1. Khái niệm và vai trò của bán lẻ hàng hoá
1.1. Khái niệm:
Có hai phương thức tổ chức kinh doanh cơ bản:+ Bán buôn (Wholesaling) + Bán lẻ (Retailing)
– Khái niệm: Bán lẻ là một loại hình hoạt động kinh doanh thương mại, trong đó hàng hoá và dịch vụ được bán trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng để thoả mãn một nhu cầu nào đó (về mặt vật chất hay tinh thần) của họ, chứ không phải để kinh doanh (BL hàng hóa và dịch vụ).
– Chủ thể thực hiện hoạt động bán lẻ (người sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ) . Nhưng chủ thể kinh tế trực tiếp và chủ yếu tiến hành hoạt động này là người bán lẻ (Retailers)
– Vị trí cua bán lẻ.
1.2. Vai trò của hoạt động bán lẻ
– Bán lẻ có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển kinh tế
– Bán lẻ có những đóng góp đáng kể trong GDP, tạo việc làm, thu hút số lượng lao động lớn.
– Bán lẻ là cầu nối hữu hiệu giữa các nhà kinh doanh với nhau, giữa các nhà kinhdoanh với người tiêu dùng,.
2. Đặc điểm và chức năng của bán lẻ hàng hoá
2.1. Đặc điểm của bán lẻ hàng hóa/ Ban buôn
– Đối tượng tác động: chủ yếu là với người tiêu dùng cuối cùng Æ Nhu cầu mua hàng đa dạng, phức tạp và thường xuyên biến động; qui mô giao dịch không lớn, nhưng với tần số cao.
– Phạm vi không gian thị trường của các điểm bán lẻ: không rộng, song số lượng các mối quan hệ giao dịch (số lượng khách hàng) lại lớn và tính ổn định không cao.
– Có sự tham gia trực tiếp của khách hàng và ảnh hưởng lớn bởi sự tham gia này.
– Tỷ trọng sử dụng lao động sống cao.
2.2. Chức năng của bán lẻ hàng hóa
– Hình thành danh mục mặt hàng vụ phù hợp với đặc tính của tập khách hàng trọng điểm trên thị trường mục tiêu.
– Hình thành danh mục các dịch vụ bổ sung cung cấp cho khách hàng (dịch vụ trước, trong và sau quá trình mua hàng).
– Phân chia hàng hoá thành các lô nhỏ phù hợp với qui cách mua và tiêu dùng của khách hàng, đảm bảo trạng thái sẵn sàng của lô hàng cho việc mua và sử dụng của khách hàng:
– Tổ chức dự trữ hàng hoá nhằm đảm bảo tính liên tục và ổn định của việc bán hàng, đảm bảo hàng hoá có đủ ở các vị trí không gian phù hợp với tập quán mua hàng của khách hàng.
3. Các yếu tố cấu thành quá trình bán lẻ
– Khách hàng
– LLBhàng
– Hàng hóa, dịch vụ
– ĐKiện cơ sở VCKT cho bán hàng
– Phương pháp bán hàng
4. Quản trị hoạt động bán lẻ
– Quan trị hoạt động bán lẻ là các hoạt động của người bán lẻ nhằm nhận biết các nhu cầu, mong muốn của khách hàng trên thị trường mục tiêu, tìm cách thoả mãn trực tiếp các nhu cầu và mong muốn đó tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh Æ Nhận xét:
+ Các quyết định quản trị bán lẻ phải tạo được giá trị gia tăng cho khách hàng và phát triển những lợi thế cạnh tranh cho người kinh doanh.
+ Bán lẻ là một hoạt động chức năng của doanh nghiệp bán lẻ và cần
được quản lý theo một quá trình quản trị xác định. Quá trình quản trị bán lẻ được thể hiện trong sơ đồ 1.2 sau:
– Phân tích tình thế kinh doanh (Performing Situation Analysis): Trong giai đoạn này, người kinh doanh cần tiến hành nghiên cứu và phân tích được:
+ Các vấn đề cơ bản về cạnh tranh,
+ Môi trường kinh doanh (vi mô và vĩ mô)
+ Đặc tính của khách hàng ….
– Hoạch định chiến lược bán lẻ (Developing Retail Strategy):
+ Xác định tập khách hàng/ thị trường mục tiêu.
+ Xác định chiến lược về địa điểm kinh doanh
+ Xác định loại hình tổ chức bán lẻ
+ Dự toán ngân sách để triển khai.
– Thực thi chiến lược bán lẻ (Implementing Retail Strategy):- retail- mix
+ Xác lập danh mục và ngân sách cho việc hình thành mặt hàng.
+ Tổ chức định giá,
+ Triển khai hoạt động mua và dự trữ hàng hoá
+ Xác định phối thức xúc tiến bán lẻ
+ Tổ chức cửa hàng (thiết kế, đảm bảo thiết bị, trưng bày hàng hoá).
+ Tổ chức lực lượng bán, cung ứng dịch vụ khách hàng
+ Triển khai bán hàng theo phương pháp đã lựa chọn,
– Kiểm soát hoạt động bán lẻ (Retail Control): Trong giai đoạn này, người bán lẻ phải thu thập được các thông tin cần thiết phục vụ cho việc đo lường, đánh giá việc thực hiện chiến lược bán lẻ, thực hiện các chỉ tiêu về bán hàng, dự trữ, thị trường nhằm đạt được các mục tiêu về tài chính.
15 Th12 2020
15 Th12 2020
14 Th12 2020
3 Th1 2018
14 Th12 2020
14 Th12 2020