịch). Do đó khi thực hiện nghiệp vụ mua chứng khoán, khách hàng phải chuẩn bị đủ tiền trên tài khoản để thanh toán trước hoặc phải trả đúng vào thời điểm trong ngày thanh toán theo quy định của công ty chứng khoán.
– Tài khoản bảo chứng (Margin account)
Khi mua với một tài khoản bảo chứng, khách hàng chỉ phải trả một phần tiền và công ty chứng khoán sẽ cho vay phần còn lại. Để đ ược mở tài khoản này, khách hàng phải ký quỹ một tỷ lệ nhất định.
Khi mở tài khoản bảo chứng để giao dịch giữa khách hàng và công ty chứng khoán cần thoả thuận một số điều khoản.
+ Khách hàng đồng ý giao cho công ty chứng khoán một số chứng khoán để đảm bảo tiền vay mà công ty sẽ dành cho khách hàng.
+ Khách hàng cho phép công ty chứng khoán đem số chứng khoán này gửi vào ngân hàng như là vật đảm bảo cho khoản vay.
+ Bằng cách ký một thoả thuận, khách hàng cho phép công ty chứng khoán lấy số chứng khoán này đem cho khách hàng khác vay để thực hiện nghiệp vụ bán khống. Sau khi mở tài khoản xong, công ty chứng khoán sẽ cung cấp cho khách hàng (nhà đầu tư) một mã số tài khoản và mã truy cập vào tài khoản để kiểm tra sau mỗi lần giao dịch.
2. Đặt lệnh giao dịch
Việc ra lệnh có thể được thực hiện theo hình thức ra lệnh trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, telex, fax hay hệ thống máy tính điện tử tuỳ thuộc vào sự phát triển của thị trường. Khi nhận được lệnh, nhân viên môi giới phải kiểm tra tính chính xác của các thông số trên lệnh.
Phiếu lệnh mua và lệnh bán thông thường được in bằng hai màu mực khác nhau để dễ phân biệt, trên phiếu lệnh thông thường bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
– Phiếu lệnh mua hay bán.
– Các thông tin về khách hàng (Họ và tên, mã số tài khoản, số chứng minh nhân đân, số hộ chiếu).
– Loại chứng khoán mua hoặc bán (thường ghi mã chứng khoán đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán).
– Khối lượng.
– Giá.
– Loại lệnh và định chuẩn lệnh.
– Số hiệu lệnh ban đầu.
– Thời gian nhận lệnh.
– Đợt giao dịch.
– Ngày giao dịch
– Ký tên khách hàng.
– Ký tên nhân viên nhận lệnh và kiểm soát.
– Ký tên trưởng phòng giao dịch.
3. Chuyển phiếu lệnh đến phòng giao dịch công ty chứng khoán
Phòng giao dịch có trách nhiệm xem xét các thông số trên phiếu lệnh, nếu thấy hợp lý thì chuyển lệnh đến người môi giới tại SGDCK và ghi thời gian chuyển lệnh vào phiếu lệnh.
4. Chuyển lệnh đến người môi giới tại Sở giao dịch chứng khoán
Phiếu lệnh được chuyển tới nhà môi giới tại Sàn giao dịch, nội dung bao gồm các thông số: Mua/Bán; loại chứng khoán; số lượng; loại lệnh và định chuẩn lệnh; số hiệu lệnh; thời gian; mã số tài khoản khách hàng.
5. Chuyển lệnh đến bộ phận khớp lệnh
Trên sàn giao dịch, nhà môi giới tại Sàn sau khi nhận đ ược lệnh từ công ty chứng khoán phải chuyển lệnh tới bộ phận nhận lệnh và khớp lệnh của SGDCK để tham gia đấu giá.
Lệnh chuyển ngoài các thông số như bước 4 còn có mã số (số hiệu) nhà môi giới tại sàn.
6. Khớp lệnh và thông báo kết quả giao dịch
Đến giờ ra chốt giá giao dịch, SGDCK sẽ thông báo kết quả giao dịch s ẽ được chuyển đến trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán cũng như tại các công ty chứng khoán thành viên.
Kết quả giao dịch được SGDCK thông báo trên màn hình thành viên tại SGDCK gồm các nội dung chính:
– Số hiệu của lệnh giao dịch.
– Số hiệu xác nhận giao dịch.
– Mã số chứng khoán.
– Giá thực hiện.
– Số lượng mua hoặc bán.
– Thời gian giao dịch được thực hiện.
– Lệnh mua hay bán.
– Ký hiệu của lệnh.
– Số hiệu tài khoản của khách hàng.
– Số hiệu đại diện giao dịch (nhà môi giới tại Sàn) của thành viên.
7. Báo cáo kết quả giao dịch về công ty chứng khoán
Nhà môi giới tại Sàn sau khi nhận được kết quả giao dịch sẽ báo về cho Phòng giao dịch công ty chứng khoán với các nội dung chính: số hiệu nhà môi giới tại Sàn; Số hiệu lệnh; Đã mua/bán; Mã chứng khoán; Số lượng; Giá; Số hiệu nhà môi giới đối tác; thời gian.
Phòng giao dịch sẽ ghi vào phiếu lệnh của các khách hàng có giao dịch ở phần kết quả giao dịch nội dung: số lượng; giá cả và thời gian.
8. Xác nhận giao dịch và làm thủ tục thanh toán
Phòng giao dịch chuyển các phiếu lệnh có giao dịch đến Phòng thanh toán (thường là bộ phận Kế toán). Cuối buổi giao dịch, Phòng thanh toán căn cứ vào kết quả giao dịch lập báo cáo kết quả giao dịch và chuyển kết quả đến trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán để tiến hành quá trình thanh toán.
Đồng thời, sau khi đã có kết quả giao dịch, công ty chứng khoán gửi cho khách hàng một phiếu xác nhận đã thi hành xong lệnh. Xác nhận này có vai trò như một hoá đơn hẹn ngày thanh toán với khách hàng.
9.Thanh toán và hoàn tất giao dịch
Trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán tiến hành so khớp kết quả giao dịch do SGDCK cung cấp và báo cáo kết quả giao dịch của các công ty chứng khoán để tiến hành thanh toán bù trừ.
Trong thời gian T+x ngày, trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán sẽ thực hiện việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán từ người bán sang người mua và Ngân hàng chỉ định thanh toán sẽ thanh toán bù trừ tiền từ người mua sang người bán thông qua hệ thống tài khoản của các công ty chứng khoán tại ngân hàng. Việc bù trừ các kết quả giao dịch sẽ kết thúc bằng việc in ra các chứng từ thanh toán. Các chứng từ này được gửi cho các công ty chứng khoán và là cơ sở để thực hiện thanh toán và giao nhận giữa các công ty chứng khoán.
Do đặc điểm là trong giao dịch chứng khoán, các chứng khoán đ ược lưu ký 2 cấp.
Tức là các khách hàng có chứng khoán sẽ lưu ký chứng khoán tại công ty chứng khoán hoặc ngân hàng thương mại được cấp phép thực hiện lưu ký, sau đó các công ty chứng khoán sẽ tái lưu ký số chứng khoán trên vào Trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán của SDGCK. Vì vậy, sau khi các công ty chứng khoán hoàn tất các thủ tục thanh toán bù trừ tại SGDCK, công ty chứng khoán sẽ thanh toán tiền và chứng khoán cho các khách hàng thông qua hệ thống tài khoản mà khách hàng mở tại công ty chứng khoán.
14 Th12 2020
11 Th12 2020
12 Th12 2020
12 Th12 2020
12 Th12 2020
14 Th12 2020