Các giả thiết cơ bản của lý thuyết Heckscher – Ohlin

Lý thuyết Heckscher – Ohlin (Heckscher, 1919; Ohlin, 1933) được xây dựng trên giả thuyết giao thương quốc tế chỉ diễn ra giữa 2 quốc gia, 2 sản phẩm cuối cùng và 2 yếu tố sản xuất cơ bản. Mô hình Heckscher – Ohlin sau này được Samuelson (1949, 1953) bổ sung, mở rộng thêm yếu tố thuế và kỹ năng.

Mô hình Heckscher – Ohlin nhấn mạnh sự khác biệt về năng lực các yếu tố chính là nguồn gốc của thương mại và chuyên môn hóa quốc tế. Cụ thể, vấn đề trọng tâm là các quốc gia sở hữu các yếu tố với năng lực và tỷ lệ khác nhau. Điều này dẫn đến những khác biệt trong chi phí sản xuất biên tương đối và sẽ làm cho mỗi quốc gia xuất khẩu hàng hóa được sản xuất bởi các yếu tố dư thừa nào của mình thì càng xuất khẩu nhiều loại hàng hóa đó. (Định lý Heckscher – Ohlin).

Heckscher – Ohlin đặt giả thiết điều kiện chung của lý thuyết, gồm: không có chi phí vận chuyển, thương mại tự do, cạnh tranh hoàn hảo, sự lưu động quốc tế của yếu tố sản xuất, chỉ gồm 2 loại hàng hóa và 2 yếu tố. Với giả thiết các điều kiện nêu trên, Heckscher – Ohlin đưa ra 3 giả thiết cụ thể, gồm (Gandolfo, 2014):

Giả thiết 1 cho rằng các tính chất thông thường của các hàm sản xuất mang tính tích cực, và không có những khác biệt về mặt công nghệ trên phầm vi quốc tế. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa các hàm sản xuất của 2 sản phẩm là cần thiết, nếu không thì không thể nói 2 sản phẩm khác nhau.

Giả thiết 2 cho rằng thị hiếu giống nhau trên phạm vi quốc tế và được đại diện bởi các hàm thỏa dụng (hàm lợi ích). Theo đó, độ nhạy cảm của cầu theo thu nhập là không thay đổi và bằng nhau giữa từng sản phẩm một. Các hàm thỏa dụng có đặc tính này thuộc về lớp hàm thỏa dụng vị tự. Giả thiết này được cung cấp để loại bỏ khả năng 2 sản phẩm được tiêu dùng theo những tỷ lệ khác nhau ở tại 2 quốc gia do những khả năng khác nhau về mức độ thu nhập bất chấp thị hiếu giống nhau trên phạm vi quốc tế.

Như vậy, 2 giả thiết đầu tiên sử dụng để loại bỏ bất kỳ khác biệt nào giữa các quốc gia như về công nghệ, nhu cầu. Và như vậy, người ta có thể tập trung vào những khác biệt về năng lực của các yếu tố.

Giả thiết 3 đòi hỏi phải xác định được lợi thế tương đối về các yếu tố sản xuất giữa 2 sản phẩm. Nói chung, dựa trên 2 yếu tố (vốn K và lao động L) và 2 hàng hóa A và B, có thể nói rằng một hàng hóa (ví dụ như A) sử dụng một yếu tố nào đó (ví dụ như vốn) nhiều hơn hoặc có lợi thế hơn so với hàng hóa khác (ví dụ như B) nếu tỷ lệ đầu vào (K/L) ở sản phẩm đầu lớn hơn tỷ lệ đầu vào (K/L) ở trong sản phẩm sau.

Lúc này nếu việc sản xuất mỗi sản phẩm được diễn ra theo một kỹ thuật duy nhất với các hệ số kỹ thuật không đổi và cố định (đẳng lượng chữ L), thì vấn đề xem xét một lần các lợi thế tương đối của các yếu tố và cho tất cả sẽ dễ dàng. Nhưng do chúng ta đang đang xem xét các hàm sản xuất với 1 thể liên tục của các kỹ thuật (đẳng lượng liên tục), những kỹ thuật khác nhau sẽ được lựa chọn – phù hợp với thủ tục tối tiểu hóa chi phí tiêu chuẩn – cho mỗi sản phẩm với các tỷ số giá – yếu tố khác nhau.

Sự phân lớp các sản phẩm theo các lợi thế của các yếu tố sản xuất của chúng chính vì thế trở nên khó hiểu và mơ hồ. Để loại bỏ tình trạng tối nghĩa, chúng ta thêm vào yêu cầu phân lớp phải duy trì sự tương đồng cho bất kỳ (có thể chấp nhận) tỷ số giá – yếu tố nào. Chúng ta giả sử gọi hàng hóa A có lợi thế vốn mạnh hơn so với hàng hóa B nếu tỷ lệ đầu vào (K/L) trong hàng hóa cũ là lớn hơn tỷ lệ đầu vào (K/L) trong sản phẩm sau đối với tất cả các tỷ lệ giá – yếu tố.

Ngược lại, khi hiện tượng đảo ngược lợi thế của các yếu tố xảy ra, việc không thể hạng các loại hàng hóa một cách rõ ràng cho tất cả các tỷ số giá – yếu tố, do sự phân lớp thay đổi theo giá trị của tỷ số giá – yếu tố. Ví dụ, có thể xảy ra A có lợi thế vốn mạnh hơn so với B trong một chuỗi các tỷ số yếu tố – giá nào đó, trong khi B trở nên có lợi thế vốn mạnh hơn so với A trong một chuỗi các tỷ số yếu tố – giá khác. Như vậy, sự đảo ngược lợi thế của các yếu tố đã xảy ra.

Hình 4.1: Lợi thế về yếu tố sản xuất

Nguồn: Gandolfo (2014)

Điều kiện loại bỏ đảo ngược lợi thế về yếu tố là các đường đẳng lượng đại diện của A và B khi vẽ biểu đồ tương tự không cắt ngang hơn 1 lần (như được chỉ ra trong hình). Do các đường đẳng lượng hiệu suất không thay đổi theo quy mô của hàm sản xuất tương tự có hình giống nhau, đường mở rộng là đường kẻ, và tỷ số đầu vào dựa trên tỷ số yếu tố – giá là giống nhau với bất kỳ cấp độ đầu ra nào. Bởi vậy, chúng ta có thể so sánh đẳng lượng đại diện của A với đẳng lượng đại diện của B, ví dụ như là các đẳng lượng đơn vị.

Ở hình a, AA và BB lần lượt chỉ ra đẳng lượng đơn vị của A và B, những đẳng lượng này cắt ngang qua một lần duy nhất. Nếu tỷ số yếu tố – giá, cho ví dụ là tương đương (với một giá trị rõ ràng) với tang α thì bằng cách vẽ một chùm của các đường đẳng phí và theo sau thủ tục tối thiểu hóa chi phí thông thường (hiển nhiên là giả thiết sự lưu động nội địa hoàn hảo của các yếu tố ám chỉ đến tỷ số yếu tố – giá tương tự có được trong cả 2 nền công nghiệp) thì chúng ta thấy được những kết hợp đầu vào với điều kiện tốt nhất. Những kết hợp này được đại diện bởi điểm E trong công nghiệp A và điểm E’ trong công nghiệp B. Những tỷ số đầu vào (K/L) trong 2 ngành công nghiệp có thể được biểu thị trong biểu đồ như các đường dốc OE và OE’ tương ứng, bởi vậy A là hàng hóa sử dụng nhiều vốn. Với một tỷ số yếu tố – giá khác nhau, cho ví dụ tang β, những kết hợp đầu vào mới với điều kiện tốt nhất sẽ được đại diện bởi các điểm F và F’ trong các công nghiệp A và B tương ứng, bởi vậy A một lần nữa là hàng hóa sử dụng nhiều vốn (đường dốc OF > đường dốc OF’). Xem xét hình a sẽ cho thấy, tính chất này đúng với từng trường hợp và tất cả các tỷ số yếu tố – giá: hàng hóa A do đó là sử dụng nhiều vốn hơn so với hàng hóa B một cách rõ ràng. Hiển nhiên cùng với đó thì hàng hóa B là sử dụng nhiều lao động hơn so với hàng hóa A.

Ở hình b, đường đẳng lượng cắt nhau 2 lần. Khi tỷ số yếu tố – giá tương đương với tang α, các kết hợp đầu vào với điều kiện tốt nhất là ở trong 2 nền công nghiệp mà A sử dụng vốn nhiều hơn so với B (đường dốc của OE > đường dốc của OE’). Trong khi đó, sự đối lập là chính xác khi tỷ số yếu tố – giá tương đương với tang β (đường dốc của OF’ > độ dốc của OF, bởi vậy lúc này B là sử dụng nhiều vốn hơn so với A), lúc này một đảo ngược lợi thế về yếu tố đã xảy ra.

Trong hình b, tỷ số K/L tương ứng với đảo ngược diễn ra dựa trên độ dốc của tia OR, dọc theo đẳng lượng đơn vị của A và đẳng lượng đơn vị B có độ dốc tương tự. Có thể thấy, 2 đường thẳng tiếp tuyến với những đường đẳng lượng dọc theo đường OR song song với nhau. Lerner (1952) đây là một “tia tiếp tuyến”, khi tất cả các đường đẳng lượng A và B sẽ có độ dốc tương tự dọc theo nó. Nó có thể được biểu thị trên đồ thị cho thấy tỷ số K/L lớn hơn ở trong nền công nghiệp A hơn là ở trong nền công nghiệp B đối với tất cả các tỷ số yếu tố – giá như các kết hợp đầu vào với điều kiện tốt nhất nằm ở trên OR, và ngược với trường hợp đối lập.

Hình 4.2: Biến động của tỷ lệ K/L khi không có và có đảo ngược lợi thế về các yếu tố sản xuất

Nguồn: Gandolfo (2014)

Trong hình 4.2a, đường cong đại diện cho tỷ số K/L trong công nghiệp A – đường cong (K/L)A – nằm trên toàn bộ đường cong (K/L)B: hàng hóa A luôn sử dụng nhiều vốn hơn với hàng hóa B. Trong hình 4.2b, các đường cong được xem xét phân cắt tương xứng với tỷ số K/L được đại diện bởi độ dốc của OR, lần lượt tương xứng với tỷ số PL/PK dựa theo độ dốc chung của 2 đường đẳng phí tiếp tuyến với 2 đường đẳng lượng đơn vị dọc theo OR.

Nguồn: Nguyễn Hoàng Quy và cộng sự (2016), Marketing nhân sự, NXB Thống kê.