Quan hệ hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Ấn Độ có những tăng trưởng đáng kể với tốc độ ~ 11,22%/năm trong giai đoạn 1993 – 2003, đạt mức 12,1 tỷ USD năm 2003. Tổng kim ngạch thương mại ASEAN và Ấn Độ năm 2007 +30.3% y-o-y và kim ngạch nhập khẩu vào ASEAN từ Ấn Độ +27,1% y-o-y. Lượng vốn FDI từ Ấn Độ sang ASEAN năm 2007 chiếm 1,12% tổng lượng FDI của khu vực (~681,6 tỷ USD). Với tiềm năng hợp tác song phương, ASEAN và Ấn Độ đã ký kết một hiệp định khung vào năm 2003 – viên đá tảng cho việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Ấn Độ.
Sau 6 năm đàm phán vào ngày 13/8/2009, ASEAN và Ấn Độ đã ký kết Hiệp định về Thương mại hàng hóa (TIG) tại Bangkok mở đường cho việc thành lập một trong những khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới – một thị trường với gần 1,8 tỷ dân có tổng GDP ~ 2,75 nghìn tỷ USD.
Nội dung sơ lược của các văn bản Hiệp định gồm:
- Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Ấn Độ: ký ngày ngày 08/10/2003 tại Bali, Indonesia. Hiệu lực từ 01/07/2014
- Hiệp định về Thương mại Hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định khung
- Hiệp định về Dịch vụ trong khuôn khổ Hiệp định khung
- Hiệp định về Đầu tư trong khuôn khổ Hiệp định khung
- Hiệp định về Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định khung
- Tổng quan ASEAN – India
Hiệp định Khung đã từng quy định việc thực hiện một Chương trình thu hoạch sớm (EHP) với lộ trình tự do thương mại. Nhưng đàm phán về quy tắc xuất xứ hàng hóa không thành công khiến Chương trình Thu hoạch sớm đã bị huỷ bỏ vào năm 2005. Quá trình đàm phán AIFTA (ASEAN – India Free Trade Area) tiếp tục bị gián đoạn thêm do sự bất đồng quá lớn giữa quan điểm giữa các bên. Sau 5 năm, AIFTA mới kết thúc đàm phán về cơ bản và được ký kết vào tháng 12/2008 nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 tại Thái Lan
Về cơ bản, mô hình giảm thuế thống nhất sau đàm phán được chia thành hai loại danh mục hàng hoá, cụ thể:
- Danh mục thông thường sẽ xoá bỏ thuế ~ 80% số dòng thuế (~71% số dòng thuế đạt mức 0% vào 2018 và ~9% số dòng thuế đạt mức 0% vào 2021).
- Danh mục nhạy cảm gồm ~ 20% số dòng thuế được chia thành các nhóm:
- Danh mục nhạy cảm thường (SL) (310 dòng thuế) sẽ được cắt giảm dần xuống mức 5% vào 2021. Sau đó 4% số dòng thuế của số này sẽ được xoá bỏ thuế quan vào năm 2024.
- Danh mục nhạy cảm cao (HSL) (244 dòng thuế) có thời điểm hoàn thành cắt giảm là 2024 và chia thành 3 nhóm cắt giảm:
- Nhóm cắt giảm xuống mức 50% (14 dòng thuế);
- Nhóm cắt giảm 50% mức thuế suất (93 dòng thuế);
- Nhóm cắt giảm 25% mức thuế suất (137 dòng thuế).
- Danh mục loại trừ hoàn toàn (485 dòng thuế) ~ 10% số dòng thuế.
Liên quan đến Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ấn Độ (AIFTA), Chính phủ Việt Nam ban hành tính đến hiện tại gồm 04 thông tư, quyết định quy định, hướng dẫn như sau:
- TT số 169/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 v/v Ban hành Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt của VN để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ giai đoạn 2015 – 2018
- TT số 45/2012/TT-BTC ngày 16/03/2012 v/v Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN – Ấn Độ giai đoạn 2012 – 2014
- TT số 58/2010/TT-BTC ngày 16/04/2010 v/v Ban hành Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Ấn Độ giai đoạn 2010 – 2012
- TT số 15/2010/TT-BCT ngày 15/04/2010 v/v Thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN- Ấn Độ
Nguồn: Nguyễn Hoàng Quy và cộng sự (2018), Chính sách thương mại quốc tế: Lý luận và thực tiễn Việt Nam hội nhập toàn cầu, NXB Thống kê.
7 Th1 2022
3 Th8 2022
7 Th1 2022
7 Th1 2022
7 Th1 2022
7 Th1 2022