1. Các loại vốn ban đầu
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ … hay hoạt động bất cứ ngành nghề gì, các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định. Số vốn kinh doanh đó được biểu hiện dưới dạng tài sản. Trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp quản lý vốn kinh doanh và sử dụng vốn kinh doanh có hiêu quả là nội dung quan trọng nhất, có tính chất quyết định đến mức độ tăng trưởng hay suy thoái của doanh nghiệp. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ta cần phải nắm được vốn có những loại nào, đặc biệt vận động của nó ra sao…
Có nhiều cách phân loại vốn kinh doanh, tuỳ theo mục tiêu nghiên cứu mà có thể có nhiều tiêu thức phân loại vốn kinh doanh khác nhau.
1.1. Phân loại vốn trên góc độ pháp luật
– Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định, đảm bảo năng lực kinh doanh đối với từng ngành nghề và từng loại hình sở hữu của doanh nghiệp. Dưới mức vốn pháp định thì không đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp.
– Vốn điều lệ: là vốn do các thành viên đóng góp và được ghi vào điều lệ của Công ty (doanh nghiệp). Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp, theo từng ngành nghề, vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.
1.2. Phân loại vốn theo nguồn hình thành
Theo cách phân loại này, vốn được chia thành các loại sau:
– Vốn đầu tư ban đầu: là số vốn phải có khi hình thành doanh nghiệp, tức là số vốn cần thiết để đăng ký kinh doanh, hoặc vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân hoặc vốn của nhà nước giao.
– Vốn liên doanh: là vốn đóng góp do các bên cùng cam kết kiên doanh với nhau
để hoạt động thương mại hoặc dịch vụ…
– Vốn bổ sung: là số vốn tăng thêm do bổ sung từ lợi nhuận, do nhà nước bổ sung bằng phân phối hoặc phân phối lại nguồn vốn do sự đóng góp của các thành viên hoặc, do bán trái phiếu…
– Vốn đi vay: là các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp có nhiệm vụ phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như ngân hàng, các tổ chức kinh tế, phải trả nhà nước, phải trả cho người bán… Ngoài ra, còn có khoản vốn chiếm dụng lẫn nhau của các đơn vị nguồn hàng, khách hàng và bạn hàng.
1.3. Phân loại vốn theo thời gian huy động vốn
Theo cách phân loại này, vốn được chia thành hai loại là vốn thường xuyên và vốn tạm thời.
– Vốn thường xuyên: bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn được dùng để tài trợ cho các hoạt động đầu tư mang tính dài hạn của doanh nghiệp.
– Vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4. Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển
Trong quá trình sản xuất và tái sản xuất, vốn vận động một cách liên tục. Nó biểu hiện bằng những hình thái vật chất khác nhau, từ tiền mặt đến tư liệu lao động, hàng hoá dự trữ… Sự khác nhau về mặt vật chất này tạo ra đặc điểm chu chuyển vốn, theo đó người ta phân chia vốn thành hai loại là vốn cố định và vốn lưu động.
– Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, hay nói cách khác: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn sản xuất biểu hiện dưới giá trị ban đầu để đầu tư vào các tài sản cố định nhằm phục vụ cho hoạt động được kinh doanh, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần vào giá trị của sản phẩm qua nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng. Bộ phận vốn cố định trở về tay người sở hữu (chủ doanh nghiệp) dưới hình thái tiền tệ sau khi tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ hàng hoá của mình.
– Vốn lưu động: là một bộ phận của vốn sản xuất được biểu hiện bằng số tiền ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành một cách thường xuyên liên tục, nó được chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm cà được thu hồi sau khi thu được tiền bán sản phẩm.
2. Kế hoạch tạo nguồn vốn
Để khởi sự thành công thì người khởi sự phải lập cho mình một kế hoạch để có thể tạo được nguồn vốn cho quá trình khởi sự của mình. Kế hoạch tạo nguồn vốn cho quá trình khởi sự cần chú ý đến hai công việc cụ thể, gồm: chuẩn bị một kế hoạch khởi sự và cách thức để huy động vốn.
2.1. Chuẩn bị kế hoạch khởi sự
Để huy động vốn, người khởi sự cần phải có một kế hoạch khởi sự rõ ràng, ngắn gọn. Nó phải chứa các nội dung sau:
– Ý tưởng khởi sự là gì: hãy viết ngắn gọn trong một câu duy nhất.
– Sản phẩm/dịch vụ mà bạn sẽ kinh doanh: hãy viết ngắn gọn loại sản phẩm/dịch vụ của quá trình khởi sự, đồng thời nêu lý do vì sao chọn sản phẩm/dịch vụ đó để khởi sự.
– Khách hàng là ai: hãy cụ thể độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp …
– Lý do mà khách hàng chọn sản phẩm/dịch vụ này: sẽ cạnh tranh như thế nào trên thị trường? nêu ngắn gọn giá trị mà sản phẩm/dịch vụ mang lại cho khách hàng
– Quy mô cửa hàng: diện tích, chiều ngang mặt bằng, vị trí dự kiến.
– Dự toán đầu tư: cần bao nhiêu tiền vốn? tiêu hết số tiền trên vào những khoản gì?
– Dự toán kết quản kinh doanh: doanh thu, chi phí và lợi nhuận dự kiến trong 1 tháng sẽ là bao nhiêu?
– Tốc độ thu hồi vốn: bao giờ thì số vốn nói trên sẽ quay trở về đầy đủ?
Đây thực sự là việc quan trọng cần phải làm. Cho dù là vay tiền ngân hàng, hỏi mượn người thân hay tìm kiếm sự ủng hộ từ một nhà đầu tư thì họ đều luôn muốn biết tiền của họ sẽ đi về đâu và bằng cách nào nó sẽ quay trở lại. Kể cả khi chúng ta khởi nghiệp bằng số tiền tự có thì cũng phải biết chính xác số tiền mình cần là bao nhiêu.
Hãy viết kế hoạch khởi sự càng ngắn gọn xúc tích càng tốt, rồi sau đó dùng nó để thuyết phục mọi người. Nếu bạn đã thử gặp nhiều người nhưng vẫn không thuyết phục được ai góp vốn hay cho bạn vay tiền thì hãy xem lại kế hoạch.
2.2. Cách thức huy động vốn
- Vay vốn từ ngân hàng
Hầu hết các ngân hàng đều cần người đi vay phải có tài sản thế chấp là nhà đất. Nếu chúng ta không sở hữu các tài sản này thì có thể nhờ gia đình và người thân có tài sản đứng ra bảo lãnh để vay vốn. Thông thường, những người khởi sự hay chọn phương án vay dài hạn từ 3-5 năm để có đủ thời gian hoàn lại vốn gốc cho ngân hàng.
- Vay tiền từ người thân và gia đình
Nếu người thân và gia đình có tiền nhàn rỗi, thì đây là một phương án gọi vốn rất tốt. Chúng ta không cần bất cứ tài sản thế chấp nào. Hãy chia số tiền chúng ta cần ra thành nhiều phần nhỏ và hỏi vay mỗi người một ít. Huy động từ những nguồn này có ưu điểm là nhanh, thủ tục đơn giản, lãi rẻ nhưng lại có nhược điểm là đôi khi chúng ta không kịp chủ động về kế hoạch chi trả. Nếu bên cho vay cần gấp, chúng ta phải xoay sở để trả trong thời gian ngắn
- Rủ bạn bè, người thân góp vốn rồi cùng làm
Nếu chúng ta chưa có thành tựu nào trong kinh doanh thì là một cách hay để thử. Thường thì người góp vốn cũng sẽ muốn tham gia công việc cùng bạn. Sự hỗ trợ qua lại sẽ giúp chúng ta làm tốt và học được nhiều thứ hơn nhưng các rắc rối cũng hay nảy sinh từ đó. Trước khi bắt đầu, chúng ta và người bạn đồng hành nên thống nhất rõ số vốn mà
mỗi người sẽ góp, các công việc cụ thể của mỗi bên, tỉ lệ chia lãi và trách nhiệm xử lý các khoản nợ nếu có phát sinh. Để tránh trường hợp mỗi người góp một nửa vốn rồi khó đưa ra các quyết định thống nhất trong quá trình vận hành. Nếu được thì chúng ta nên chọn góp phần vốn lớn nhất và giữ cho mình là người quyết định sau cùng.
- Thuyết phục nhà đầu tư rót vốn
Cách này phù hợp cho người đã có kinh nghiệm hoặc đã có thành tựu nhất định. Đặc biệt, nó rất phù hợp khi chúng ta đã có cửa hàng đầu tiên thành công và muốn mở rộng thêm chi nhánh. Nếu chọn phương án này, chúng ta cần có một kế hoạch kinh doanh bài bản và ngay từ bây giờ phải dành nhiều thời gian để gặp gỡ, kết giao với các nhà đầu tư tiềm năng trước khi muốn trình bày kế hoạch với họ.
- Tự tích lũy vốn
Nếu người khởi sự không thích vay mượn hoặc có ai đó ảnh hưởng tới công việc của mình, bạn có thể tự tích lũy tiền.
- Tiền đặt cọc của khách hàng
Với những người mới bắt tay vào công việc kinh doanh mà số vốn hạn chế, điều đầu tiên nên xác định là không nên nhập sẵn nhiều hàng để sẵn trong kho và chờ khách đến mua. Chúng ta có thể đề nghị khách ứng trước tiền hàng để mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của bạn. Cách này thường áp dụng với những người khởi đầu bằng việc bán hàng qua online.
2 Th12 2020
2 Th12 2020
2 Th12 2020
2 Th12 2020
12 Th12 2017
2 Th12 2020