Lợi thế tuyệt đối của Adam Smith

Trong nửa cuối thế kỷ XVIII, chính sách trọng thương trở thành một trở ngại cho sự tiến bộ kinh tế. Adam Smith (cha đẻ của chủ nghĩa tự do và khoa học kinh tế) đưa lập luận trong cuốn sách của ông “The Wealth of Nations”, được xuất bản vào năm 1776, ông cho rằng các chính sách trọng thương ủng hộ các nhà sản xuất và gây thiệt hại tới quyền lợi của người tiêu dùng. Smith (1776) là cũng là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối (absolute advantage) của hoạt động thương mại quốc tế. Trong mô hình kinh tế cổ điển, chúng ta đã biết các nhà kinh tế cổ điển cho rằng đất đai là giới hạn của tăng trưởng. Khi nhu cầu lương thực của người dân tăng lên, đất đai sẽ không khôi phục lại kịp thời để đáp ứng như cầu, sản lượng sẽ bị giảm sút, không đảm bảo cho lợi ích của tư bản. Cho nên các nhà tư bản sẽ không cho tiếp tục sản xuất. Trong điều kiện đó Smith cho rằng có thể giải quyết tình trạng đó bằng cách nhập khẩu lương thực từ nước ngoài với giá rẻ hơn. Việc nhập khẩu này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước. Lợi ích này được gọi là lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương. Do đó, có thể nói lợi thế tuyệt đối là lợi thế có được trong điều kiện so sánh chi phí sản xuất để sản xuất ra cùng một loại mặt hàng, khi một nước sản xuất mặt hàng đó có chi phí cao hơn khi có thể nhập mặt hàng đó từ nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn. Như vậy lợi thế này được xem xét từ hai phía, đối với nước sản xuất mặt hàng có chi phí sản xuất thấp sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn khi bán trên thị trường quốc tế thay vì bán tại nước nhà. Còn đối với nước sản xuất mặt hàng với chi phí sản xuất cao sẽ có được mặt hàng đó mà trong nước không có năng lực sản xuất hoặc sản xuất không đem lại lợi nhuận. Điều này được gọi là bù đắp về năng lực sản xuất yếu kém trong nước. Theo Smith (1776), xuất khẩu của quốc gia được gọi là đạt được lợi nhuận nếu quốc gia đó nhập khẩu được hàng hóa có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước rẻ hơn thay vì sản xuất hàng hóa đó ở nội địa.

Bản thân thuyết tuyệt đối đã thể hiện được ví dụ về hai quốc gia và hai mặt hàng (mô hình 2×2). Mỗi quốc gia có thể sản xuất một loại hàng hóa với chi phí lao động ít hơn cho nên giá thành cũng rẻ hơn. Do đó mỗi quốc gia có một lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hóa đó của mình. Một ví dụ được đưa ra trong Bảng 1. Quốc gia A có một lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất các mặt hàng 1 vì nó chỉ cần 3 ngày công lao động để sản xuất một đơn vị sản phẩm trong khi quốc gia B cần 6 ngày công lao động. Quốc gia B có lợi thế tuyệt đối tại hàng hóa 2.

Bảng 1.1: Ví dụ lợi thế tuyệt đối giữa hai quốc gia với hai mặt hàng

Nguồn: Smith (1776)

Nếu cả hai quốc gia bắt đầu thực hiện giao thương với nhau, mỗi quốc gia sẽ chuyên sản xuất hàng hóa mà nó có lợi thế tuyệt đối và có được những hàng hóa khác thông qua thương mại quốc tế. Sản phẩm của từng loại mặt hàng nhìn chung được sản xuất nhiều hơn vì các nguồn lực nhất định đã được sử dụng hiệu quả hơn. Trong ví dụ trên, quốc gia A sẽ chuyên sản xuất hàng hóa 1 và quốc gia B sẽ chuyên sản xuất hàng hóa 2. Không có lợi ích hơn nữa từ thương mại quốc tế bên cạnh việc này một lần gia tăng trong sản xuất tổng thể và do đó tiêu thụ. Không có gì khác xảy ra.

Ta có thể lấy ví dụ đơn giản liên quan đến Việt Nam và Nhật Bản với 2 sản phẩm là gạo và bảng mạch. Lao động là cố định, đồng nhất trong một quốc gia, đây là yếu tố duy nhất trong sản xuất, và được sử dụng đầy đủ. Cùng với đó là công nghệ và chi phí sản xuất không đổi, chi phí vận chuyển coi như bằng không.

Bảng 1.2: Ví dụ lợi thế tuyệt đối giữa Việt Nam và Nhật Bản

Việt Nam có lợi thế về sản xuất gạo, ngược lại Nhật Bản có lợi thế sản xuất bảng mạch. Người Việt Nam sẽ tập trung sản xuất gạo, còn người Nhật thì tập trung vào sản xuất bảng mạch. Sau đó hai bên sẽ trao đổi với nhau, tính theo số giờ lao động thì Việt Nam sẽ đổi 3 kg gạo (2G) lấy 4 bảng mạch (4B), tỷ lệ 3/4. Do đó Việt Nam sẽ có lợi vì chỉ có một giờ sản xuất nhưng có được 4M, thay vì sản xuất trong nước thì mất 2 giờ. Lợi ích của Việt Nam thu được từ trao đổi là 2 giờ lao động. Nhật cũng thu được lợi từ mua-bán là 1 giờ lao động.

Cộng lại hai nước sẽ thu lợi 3 giờ công lao động thay vì phải sử dụng 11 giờ công lao động trước đó (giảm giờ lao động 27% tức là tăng hiệu quả công việc lên 27%).

Giả định:

  • Nếu 01 người Việt và 1 người Nhật dùng 1 giờ đầu tiên sản xuất gạo và giờ thứ 2 sản xuất bảng mạch thì tổng sản lượng của 2 người là: 5 kg gạo + 6 bảng mạch.
  • Nếu phân công lao động người Việt dùng cả 2 giờ để sản xuất gạo còn người Nhật thì sản xuất bảng mạch, lúc này tổng sản lượng của cả hai là tối đa: 6 kg gạo + 8 bảng mạch. Thặng dư cả hai quốc gia là: 1 kg gạo + 2 bảng mạch.

Hai nước cũng có thể không đồng ý tỷ lệ trao đổi là 3/4 nhưng nếu tỷ lệ mua-bán bằng hoặc nhỏ hơn 1/2 Nhật Bản sẽ tự sản xuất gạo hay nếu tỷ lệ mua-bán bằng hoặc lớn hơn 3/2 Việt Nam sẽ tự sản xuất bảng mạch.

Tóm lại, theo thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith ta có thể hiểu được nếu một quốc gia tập trung vào sản xuất sản phẩm mà nước mình có lợi thế tuyệt đối rồi trao đổi với quốc giá khác sẽ mang lại lợi ích cho cả hai. Khi đó thương mại tự do sẽ làm cho các quốc gia trên thế giới sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn và tính ưu việt của chuyên môn hóa sẽ được phát huy toàn bộ hiệu quả. Theo thuyết của Adam Smith ta có thể thấy ông ủng hộ một nền thương mại tự do, và không có sự can thiệp của chính phủ.

Nguồn: Nguyễn Hoàng Quy và cộng sự (2016), Marketing nhân sự, NXB Thống kê.