Định nghĩa các thuật ngữ của INCOTERMS 2000

1. EXW – Ex Works (…named place) – Giao tại xưởng (…địa điểm qui định)

Điều kiện EXW(viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Ex Works” dịch ra tiếng Việt ỉà “Giao tại xưởng”) có nghĩa là người bán giao hàng khi đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại một địa điểm qui định (ví dụ: xường, nhà máy, Kho tàng…), hàng hóa chưa được làm thủ tục thông quan xuất khẩu và chưa bốc lên phương tiện tiếp nhận.

Điều kiện này thẻ hiện nghĩa vụ của người bán ở phạm vi tối thiểu, và người mua phải chịu mọi phí tổn và rủi ro từ khi nhận hàng tại cơ sở của người bán.

Tuy nhiên nếu các bên muốn người bán chịu trách nhiệm bốc hảng lên phương tiện chuyên chở tại địa điểm đi và chịu rủi ro và các phí tổn về việc bốc hàng đó, thì điều này phải được qui định rõ ràng bằng cách bổ sung thêm từ ngữ cụ thể trong hợp đồng mua bán. Không nên sử dụng điều kiện này khi người mua không thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm các thủ tục xuất khẩu. Trong trường hợp như vậy, nên sử dụng điều kiện FCA, với điều kiện người bán đồng ý sẽ bốc hàng và chịu chi phí và rủi ro về việc bốc hàng đó.

2. FCA – Free Carrier (…named place) – Giao cho người chuyên chở (…địa điểm qui định)

Điều kiện FCA (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Free Carrier’* dịch ra tiếng Việt là “Giao cho người chuyên chở”) có nghĩa là người bán, sau khi làm xong các thủ tục thông quan xuất khẩu, giao hàng cho người chuyên chơ do người mua chỉ định, tại địa điểm qui định. Cần lưu ý rằng địa điểm được chọn để giao hàng có ảnh hưởng tới nghĩa vụ bốc và dỡ hàng tại địa điểm đó. Nếu việc giao hàng diễn ra tại cơ sở của người bán, thì người bán có nghĩa vụ bốc hàng. Nếu việc giao hàng diễn ra tại địa điểm không phải là cơ sở của người bán, thỉ người bán không cố trách nhiệm dỡ hàng.

Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải kể cả vận tải đa phương thức.

“Người chuyên chờ” là bất kỳ người nào, mà theo hợp đồng vận tải, cam kết tự mình thực hiện hoặc đứng ra đảm trách việc chuyên chở bằng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa hoặc kết hợp các phương thửc vận tải đó. Nếu người mua chỉ định một người nào đó, không phải là người chuyên chở, tiến hành nhận hàng thì người bán được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng đã được giao cho người được chỉ định đó.

3. FAS – Free Alongside Ship (…named port of shipment) – Giao dọc mạn tàu (…cảng bốc hàng qui định)

Điều kiện FAS (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Free Alongside Ship” dịch ra tiếng Việt là “Giao dọc mạn tàu”) có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dọc theo mạn tàu tại cảng bốc hàng qui định. Điều này có nghĩa rằng người mua phải chịu tất cả mọi chi phí và rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa kể từ thời điểm đó.

Điều kiện FAS đòi hỏi người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho hàng hóa.

ĐÂY LÀ QUI Đ|NH NGƯỢC VỚI CÁC BẢN INCOTERMS TRƯỚC ĐÃY. THEO CÁC BẢN INCOTERMS cũ ĐIÈU KIỆN NÀY ĐÒI HỎI NGƯỜI MUA LÀM THỬ TỤC THÔNG QUAN XUẤT KHẢU.

Tuy nhiên, nếu các bên muốn người mua làm thủ tục thông quan xuất khẩu, thi điều này cần được qui định rõ ràng bằng cách bổ sung thêm các từ ngữ chính xác thể hiện ý định đó trong hợp đồng mua bán.

Điều kiặn này chỉ sử dụng cho vận tải đường biền hay đường thủy nội địa.

4. FOB “ Free On Board (…named port of shipment) – Giao lên tàu (… cảng bốc hàng qui định)

Điều kiện FOB (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Free On Board” dịch ra tiếng Việt là “Giao lên tàu”) có nghĩa là người bán giao hảng khi hàng hóa đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng qui định. Điều này có nghĩa là người mua phải chịu tất cả chi phí và rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hảng hóa kể từ sau điểm ranh giới đó. Điều kiện FOB đòi hỏi người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho hảng hóa. Điều kiện nảy chỉ sử dụng cho vận tải đường biển hay đường thủy nội đja. Nếu các bên không có ý định giao hàng qua lan can tàu, thì nên sử dụng điều kiện FCA.

5. CFR – Cost and Freight (…named port of destination) – Tiền hàng và cước (…cảng đến qui định)

Điều kiện CFR (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Cost and Freight” dịch ra tiếng Việt là “Tiền hàng và cước”) có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng.

Người bán phải trả các phí tổn và cước vận tải cần thiết đề đưa hàng tới cảng đến qui định, NHƯNG rủi ro về mất mát và hư hại đối với hàng hỏa cũng như mọi chi phí phát sinh thêm do các tình huống xảy ra sau thời điểm giao hảng được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng.

Điều kiện CFR đòi hỏi người bán phải thông quan xuất khẩu hảng hỏa.

Điều kiện này chỉ sử dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa. Nếu các bên không có ý định giao hàng qua lan can tàu thi nên sử dụng điều kiện CPT.

6. CIF – Cost, insurance and Freight (…named port of destination) – Tiền hàng, bảo hiểm và cước (…cảng đến qui định)

Điều kiện C/F (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Cost, Insurance and Freight” dịch ra tiếng Việt là “Tiền hàng, bảo hiềm và cước”) có nghĩa là người bán giao hàng khi hảng hóa đâ qua lan can tàu tại cảng bốc hảng.

Người bán phải trả các phí tổn và cước vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới cảng đển qui định, NHƯNG rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa, cũng như các chi phí phát sinh thêm do các tỉnh huống xảy ra sau thời điểm giao hàng, được chuyển từ người bán sang người mua (khi hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng). Tuy nhiên, theo điều kiện CIF người bán còn phải mua bảo hiểm hàng hải đề bảo vệ cho người mua trước những rủi ro và mất mát hoặc hư hại trong quá trình chuyên chở.

Do vậy, người bán sẽ ký hợp đồng bảo hiểm và trả phí bảo hiểm. Người mua cần lưu ý rằng theo điều kiện CIF người bán chỉ phải mua bảo hiểm với phạm vi tối thiểu. Nếu người mua muốn được bảo hiểm với phạm vi rộng hơn, người mua cần thòa thuận rõ ràng với người bán hoặc tự mình mua bảo hiểm thêm.

Điều kiện CIF đòi hỏi người bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hóa.

Điều kiện này chỉ sử dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa. Nếu các bên không có ý định giao hàng qua lan can tàu thì nên sử dụng điều kiện CIP.

7. CPT “ Carrỉage Paid To (…named place of destination) – Cước phí trả tới (…nơi đến qui định)

Điều kiện CPT (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Carriage Paid To” dịch ra tiếng Việt là “Cước phí trả tới”) có nghĩa là người bán giao hàng cho người chuyên chở do chính người bán chĩ định, người bán phải trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới nơi qui định. Điều này cỏ nghĩa là người mua phải tự chịu mọi rủi ro vả các phỉ tổn phát sinh sau khi hảng đã được giao như trên.

“Người chuyên chở” là bất kỳ người nào, mà theo hợp đồng vận tải, cam kết tự mình thực hiện hoặc đứng ra đảm trách việc chuyên chở bằng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa hoặc kết hợp các phương thức vận tải đó.

Nếu có những người chuyên chờ kế tiếp nhau được sử dụng để vận chuyển hàng hóa tới nơi đến qui định, thì rủi ro chuyển giao khi hàng hóa đã được giao cho người chuyên chở đầu tiên.

Điều kiện CPT bẳt buộc người bán phải thông quan xuẳt khẩu hàng hóa.

Điều kiện này có thể được sử dụng cho mọi phương thức vận tải, kể cả vận tải đa phương thức.

8. CiP – Carriage and Insurance Paid To (… named place of destination) – Cước phí và bảo hiểm trả tới (…nơi đến qui định)

Điều kiện c/p (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Carriage and Insurance Paid To” dịch ra tiếng Việt là “Cước phí và bảo hiểm trả tới”) có nghĩa là người bán giao hảng hóa cho người chuyên chờ do họ chỉ định, người bán phải trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới nơi đến qui định. Điều này có nghĩa là người mua phải chịu mọi rủi ro và các phí tổn phát sinh thêm sau khi hàng hóa đã được giao như trên. Tuy nhiên, theo điều kiện CIP người bán còn phải mua bảo hiểm đề bảo vệ cho người mua trước những rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa trong quá trình chuyên chờ.

Do vậy, người bán ký hợp đổng bảo hiểm và trả phí bảo hiềm.

Người mua cần lưu ý rằng theo điều kiện CIP người bán chỉ phải mua bảo hiểm với phạm vi tối thiều. Nếu người mua muốn được mua bảo hiểm với phạm vi rộng hơn, thì người mua cần thỏa thuận rõ ràng với người bán hoặc tự minh mua bảo hiểm thêm.

“Người chuyên chử” là bất kỳ người nào, mả theo hợp đồng vận tải, cam kết tự minh thực hiện hoặc đảm trách việc chuyên chở bằng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường biển, đường thủy nộl địa hoặc kết hợp các phương thức vận tải đỏ.

Nếu có những người chuyên chở kế tiếp nhau được sử dụng để vận chuyển hàng hóa tới nơi đến quí định, thì rủi ro chuyển giao khi hàng hóa đã được giao cho người chuyên chở đầu tiên.

Điều kiện CIP đòi hỏi người bán phải thông quan xuất khẩu hàng hóa.

Điều kiện này có thể được sử dụng cho mọi phương thức vận tải, kể cả vận tải đa phương thức.

9. DAF – Delivered At Frontier (…named place) – Giao tại biên giới (…địa điểm qui định)

Điều kiện DAF (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Delivered At Frontier” dịch ra tiếng Việt là “Giao tại biên giới”) có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải chở đến, chưa dỡ ra, đã hoàn thành thủ tục thông quan xuất khẩu, nhưng chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu ờ địa điềm và nơi qui định tại biên giới, nhưng chưa qua biên giới hải quan của nước liền kề. Thuật ngữ “biên giới” cỏ thể được sử dụng cho bất kỳ đường biên giới nào kẻ cả biên giới của nước xuất khẩu. Do đỏ, điều đặc biệt quan trọng là đường biên giới cần phải được xác định một cách chính xác bằng cách luôn luôn phải qui định địa điểm đến và nơi đến trong điều kiện này.

Tuy nhiên, nếu các bên muốn người bán chịu trách nhiệm về việc dỡ hàng hóa từ phương tiện vận tải chở đến và chịu mọi rủi ro và phí tổn để dỡ hàng, thỉ điều này cần được qui định rõ ràng bằng cách bổ sung từ ngữ cụ thể trong hợp đồng mua bán.

Điều kiện này có thể được sử dụng cho mọi phương thức vận tải khi hàng hóa được giao tại biên giới trên đất liền. Nếu việc giao hàng diễn ra tại cảng đến, trên boong tàu hoặc trên cầu cảng, thì nên sử dụng các điều kiện DES hoặc DEQ.

10. DES – Delivered Ex Ship (…named port of destinatỉon) – Giao tại tàu (…cảng đến qui định)

Điều kiện DES (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Delivered Ex Ship” dịch ra tiếng Việt là “Giao tại tàu”) có nghĩa là người bán giao hảng khi hàng hóa, chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu, được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên boong tàu ở cảng đến qui định. Người bán phải chịu mọi phí tổn và rủỉ ro liên quan đến việc đưa hàng hóa tới cảng đến qui định trước khi dỡ hàng. Nếu các bên muốn người bán chịu phí tổn và rủi ro về việc dỡ hàng, thì nên sử dụng điều kiện DEQ.

Điều kiện này chỉ có thể được sử dụng khi hàng hóa được giao bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa hoặc bằng vận tải đa phương thức trên một tàu ở cảng đến.

11. DEQ – Deỉivered Ex Quay (…named port of destination) – Giao tại cầu cảng (…cảng đến qui định)

Điều kiện DEQ (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Delivered Ex Quay” dịch ra tiếng Việt là “Giao tại cầu cảng”) có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa, chưa làm thủ tục thông quan nhập khầu, được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên cầu càng tại cảng đến qui định. Người bán phải chịu phí tổn vả rủi ro liên quan đến việc đưa hàng tới cảng đến qui định và dỡ hảng lên cầu tàu. Điều kiện DEQ đòi hỏi người mua phải làm thủ tục thông quan nhập khẩu hàng hóa và trả chi phí cho mọi thủ tục, thuế quan, các loại thuế và lệ phí khác liên quan đến việc nhập khẩu.

ĐÂY LÀ MỘT QUI ĐỊNH NGƯỢC LẠI VỞI CÁC BẨN INCOTERMS TRƯỚC ĐÂY. THEO CÁC BẢN INCOTERMS CŨ ĐIÈU KIỆN NÀY ĐÒI HỎI NGƯỜI BÁN PHẢI LÀM THỦ TỤC THÔNG QUAN NHẬP KHẨU.

Nếu các bên muốn qui định cho người bán nghĩa vụ phải chịu toàn bộ hoặc một phần phí tổn phải trả khi nhập khẩu hàng hóa, thì điều nảy cần được qui định rõ ràng bằng cách bổ sung thêm từ ngữ cụ thẻ trong hợp đồng mua bán.

Điều kiện này chỉ có thẻ được sừ dụng khi hàng hóa được giao bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa hoặc bằng vận tải đa phương thức khi dỡ hàng khỏi tàu lên cầu tàu tại cảng đến qui định. Tuy nhiên, nếu các bên muốn qui định cho người bán nghĩa vụ phải chịu phí tổn vả rủi ro trong việc di chuyền hàng hóa từ cầu tàu tới một nơi khác (nhà kho, nhà ga, bến đỗ phương tiện vận tải…) ở bên trong hoặc bên ngoài cảng, thỉ nên sử dụng điều kiện DDU hoặc DDP.

12. DDU – Delivered Duty Unpaỉd (…named place of destination) – Giao chưa nộp thuế (…nơi đến qui định)

Điều kiện DDU (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Delivered Duty Unpaid” dịch ra tiếng Việt là “Giao chưa nộp thuế”) có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua ờ nơi đến qui định, người bán chưa làm thù tục thông quan nhập khẩu và chưa dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải chở đến ờ nơi đến qui định. Người bán phải chịu mọi phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng tới nơi đến qui định, ngoại trừ các “nghĩa vụ” (ở đây “nghĩa vụ” được hiểu bao gồm: trách nhiệm và rủi ro về việc thực hiện thủ tục hải quan và trả các phí tổn về thủ tục, thuế quan, thuế và các lệ phí khác) liên quan đến việc nhập khẩu ở nước hàng đến. Người mua phải làm những nghĩa vụ đó và phải chịu mọi phí tổn và rủi ro phát sỉnh do họ không lảm được thủ tục thông quan nhập khẩu hàng hóa.

Tuy nhiên, nếu các bên muốn người bán thực hiện thù tục hải quan nhập khẩu và chịu phí tổn và rủi ro khi lảm thủ tục hải quan cũng như một số phí tổn phải nộp khi nhập khẩu hàng hóa, thì điều này cần được qui định rõ ràng bằng cách bổ sung thêm từ ngữ cụ thể vào hợp đồng mua bán.

Điều kiện nảy có thẻ áp dụng cho mọi phương thức vận tải, nhưng nếu việc giao hảng diễn ra ở cảng đến trên boong tàu hoặc cầu tàu thì nên sử dụng điều kiện DES hoặc DEQ.

13. DDP – Delỉvered Duty Paid (…named place of destination) – Giao đã nộp thuế (…no,i đến qui định)

Điều kiện DDP (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Delivered Duty Paid” dịch ra tiếng Việt là “Giao đã nộp thuế”) có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua tại địa điểm đến qui định, hàng đã làm xong thủ tục thông quan nhập khẩu và chưa dỡ khỏi phương tiện vận tải chở đến. Người bán không những phải chịu mọi phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng tới nơi đến qui định, mà còn phải thực hiện bất kỳ “nghĩa vụ” nào (ở đây “nghĩa vụ” được hiểu là bao gồm trách nhiệm và các rủi ro về việc làm thủ tục hải quan và trả phí tổn về thủ tục, thuế quan, thuế và các lệ phí khác) liên quan đến việc nhập khẩu ở nước hảng đến.

Nếu điều kiện EXW qui định nghĩa vụ tối thiểu của người bán thì điều kiện DDP qui định nghĩa vụ tối đa của người bán.

Không nên sử dụng điều kiện này nếu người bán không thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm được thủ tục nhập khẩu.

Tuy nhiên, nếu các bên muốn giảm bớt cho người bán nghĩa vụ phải thanh toán một số phí tổn phải trả khi nhập khẩu hàng hóa (như thuế giá trị gia tăng: VAT), thì điều này cần qui định rõ ràng bằng cách bổ sung thêm từ ngữ cụ thể vào hợp đồng mua bán.

Nếu các bên muốn người mua phải chịu mọi rủi ro và phí tổn về việc (làm thủ tục) nhập khẩu thì nên sử dụng điều kiện DDU.

Điều kiện này có thể được sử dụng cho mọi phương thức vận tải, nhưng nếu việc giao hàng tại cảng đến diễn ra trên boong tàu hoặc trên cầu cảng thì nên áp dụng điều kiện DES hoặc DEQ.

(Trên đây là đính nghĩa tóm tắt các thuật ngữ của Incoterms 2000, muốn tìm hiểu chi tiết đè nghị tham khảo trong cuốn “Incoterms 2000” ICC).

Chức năng chính của Incoterms là giải thích việc phân chia trách nhiệm, chi phỉ và rủi ro trong việc giao nhận hàng hóa giữa bên mua vả bên bán. Sơ đồ 1 sẽ giúp các bạn dễ dàng hiểu, nhớ và sử dụng đúng 13 điều kiện nêu trên (xem phụ lục 1).