Lãnh đạo và phong cách lãnh đạo mang đậm bản sắc văn hóa doanh nghiệp

1.  Lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo là chủ đề được quan tâm và nghiên cứu bởi nhiều đối tượng, cả về mặt thực hành và lý luận. Có nhiều lý thuyết về lãnh đạo đã được phát triển trên cơ sở các kết quả nghiên cứu này, và được định hình thành năm quan điểm sau.

Quan điểm hành vi lãnh đạo(behavioral theories) quan tâm đến câu hỏi:

Người lãnh đạo có năng lực hành động như thế nào?

Các  thuyết hành vi tập trung nghiên cứu cách thức hành động của những người lãnh đạo thành công để từ đó chỉ ra những điều người lãnh đạo cần tiến hành khi thực hiện công việc của mình, khi phối hợp với những người khác, khi tham gia vào việc ra quyết định tập thể, tiếp nhận phê bình, khích lệ người khác.

Rõ ràng là, cách thức hành động của người lãnh đạo có ý nghĩa rất quan trọng quyết định uy tín, ảnh hưởng của họ.Kết quả nghiên cứu chỉ ra những cách thức hành động – phong cách lãnh đạo – khác nhau có thể dẫn đến những kết quả khác nhau, trong các trường hợp, hoàn cảnh khác nhau. Người lãnh đạo giỏi là người biết sử dụng những cách thức hành động (phong cách) khác nhau, phù hợp với hoàn cảnh.

Quan điểm lãnh đạo theo hoàn cảnh quan tâm đến câu hỏi:

Bối cảnh có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả lãnh đạo?.

Thực tế cho thấy không có một khuôn mẫu chung để lãnh đạo thành công. Lãnh đạo giỏi là phải biết tuỳ biến. Tư tưởng của các thuyết lãnh đạo theo hoàn cảnh nhấn mạnh đến tính tương thích của phong cách lãnh đạo với hoàn cảnh. Các thuyết theo quan điểm này tập trung nghiên cứu các vấn đề như: Phong cách lãnh đạo nào là phù hợp để ra quyết định thật nhanh? Phong cách nào là phù hợp để có được sự ủng hộ hoàn toàn của những người khác? Lãnh đạo cần tập trung vào con người hay công việc.

Quan điểm tố chất lãnh đạo (trait theories)tập trung vào câu hỏi:

Những  dạng người như thế nào có thể trở thành lãnh đạo giỏi?.

Năng lực lãnh đạo được thể hiện bằng phong cách, trong đó chứa đựng những đặc điểm về tính cách, nhận thức, động cơ, kinh nghiệm, thói quen hành động. Các thuyết về tính cách lãnh đạo cho rằng, lãnh đạo giỏi thường là những người hội tụ được nhiều những tố chất, phẩm chấtnhất định cần thiết mà những người lãnh đạo thành công có.Tố chất lãnh đạo được hình thành trong các giai đoạn phát triển và trưởng thành khác nhau của mỗi người (vô thức và có ý thức), và được hoàn thiện qua rèn luyện.

Quan điểm quyền lực và ảnh hưởng lãnh đạo (power and influence theories)quan tâm đến câu hỏi:

Cái gì là nguồn gốc của quyền lực lãnh đạo?.

Các thuyết theo quan điểm này tập trung nghiên cứu cách những người lãnh đạo sử dụng quyền lực và tác động đến những người khác và hệ thống để làm cho công việc được thực hiện trôi chảy. Năng lực và phong cách lãnh đạo cũng được hình thành từ đó.

Quan điểm chuyển hoá lãnh đạo (transformational leadership) quan tâm đến câu hỏi:

―Sức mạnh của tổ chức được tạo ra từ đâu?.

Trong một tổ chức gồm nhiều người, người lãnh đạo không hành động một mình, và càng nên biến những người khác thành những kẻ theo đuôi một cách thụ động. Người lãnh đạo không nên tự biến mình thành đầu tàu, và người khác thành các toa tàu; mà nên tạo ra một đoàn tàu tự hành. Các thuyết chuyển hoá lãnh đạo tập trung nghiên cứu cách thức tạo ra niềm tin và sức mạnh tập thể (synergy). Thuyết chuyển hoá lãnh đạo chỉ ra rằng lãnh đạo không phải chỉ là có được những phẩm chất lãnh đạo cần thiết, hay biết cách hành động phù hợp trong những hoàn cảnh nhất định, thể hiện vai trò gương mẫu, tiên phong, mà còn cần thiết phải biết lôi cuốn, khích lệ những người khác cùng nhiệt tình tham gia. Để trở thành lãnh đạo giỏi, con người cần nắm vững và làm chủ nhiều yếu tố cần thiết cho việc hoàn thành công việc của mình. Họ không chỉ cần có kỹ năng hoàn thành tốt công việc chuyên môn, mà còn cần có quan điểm, thái độ đúng đắn, biết cách làm việc với người khác (kỹ năng quan hệ liên nhân cách), tạo dựng được lòng tin, sự tự nguyện công hiến của từng cá nhân trong các quyết định và hành động tập thể để đạt tới mục tiêu chung.Người lãnh đạo theo quan điểm chuyển hoá là những người nhiều khát vọng và tạo được niềm tin ở nhiều người.

Những người lãnh đạo theo quan điểm chuyển hoá lãnh đạo thành công trong hầu hết các hoàn cảnh, bởi họ hàng động với sức mạnh không phải của một cá nhân, mà sức mạnh và trí tuệ của một tập thể lãnh đạo.

2. Lãnh đạo và quản lý

Theo định nghĩa, lãnh đạo năng lực định hướng và điều khiển người khác hành động để thực hiện những mục đích nhất định. Lãnh đạo là khả năng gây ảnh hưởng đối với người khác, khả năng buộc người khác phải hành động theo ý muốn của mình. Một cách tích cực hơn, Koontz định nghĩa lãnh đạo là quá trình tác động đến con người để làm cho họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu trong việc đạt đến các mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là hướng dẫn, điều khiển, ra lệnh và làm gương. Lãnh đạo là nghệ thuật. Từ định nghĩa này, năng lực lãnh đạo không còn là một yếu tố thuần tuý cá nhân, mà còn chứa đựng những đặc trưng quan trọng của quan hệ xã hội trong tổ chức. Xây dựng năng lực lãnh đạo của người quản lý không phải chỉ thuần tuý là quá trình tự tu dưỡng bản thân mà còn là những nỗ lực xây dựng và phát triển một nền văn hoá tổ chức mạnh, phù hợp hoàn cảnh và triết lý kinh doanh, quản lý của tổ chức.

Quản lý hành động phối hợp mọi người để cùng nhau hoàn thành những mục đích nhất định bằng các sử dụng những nguồn lực hữu dụng một cách hữu ích và hiệu quả. Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách làm việc với con người và thông qua con người cùng với các nguồn lực khác. Quá trình này bao gồm một hệ thống các hoạt động có định hướng, gắn kết, tiếp diễn nhau hướng tới mục tiêu của tổ chức; trong đó con người đóng vai trò quyết định trong việc khai thác và sử dụng các nguồn lực khác của tổ chức trong quá trình đạt đến mục tiêu. Hoạt động quản lý được tiến hành thông qua việc thực hiện 5 chức năng cơ bản sau: Hoạch định + Tổ chức + Định biên + Điều hành + Kiểm soát. Các nguồn lực huy động và sử dụng trong quản lý bao gồm 4 nguồn lực: con người (nguồn nhân lực) + tài chính (nguồn lực kinh tế) + phương tiện kỹ thuật (nguồn lực công nghệ) + tài nguyên thiên nhiên (nguồn lực tự nhiên).

Giữa lãnh đạo và quản lý có mối liên hệ mật thiết. Tuy nhiên, lãnh đạo và quản lý vẫn là hai khái niệm khác nhau, Bảng 4.2.

Người quản lý cần có năng lực lãnh đạo, người lãnh đạo không nhất thiết phải nắm giữ cương vị quản lý. Dù không nắm giữ cương vị quản lý, mỗi cá nhân vẫn có thể trở thành một nhà lãnh đạo để đóng góp sức mình cho việc thực hiện mục tiêu của tổ chức, Minh hoạ 4.1.

Vậy, một tổ chức cần có người quản lý hay người lãnh đạo? Tổ chức chỉ có người quản lý, không có người lãnh đạo sẽ hoạt động như thế nào? Ngược lại, tổ chức sẽ hoạt động ra sao khi có nhiều người lãnh đạo và rất ít hoặc không có người quản lý? Ý kiến của bạn như thế nào khi đọc bài viết giới thiệu trong Minh hoạ 4.2?

Lãnh đạo luôn gắn với quyền lực. Năng lực lãnh đạo được thể hiện, được khẳng định và củng cố bằng quyền lực. Năng lực lãnh đạo cũng được xác định và thể hiện thông qua phong cách lãnh đạo; đó là cách thức một người sử dụng quyền lực để gây ảnh hưởng đối với người khác. Hiệu lực lãnh đạo phụ thuộc rất nhiều vào động lực của người lãnh đạo và đối tượng lãnh đạo.

Minh hoạ 4.1: Lãnh đạo khi không có chức vụ

Cho dù bạn là một nhà quản lý, một nhân viên tác nghiệp hay một người hành nghề tự do, lúc nào đó bạn phải nghĩ đến việc tạo được ảnh hưởng hoặc thậm chí là cải thiện hiệu quả làm việc của những người không phải là thuộc cấp của bạn. Có một số nguyên tắc cơ bản có thể giúp ích cho bạn để lãnh đạo khi không có chức vụ. Những nguyên tắc này cũng rất hiệu quả cả trong trường hợp bạn đang có thực quyền. Những nguyên tắc đó là như sau.

  1. Hãy lan truyền lòng nhiệt tình với công việc. Mỗi công việc, mỗi dự án và hoạt động có những điểm độc đáo mà khi tôn trọng những đặc điểm đó thì sự đam mê sẽ được củng cố một cách tự nhiên. Nếu điều thực sự thúc đẩy bạn chính là sự đam mê và bạn để cho mọi người nhận thấy điều đó, hầu hết họ sẽ hướng tới mục tiêu của bạn một cách có tổ chức.
  2. Thể hiện sự xuất sắc mà không tự mãn hay trông chờ sự công nhận. Chịu đựng cái tôi của người khác luôn là một điều rất khó, cho dù cái tôi cá nhân đó đã lớn hoặc đang lớn dần lên. Khi một người có cái tôi lớn là người quản lý trực tiếp của bạn thì bạn chỉ nên tránh va chạm và làm hết sức mình cho dù khó chịu đến đâu. Bạn sẽ không phung phí thời gian để tuân theo một người như thế nếu người đó không thực sự có quyền quản lý đối với bạn.

Những cái tôi luôn đòi hỏi có những cách riêng để trở thành trung tâm và ngụy tạo sự xuất sắc trong công việc. Nếu mọi người nhận thấy người lãnh đạo chỉ đang cố tìm kiếm sự công nhận thì điều tốt nhất mà người lãnh đạo ấy có thể nhận được sẽ chỉ là những tràng pháo tay giả vờ. Những người lãnh đạo hay đòi hỏi thường ít khi tạo được nguồn cảm hứng khuyến khích người khác.

  1. Đừng quá coi trọng kết quả. Nhà lãnh đạo không có chức vụ thường bị nghi ngờ khi họ hành động giống như đội trưởng hơn một nhà khoa học ham tìm hiểu. Cả hai biết rằng kết quả là quan trọng nhưng nhà khoa học không quá coi trọng kết quả vì họ lãnh đạo trong bình lặng. Trong khi đó đội trưởng, cho dù không bị thúc đẩy bởi cái tôi cá nhân, lại chú trọng vào kết quả.

Nhìn chung, người lãnh đạo không có chức vụ thực sự phải là người ham hiểu biết hơn là người hay soi xét. Sự khác biệt này không dễ nhận thấy, và đừng cố thể hiện theo cách của nhà khoa học một cách giả tạo. Những người thể hiện hiện điều đó một cách thực sự sẽ là những nhà lãnh đạo không chức vụ rất hiệu quả và cũng là những giáo viên giỏi.

Steven DeMaiođăng trên Harvard Business Publishing

Tuanvietnam.net, 30/07/2009 (Nguyễn Tuyếndịch)

3. Năng lực lãnh đạo

Năng lực lãnh đạo được phản ánh thông qua năm khía cạnh sau: (1) quản lý bản thân; (2) lãnh đạo người khác; (3) quản lý công việc; (4) sá ng tạo; và (5) trách nhiệm xã hội.

Quản lý bản thân (làm chủ bản thân, tự quản lý) là hiểu rõ những giá trị, điểm mạnh, điểm yếu và có khả năng làm chủ trạng thái tình cảm và hành vi của bản thân. Người lãnh đạo luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, không ngừng học hỏi, cầu thị,  dũng cảm thừa nhận khi mắc sai lầm, mong muốn và sẵn sàng tiếp thu ý kiến đóng góp. Họ là những người có khả năng đương đầu với những hoàn cảnh nhiều sức ép, thử thách, và có khả năng duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Minh hoạ 4.2: Mỗi cá nhân là một nhà lãnh đạo

Đã không ít lần từ ―lãnh đạo bị sử dụng không chính xác. Có một sự thật khá buồn là bản thân nhiều chuyên gia kinh doanh thường không nhìn nhận mình với vai trò một nhà lãnh đạo, chủ yếu bởi bấy lâu nay từ lãnh đạo thường gắn chặt với những người ở các vị trí có thẩm quyền.

Gần đây, có người tâm sự với tôi rằng: “Tôi không nhận thấy mình là một lãnh đạo. Vì thế, tôi cảm thấy không thoải mái, thậm chí là áp lực khi bị gắn với danh hiệu đó, nó dường như không phải là điều tôi từng tự mình đạt được”. Đây là một nhận thức hết sức nguy hiểm, và hoàn toàn trái với những gì mà tân Tổng thống Obama kêu gọi trong bài phát biểu nhậm chức của ông.

Nếu vì bất kì lý do gì, bạn nghĩ rằng mình không phải là một nhà lãnh đạo, hãy cho tôi một hai phút chỉ cho bạn xem một vài dẫn chứng có thể giúp cách nhìn nhận của bạn khác đi đôi chút. Bạn có biết bất kì ai đang đảm nhiệm vai trò quản lý mà hoàn toàn không biết làm cách nào để huy động nhân lực hướng tới các mục tiêu quan trọng? Bạn có biết người nào không hề nắm trong tay quyền lực nhưng lại rất có tài trong việc lãnh đạo người khác? Tôi thì đoán rằng câu trả lời của bạn là Có trong cả hai trường hợp.

Nói tới năng lực lãnh đạo không nhất thiết phải nói tới địa vị; lại càng không phải nói về phạm vi nghề nghiệp, về giới, hay về văn hóa dù không thể phủ nhận là cách thức bộc lộ khả năng lãnh đạo bị ảnh hưởng phần nào bởi những nhân tố này khác.

Ai đó có thể nói: Nhưng tôi không có tài năng. Làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo hoạt động hiệu quả, theo đúng cách thức phù hợp với bản chất con người bạn và người mà bạn muốn trở thành? Để trả lời câu hỏi học búa này, hãy tiếp tục hỏi mình câu thứ hai: Liệu bạn có thể dạy ai đó khả năng hay tố chất lãnh đạo? Hoàn toàn không, đó là nhiệm vụ bất khả thi.

Nhưng điều mà bạn có thể làm  thậm chí phải làm là học cách lãnh đạo. Ngay cả đối với những người luôn cho rằng mình là lãnh đạo vẫn cần phải thường xuyên rèn luyện để trở nên tốt hơn.

Lãnh đạo là một môn nghệ thuật trình diễn, và không bao giờ bạn có thể đạt đến cái đích hoàn hảo. Nó

giống như thể thao hay âm nhạc. Hãy nghĩ đến một vận động viên hay một nhạc sĩ ưa thích của bạn. Liệu ở độ tuổi 17, người đó có xuất sắc như khi ở độ tuổi 32? Có lẽ là không; những nhà biểu diễn vĩ đại là những người suốt đời cống hiến bản thân mình để nâng cao khả năng.

Và cũng tương tự như vậy khi xét dưới góc độ của một nhà quản lý. Những người giỏi nhất bao giờ cũng là những người không ngừng học hỏi, bởi họ luôn muốn tạo ra sự khác biệt.

Bạn phải lựa chọn việc trở thành một nhà lãnh đạo. Nói thì dễ hơn làm, nhưng bản chất của sự thật

bao giờ cũng vậy, luôn luôn giản dị. Trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn chính là đi theo sự kêu gọi của tư duy, của lý trí.

Tôi xin khẳng định là bạn có thể phát triển khả năng lãnh đạo của mình, và nếu bạn muốn thì dù cho có bao nhiêu các sếp đang đứng trên bạn, điều đó cũng không quan trọng. Vậy ai có thể là người ngăn bạn lại? Chỉ có duy nhất một, nếu muốn nhìn thấy, bạn hãy tự mình soi vào gương.

Stew Friedman trên Harvard Business Publishing-

Tuanvietnam.net, 21/03/2009 (Tuyết Landịch)

Lãnh đạo người khác đòi hỏi phải phát huy được hết tiềm năng của họ, biết khơi dậy động lực ở họ để đạt đến mục tiêu chung. Những người lãnh đạo phải biết cách quản lý việc tiến hành công việc của từng người và của nhóm, hiểu rõ động thái trong nhóm và biết cách xây dựng nhóm đoàn kết. Họ biết lắng nghe và giao tiếp tốt để thuyết phục người khác và xây dựng lòng tin ở những người khác. Họ biết cách cảm thông, chia sẻ với hoàn cảnh của người khác, có khả năng hoá giải những mâu thuẫn, xung đột theo cách thức được mọi người tôn trọng.

Minh hoạ 4.3: Học cấp tốc về khả năng lãnh đạo: 5 bƣớc

Sếp bạn muốn bạn nâng cao khả năng lãnh đạo của mình, bạn sẽ làm gì khi bạn cảm thấy không tự tin lắm? Gill Corkindale sẽ đưa ra 5 bước sau giúp bạn củng cố lại và tự tin vào năng lực của mình.

Những băn khoăn

Phần lớn các nhà quản lý phải đối mặt với thời điểm quan trọng khi họ không dựa được vào những kỹ năng nghề nghiệp để thăng tiến trên những nấc thang danh vọng.

Họ phải cho đi tất cả những gì họ biết và bị người khác điều khiển. Một vài người cảm thấy việc đó giống như đất đang nứt ra dưới chân họ.

Tất cả những điều quen thuộc không còn và bạn phải tự thành thạo toàn bộ những kỹ năng mới.

Nếu bạn xây dựng sự nghiệp của mình chỉ bằng cách hoàn thành danh sách công việc phải làm mỗi ngày, điều đó thật kinh khủng.

Khi không còn nhiệm vụ để hoàn thành, không có bằng chứng của sự gia tăng giá trị, liệu bạn còn có nghề nghiệp nữa không? Khi bạn cần thể hiện năng lực bản thân nhất thì sự tự tin của bạn về chúng lại bị giảm đến mức thấp nhất.

Nếu bạn lâm vào tình trạng đó sẽ như thế nào? Bạn có thể làm được gì trong trường hợp

bất trắc này, khi sếp đòi hỏi bạn phải thể hiện khả năng lãnh đạo hơn nữa? Điều này nghĩa là gì?

Nếu may mắn, bạn có thể tìm thấy một cố vấn dày dạn kinh nghiệm hoặc được gửi đi tham dự một khoá đào tạo Giám đốc Điều hành.

Nhưng chắc chắn, bạn sẽ học được những điều bạn có thể làm từ đồng nghiệp hay qua quá trình tham khảo hàng trăm quyển sách kinh doanh nói về khả năng lãnh đạo.

Khi còn là fan hâm mộ cuồng nhiệt Peter Senge, Warren Bennis, Stephen Covey…, tôi vẫn ngờ rằng họ không thực sự là những nhà quản lý bận rộn trong sự nghiệp của họ.

Bạn có thể trở thành một nhà lãnh đạo lừng lẫy, đáng tin cậy, có kinh nghiệm dày dặn hay là người chẳng làm được việc gì khi mọi người đang chủ định quan sát những bước lãnh đạo đầu tiên của bạn?

Giải pháp

Theo tinh thần này, tác giả bài viết đã soạn một cẩm nang hướng dẫn đơn giản và dễ hiểu về khả năng lãnh đạo. Đó là công trình dựa trên hàng trăm cuộc trò chuyện đúc rút kinh nghiệm với các nhà quản lý đã từng đối mặt với sự chuyển đổi đầy khó khăn này.

Khả năng này bao gồm năm bước thực tiễn:

    1. Nhận thức.

Cần hiểu rõ bản thân và hoàn cảnh của bạn. Biết được ưu điểm, nhược điểm và những nhu cầu phát triển của chính mình.

Nếu bạn không có thời gian để xây dựng kỹ năng, hãy tập hợp những người có khả năng bổ sung cho bạn trong cùng nhóm làm việc.

Hãy ý thức được về tổ chức và những người bạn đang lãnh đạo.

Ví dụ: Nếu bạn chuyển từ một công ty mới mở sang làm cho một doanh nghiệp lâu năm, con người và những qui tắc can thiệp sẽ rất khác nhau.

    1. Có kế hoạch.

Hãy tự hiểu rõ mình đang làm gì.

Một định nghĩa tuyệt vời về khả năng lãnh đạo là khả năng có những người ủng hộ mình. Nếu bạn không tạo ra được một sụ khẳng định về tương lai, sẽ không có ai ủng hộ bạn.

    1. Xây dựng các mối quan hệ.

Hãy thể hiện bản thân nhiều hơn. Một nhà lãnh đạo phải hoàn thiện mọi thứ thông qua những người khác, vì vậy các mối quan hệ là cần thiết.

Hãy dành thời gian để hiểu thêm về sếp và cấp dưới. Nói ít hơn, lắng nghe nhiều hơn và ghi nhớ những chi tiết mà mọi người nói. Đầu tư thời gian để hiểu về vai trò, ý tưởng, và tính cách của những người xung quanh bạn.

Điều này giúp bạn tạo dựng được một mạng lưới vững chắc, những đồng minh hợp tác, những nhân viên được khuyến khích và một thiện chí cá nhân.

    1. Phân bổ công việc.

Hãy hoàn thành mọi thứ. Cho dù công việc của bạn thuộc ngành nào, bạn cũng cần thể hiện khả năng và kết quả lãnh đạo của mình.

Vì thế, cho dù đó là một sản phẩm tốt hơn hay một dịch vụ được cải thiện, lợi nhuận cao hơn hay giá cổ phiếu cao hơn, luôn luôn bảo đảm rằng công việc được phân bổ hợp lý.

    1. Là ngƣời chính trực.

Hãy giữ đúng những giá trị của bạn. Giá trị của bạn cho biết bạn là ai và tại sao những người khác nên làm việc cho bạn.

Điểm quan trọng là các giá trị phải thực tế chứ không phải là viết ra hay thỉnh thoảng bàn

luận về chúng. Hãy tự mình nêu gương thật thà, chân thực, minh bạch, đáng kính trọng và bền bỉ.

Trên đây là những nguyên tắc cơ bản về lãnh đạo theo quan điểm của tôi. Bạn có đồng ý với những quan điểm này?

Phải chăng đây là sự đơn giản hoá quá mức hay là sự tinh giản có thể chấp nhận được về một chủ đề đã trở nên quá lý thuyết? Đây có phải thời điểm cho một chiến dịch làm sáng tỏ năng lực lãnh đạo hay đó vẫn chỉ là một vấn đề phức tạp và đầy thách thức?

Gill Corkindale, đăng trên tạp chí Harvard Business Review

Theo tuanvietnam.net,05/11/2007

Quản lý công việc đòi hỏi phải có kiến thức và kinh nghiệm để có thể chỉ dẫn cho các những người khác cách thức đạt đến mục tiêu. Người lãnh đạo cần tham gia trực tiếp vào quá trình giải quyết vấn đề, phân công, phân quyền, quản lý thời gian và nguồn lực, biết cách khắc phục những trở ngại trong quá trình thực hiện. Họ luôn phấn đấu vì mục tiêu đã định và phản hồi thông tin về tiến trình để đảm bảo mọi thành viên đều có thể tham gia đóng góp một cách tích cực vào kết quả chung.

Sáng tạo đòi hỏi phải có cách tư uy tích cực, mới mẻ khi sáng tạo và cân nhắc những rủi ro tiềm tàng. Người lãnh đạo phải có tầm nhìn vươn ra xa hơn những công việc hiện thời của nhóm. Điều đó đòi hỏi họ phải biết khai thác và lồng ghép những viễn cảnh khác nhau và nhận ra được những những cơ hội bất thường ẩn chứa trong những biểu hiện bình thường.

Tinh thần trách nhiệm xã hội đòi hỏi phải hành động một cách chính trực, trung thực, và công bằng. Người lãnh đạo phải hành động vì lợi ích của nhiều người, thể hiện thái độ trân trọng và thiện tâm đối với các cá nhân và những quan điểm, cách nhìn khác. Họ phải tạo lập được một bầu không khí văn hoá tổ chức đề cao các chuẩn mực đạo đức và tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân đối với con người, tổ chức và xã hội. Người lãnh đạo thấm nhuần tinh thần đạo đức kinh doanh sẽ nhận thức được rõ ràng và tự giác hành động theo những chuẩn mực hành vi đạo đức xã hội phổ biến cũng như những giá trị, triết lý, nguyên tắc và chuẩn mực hành vi đạo đức của đơn vị,  tôn trọng và thực hiện đúng những giao ước, cam kết đạo đức của mình đối với đơn vị và tổ chức.

4. Phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là một nhân tố rất quan trọng mà người quản lý có thể sử dụng trong việc định hình và phát triển văn hoá công ty cho một tổ chức. Phong cách lãnh đạo được quyết định bởi nhiều yếu tố như tính cách, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, quan điểm và thái độ, đặc trưng kết cấu tổ chức (tính chất công việc, cơ cấu quyền lực) và văn hoá tổ chức (mối quan hệ, truyền thống, triết lý tổ chức). Phong cách lãnh đạo được thể hiện dưới nhiều biểu hiện khác nhau.

Phong cách lãnh đạo trong một tổ chức có thể có ảnh hưởng quan trọng đến việc lựa chọn hành vi tác nghiệp của nhân viên. Căn cứ vào khả năng tự chủ và khả năng quản lý mối quan hệ Daniel Golemanđã đưa ra cách phân loại phong cách lãnh đạo thành sáu kiểu. Minh hoạ 4.4.

Minh hoạ 4.4: Sáu phong cách lãnh đạo của GOLEMAN

Phong cách gia trưởng đòi hỏi cấp dưới tuân thủ tức thì các mệnh lệnh và rất coi trọng thành tích, sáng kiến và tính biết kiềm chế. Phong cách này rất thích hợp trong các hoàn cảnh khẩn cấp, khủng hoảng hoặc cải tổ. Tuy nhiên, nó cũng có thể tạo nên một bầu không khí nặng nề và thụ động trong tổ chức.

Phong cách uỷ thác khích lệ cấp dưới theo đuổi hoài bão, mục tiêu lâu dài, tạo môi trường năng động, chấp nhận thay đổi. Đây là phong cách lãnh đạo được coi là có tích cực và có kết quả nhất, do tạo ra bầu không khí tích cực trong tổ chức.

Phong cách bằng hữu đánh giá cao sự nhiệt tình, mong muốn của cấp dưới và chủ yếu dựa vào mối quan hệ gắn bó và sự tin cậy để khích lệ tính năng động, sáng tạo và sự mạo hiểm của họ.

Phong cách dân chủ hường chú trọng đến sự tích cực và vai trò của nhóm, tập thể để đi đến quyết định tập thể. Phong cách lãnh đạo này rất quan tâm đến việc tăng cường thông tin và giao tiếp trong tổ chức và việc tạo bầu không khí thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu.

Phong cách nhạc trưởng thường tạo ra bầu không khí bất lợi do những yêu cầu đặt ra là quá cao. Phong cách này chỉ thích hợp để quản lý những người nhiều tham vọng, trọng thành tích và có sức sáng tạo; và nhanh chóng đạt được thành tích.

Phong cách bề trên tạo lập một bầu không khí tích cực qua việc tính cực hỗ trợ cho nhân viên trong việc hình thành năng lực cần thiết để đạt được thành công lâu dài, tin cậy giao phó trách nhiệm, và rất khéo léo trong khi giao việc những khó khăn.

Trong thực tế, những người lãnh đạo giỏi không chỉ áp dụng một phong cách lãnh đạo mà họ vận dụng rất khéo léo và linh hoạt nhiều phong cách vào từng hoàn cảnh cụ thể. Lý thuyết về lãnhđạo khái quát thành 10 phong cách điển hình sau đây

Phong cách chuyên quyền, độc đoán (autocratic leadership)

Phong cách chuyên quyền là một biểu hiện rất đặc trưng của tư tưởng lãnh đạo tập quyền, trong đó người lãnh đạo có quyền lực tuyệt đối đối với những người khác và nhóm. Những thành viên nhóm hầu như không có cơ hội đề xuất ý kiến ngay cả khi điều đó có thể mang lại lợi ích cao nhất cho nhóm hay cho toàn tổ chức.

Phong cách quân phiệt (transactional leadership)

Phong cách quân phiệt cho rằng mọi thành viên cần phải phục tùng tuyệt đối mọi quyết định của người lãnh đạo. Thưởng và phạt được xác định dựa vào mức độ tuân thủ mệnh lệnh và nỗ lực của người thực hiện. Không có nhiều sự hài lòng trong công việc. Thành viên có thể được giao quyền tự quyết ở mức độ nhất định, nhưng chủ yếu là để hoàn thành nhiệm vụ với kết quả tốt hơn, năng suất cao hơn.

Phong cách quan phiệt thực chất là phong cách quản lý, không phải phong cách lãnh đạo, bởi quá chú tâm vào các công việc/nhiệm vụ trước mắt, ngắn hạn.

Phong cách thủ lĩnh (charismatic leadership)

Phong cách thủ lĩnh có nhiều điểm gần giống phong cách chuyển hoá lãnh đạo ở điểm họ gây dựng được sự nhiệt tình ở nhiều thành viên khác và rất tích cực thôi thúc mọi người tiến lên. Tuy nhiên, những người lãnh đạo mang phong cách thủ lĩnh thường đặt nhiều niềm tin vào bẩn thân mình hơn là vào những người khác. Điều đó dẫn đến nguy cơ trì trệ, rối loạn, thậm chí sụp đổ, khi người lãnh đạo rời bỏ cương vị.

Phong cách hành chính, quan liêu (bureaucratic leadership)

Những người có phong cách hành chính, quan liêu là những người lãnh đạo rất nguyên tắc, ―giáo điều‖. Họ tuân thủ quy định một cách máy móc. Phong cách này phù hợp với những công việc đòi hỏi sự chính xác ở mức độ cao trong tiến trình thực hiện, như vận hành hệ thống máy móc, làm việc với hoá chất độc hại, ở nơi nguy hiểm, nhiều rủi ro đòi hỏi sự an toàn cao.

Phong cách vì công việc (task-Oriented leadership)

Những người lãnh đạo theo phong cách vì công việc luôn tập trung vào một mục đích là làm cho công việc được thực hiện một cách suôn sẻ. Phong cách này có thể hơi độc đoán. Mối quan tâm chính của những ngời lãnh đạo vì công việc là xác định nhiệm vụ, phân công công việc, thiết lập cơ chế, xây dựng kế hoạch, tổ chức nguồn lực và điều hành, chỉ đạo viẹc thực thi. Họ ít để tâm đến những điều khác, trong đó có lợi ích của những người khác, vì vậy không dễ dàng tạo ra động lực và nuôi dưỡng bầu không khí thoải mái trong nhóm.

Phong cách định hướng con người, định hướng mối quan hệ(people-oriented leadership hay relations-oriented leadership)hay phong cách đạo đức

Phong cách định hướng con người, định hướng mối quan hệ, gọi theo cách tiếp cận VHDN là phong cách đạo đức, trái ngước với phong cách vì công việc. Những người lãnh đạo theo phong cách đạo đức dành mọi nỗ lực vào việc sắp xếp, hỗ trợ và phát triển các thành viên nhóm. Phong cách đạo đức coi trọng sự tham gia, vì vậy rất tích cực trong việc tạo động lực cho các thành viên nhóm và xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa họ.

Trong thực tiễn, những người lãnh đạo luôn cố gắng sử dụng kết hợp hai phong cách vì công việc và đạo đức.

Phong cách dân chủ (democratic leadership hay participative leadership)

Mặc dù người lãnh đạo có trách nhiệm ra quyết định cuối cùng, người mang phong cách dân chủ vẫn luôn kêu gọi những người khác cùng tham gia quá trình ra quyết định. Điều đó không chỉ làm tăng thêm sự hài lòng đối với công việc ở mọi người, mà còn giúp họô phát triển năng lực của họ. Họ có cảm giác được làm chủchính số phận của  mình, vì vậy họ có nhiều động lực để nỗ lực và cống hiến.

Phong cách phục vụ (servant leadership)

Nếu một ai đó trong tổ chức, dù bất kỳ ở cương vị nào, có thể gây ảnh hưởng điều khiển đối với người khác bằng cách đáp ứng được mọi yêu cầu của người khác, người đó được gọi là lãnh đạo theo phong cách phục vụ. Trong một số trường hợp, người lãnh đạo có vị trí trong tổ chức thấp hơn (những) người khác. Quản lý ngược(up –management) là khái niệm được sử dụng trong trường hợp này.

Phong cách phục vụ được coi là một hình thức của phong cách dân chủ bởi luôn lôi cuốn sự tham gia của những người khác vào việc ra quyết định.

Phong cách này có thể thể phát huy hiệu lực ở những tổ chức đang phát triển bằng những ý tưởng và giá trị mới, phù hợp hoàn cảnh, nhưng mất tác dụng khi những người quản lý hay tổ chức đang áp dụng những phong cách lãnh đạo khác.

Phong cách tự chủ (laissez-faire leadership)

Những người lãnh đạo theo phong cách tự chủ (tự quản) thường cho phép các thành viên của nhóm có quyền tự do hành động. Người lãnh đạo chỉ đóng vai trò điều phối, chỉ đạo về mục tiêu cần đạt tới và thường xuyên theo dõi, phản hồi cho các thành viện nhóm về tiến trình thực hiện và kết quả đạt được. Phong cách này rất phù hợp với những nhóm gồm những người rất nhiều kinh nghiệm, giỏi tay nghề, tính tự chủ cao.

Phong cách chuyển hoá lãnh đạo (transformational leadership)

Phong cách chuyển hoá lãnh đạo là phong cách của những người lãnh đạo thực sự, bởi họ luôn khích lệ các thành viên qua việc cùng nhau chia sẻ tầm nhìn tương lai. Họ là người truyền cảm hứng cho người khác, và là những người luôn cần đến và luôn mong muốn đón nhận sự trợ giúp của những khác để hoàn thành những mục tiêu lớn hơn.

Thực tế, trong tổ chức cần đến sự tồn tại của hai phong cách đồng thời: phong cách quân phiệt (người quản lý) để đảm bảo công việc hằng ngày được hoàn thành một cách chắc chắn, và phong cách chuyển hoá lãnh đạo để quán xuyến công việc, tìm kiếm sự sáng tạo trong quá trình thực hiện để tạo ra thêm nhiều giá trị gia tăng.

Những người lãnh đạo giỏi là những người luôn biết điều chỉnh phong cách cho phù hợp với hoàn cảnh, công việc và con người. Để lãnh đạo giỏi, yếu tố mấu chốt là phải tạp được lòng tin (trust)và sự cân đối giữa nhu cầu của tổ chức và mong muốn của nhóm.

5. Phong cách quản lý

Phong cách quản lý phong cách lãnh đạo thể hiện trong hoạt động điều hành, thông qua phương pháp và công cụ quản lý.

Phong cách quản lý=Phong cách lãnh đạo + Phương pháp quản lý

Tất cả những người quản lý đều hiểu rất rõ rằng họ có thể gây ảnh hưởng đến quyết định đến những người khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra rằng họ có thể ảnh hưởng đến phong cách tổ chức. Người lãnh đạo có thể tạo ra, củng cố, thay đổi, hay hoà nhập các giá trị và triết lý văn hoá cá nhân vào văn hoá tổ chức. Những người lãnh đạo có ý thức xây dựng văn hoá doanh nghiệp thường là những người quản lý cấp cao; tuy nhiên, trong nhiều trường hợp họ cũng có thể là bất kỳ ai có khả năng gây ảnh hưởng đến tổ chức các nhân cách then chốt. Nhận ra được khả năng này ở bản thân và ở những người khác có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và phát triển bản sắc văn hoá công ty.

Trong thực tiễn, tổ chức không chỉ tồn tại các cá nhân với vai trò giống nhau. Các nhân cách then chốt luôn là hạt nhân của một nhóm người  có thể là một nhóm chính thức hay phi-chính thức, nhưng cũng có thể đơn thuần chỉ là một nhóm cá nhân. Do sự hạn chế của tầm quản lý  và do việc phân quyền (phân cấp ra quyết định và quản lý), những người quản lý cấp cao không thể xây dựng và duy trì mối quan hệ quản lý trực tiếp, thường xuyên đối với tất cả các thành viên tổ chức. Vì vậy, họ không thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến từng cá nhân thành viên tổ chức bằng các quyết định tác nghiệp hay đạo đức hàng ngày. Tuy nhiên, những người quản lý cấp cao có thể gây ảnh hưởng bằng phong cách quản lý và thông qua những hạt  nhân  của nhóm, tiếp tục thể hiện phong cách và nh hưởng của mình đến nhóm và các cá nhân. Bằng cách đó, phương châm hành động của người quản lý sẽ có ảnh hưởng đến phong cách của các nhân cách then chốt, và theo phản ứng dây chuyền‖ là đến các thành viên khác của tổ chức.

Minh hoạ 4.5: Ba triết lý quản lý kinh doanh

Nhà phân phối rau quả tươi Andrew & Wiliamson Sales phát hiện ra rằng lượng nho đông lạnh nhập từ Mexico nằm ế ẩm ở các kho hàng thuộc San Diego đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. Lệ phí lưu kho tăng cao đã đẩy công ty vào tình thế bất lợi về tài chính. Để biến gánh nặng chi phí này thành lợi nhuận, người quản lý bán hàng đã đưa ra một kế hoạch xử lý bằng cách bán hạ giá số nho đông lạnh tồn đọng này cho các quán ăn nhẹ và cửa hàng giải khát ở các trường học trong và ngoài khu vực, bất chấp quy định của luật pháp liên bang (Mỹ) yêu cầu tất cả các loại hoa quả cung cấp cho các trường học đều phải là sản phẩm sản xuất trong nước. Để ―lách‖ qua luật pháp, những người quản lý công ty Andrew & Wiliamson đã quyết định ―sang tên‖ sản phẩm nho sản xuất ở Mexico thành nho sản xuất trong nước và bán chúng qua tay ba đại lý thực phẩm độc lập.

Kế hoạch này xem ra có vẻ ổn thoả, cho đến khi hàng trăm học sinh của một số trường học ở bang Michigan bị mắc dịch viêm gan. Một đoàn thanh tra của chính phủ đã nhanh chóng tìm ra nguồn gốc bệnh dịch, tất cả những học sinh này đã đều ăn loại nho đông lạnh bán trong căng-tin nhà trường xuất ra từ kho hàng của hãng Andrew & Wiliamson. Công ty đã buộc phải thừa nhận hành vi phạm pháp của mình khi làm sai lệch nguồn gốc xuất sứ. Những người quản lý công ty chịu trách nhiệm về vấn đề này đã phải ra toà. Công ty Andrew & Wiliamson đã phải chịu bồi thường và phải khắc phục những hậu quả gây ra từ tai hoạ này. Tình trạng tài chính đã không được cải thiện như ý muốn, mà ngược lại càng trở nên khó khăn hơn. Những thông tin trên báo chí, truyền hình và sự tấn công của các hãng đối thủ làm cho uy tín công ty bị giảm mạnh. Công việc kinh doanh của công ty trở nên khó khăn hơn do chính cách nhìn thiển cận và quyết định sai lầm của người quản lý dẫn đến hành vi kinh doanh thiếu đạo đức này.

Parker Brothers là một công ty chuyên sản xuất đồ chơi của Mỹ rất có uy tín sau gần một thế kỷ gây dựng cơ nghiệp. Cuối những năm 1970, công ty đã tung ra thị trường một sản phẩm đồ chơi ghép hình tên gọi là Riviton. Sản phẩm mới của công ty rất thành công; gần nửa triệu trẻ em đã mua sản phẩm này; doanh thu đạt mức xấp xỉ 8 triệu đôla mỗi năm. Rồi một biến cố xảy ra. Một bé trai 4 tuổi ở Wisconsin đã bị chết do nghẹt thở vì nuốt phải một mảnh ghép, sau nhiều tháng sử dụng thứ đồ chơi ưu thích này. Người cha cậu bé cũng không hiểu nổi tại sao tai nạn này lại có thể xảy ra. Bất hạnh này dần bị lãng quên. Parker tiếp tục thành công với Riviton trên thị trường. Doanh số lúc này đã tăng lên trên 10 triệu đôla. Nhưng chưa đầy một năm sau, tai nạn thứ hai tương tự xảy ra. Lập tức Parker cho ngừng sản xuất và thu hồi toàn bộ sản phẩm Riviton trên thị trường, cho dù Uỷ ban về An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSC) chưa lên tiếng. Theo giám đốc Barton, lý do công ty loại bỏ loại mặt hàng đang rất thành công này đơn giản chỉ vì Chẳng lẽ chúng tôi ngồi chờ tai nạn thứ ba xảy ra hay sao.

Công ty General Mills luôn được tôn trọng là một công ty có tư cách đạo đức do sự phấn đấu không ngừng trong việc duy trì phương châm tôn trọng đạo đức dù đã trải qua nhiều biến đổi quan trọng về tổ chức như sáp nhập, mở rộng. Cả bảy thế hệ lãnh đạo công ty đều kiên trì cam kết tôn trọng các giá trị, triết lý đạo đức đã được đặt ra từ những ngày đầu lập nghiệp. Chính vì điều đó, các quyết định liên quan đến đạo lý của họ trở nên đơn giản và rõ ràng hơn. Phòng pháp lý luôn khuyến nghị ban lãnh đạo công ty không nên thực hiện bất kỳ hoạt động nào có thể gây ra rắc rối về mặt pháp lý.

Phong cách lãnh đạo mang triết lý văn hoá(ethical leadership) có thể được định nghĩa bằng công thức sau:

Phong cách lãnh đạo mang bản sắc văn hoá =Năng lực lãnh đạo +Phương châm hành động Văn hoá doanh nghiệp.

Năng lực lãnh đạo của một người phụ thuộc vào quyền lực họ có và năng lực khai thác, sử dụng chúng. Yếu tố quyết định năng lực lãnh đạo ví dụ như vị trí chính thức trong hệ thống quyền lực của tổ chức (tài lực), năng lực chuyên môn và năng lực hoàn thành công việc (trí lực), tư cách đạo đức và mối quan hệ trong và ngoài tổ chức (thế lực). Phong cách lãnh đạo của người ở cương vị quản lý, thể hiện khi thực hiện trách nhiệm quản lý có khả năng gây tác động lớn hơn đối với những người thuộc phạm vi quản lý. Nắm giữ cương vị chủ chốt, người lãnh đạo làm quản lý không chỉ gây ảnh hưởng bằng tác phong, tư cách, năng lực hành động, mà họ còn có thêm sức mạnh từ quyền lực quản lý và cương vị, trách nhiệm quản lý trong hoạt động chuyên môn. Tính quyết đoán, năng lực ra quyết định và hành động của họ trở nên có ý nghĩa quan trọng, và là một công cụ lãnh đạo hữu hiệu.

Phương châm hành động là những thói quen ra quyết định và hành động được định hình một cách có ý thức, được rèn luyện thành thục và thực hành nhất quán thể hiện thành tính cách và phong cách đặc trưng. Quan điểm và triết lý đạo đức của một người được thể hiện qua phương châm hành động của người đó. Nếu quan điểm và triết lý đạo đức của người lãnh đạo phù hợp với triết lý hoạt động và hệ thống giá trị của tổ chức, họ sẽ đóng vai trò những người tiên phong (pioneers) cổ vũ cho việc phổ biến, tôn trọng và phát huy các giá trị chủ đạo của văn hoá công ty và làm cho nó mạnh lên. Ngược lại, họ sẽ làm cho các giá trị này bị lu mờ, mâu thuẫn, tổ chức trở nên hỗn độn, mất phương hướng, vai trò của họ sẽ chỉ là các anh hùng cá nhân.

Bản sắc văn hoá/đạo đức trong phong cách của quản lý, người lãnh đạo được thể hiện thông qua những dấu hiệu sau: (i) biết cách làm những điều đúng đắn (do the right thing – đạo đức vĩ mô), (ii) định hình rõ giá trị của bản thân và của tổ chức, (iii) tạo được tiếng nói chung trong tổ chức; (iv) nhận thức được những mâu thuẫn tiềm ẩn; và (v) và có biện pháp kiểm soát/xử lý mâu thuẫn hữu hiệu. Những người lãnh đạo giỏi luôn kiên trì theo đuổi các giá trị đã xác định của bản thân và của tổ chức. Họ luôn biết cách hoà quyện giữa giá trị cá nhân và giá trị tổ chức, giữa các cá nhân với nhau và với tổ chức. Họ thường tự đặt ra những câu hỏi sau để tìm kiếm câu trả lời:

  • Những chuẩn mực hành vi nào được coi là thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức?
  • Những giá trị nào người lãnh đạo cần khát khao theo đuổi? Tính cách của mình có phù hợpđể theo đuổi những giá trị đó hay không?
  • Liệu có nên theo đuổi những giá trị đó, cho dù có thể sẽ bị rơi vào tình thế bất lợi hay không?

Liệu bạn có luôn tin chắc rằng bạn biết khi nào hành động đúng, khi nào sai hay không? Đôi khi, bạn rơi vào tình thế buộc phải ra quyết định trong vẫn còn băn khoăn không biết hành động của mình có đúng hay không. Nếu ở trong những hoàn cảnh như vậy, Bạn hãy hành động với lòng dũng cảm và tinh thần sẵn sàng chịu trách nhiệm. Điều quan trọng hơn nữa là hãy hành động bằng nhân cách của mình và phải tự tin bản thân để có thể bình tâm, sáng suốt hành động một cách khách quan, lô-gic, khoa học khi ra quyết  định và hành động.

Lãnh đạo mang phong cách đạo đức đòi hỏi phải hành động dũng cảm và có tinh thần trách nhiệm cao. Người lãnh đạo theo phong cách này có thể vượt qua được mọi trở ngại, khó khăn bằng sức mạnh tạo ra từ niềm tin vào những giá trị cốt lõi của bản thân và của tổ chức. Sự đồng thuận sẽ tiếp thêm sức mạnh cho cá nhân người lãnh đạo – quản lý và tất cả các thành viên của tổ chức.