Triết lý là gì?

1. Triết lý đạo đức, triết lý kinh doanh, triết lý quản lý

a- Triết lý đạo đức

Triết lý đạo đứclà những nguyên tắc, quy tắc căn bản con người sử dụng để xác định thế nào là đúng thế nào là sai và để hướng dẫn con người trong việc xác định cách thức giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống con người trong mối quan hệ với tự nhiên và với các thành viên khác trong xã hội.

Khi đối diện với một vấn đề trong thực tiễn, con người phải tìm cách xử lý; có thể tìm ra rất nhiều giải pháp, nhưng để xác định giải pháp nào là ―đúng‖  hoặc ―sai‖,  con người sử dụng những ―thước đo‖ nhất định và ―vận dụng‖ theo cách riêng của mình.Khái niệm ―triết lý‖  hàn chứa hai nội dung chính: triết lý bao hàm giá trị được sử dụng làm thước đo và nguyên tắc áp dụng khi vận dụng trong thực tế để ra quyết định hành động hoặc phán xét về một hành vi hay hành động nào đó. Có thể diễn đạt khái niệm triết lýbằng biểu thức như sau:

Triết lý = (Giá trị làm thước đo + Nguyên tắc áp dụng)* Cá nhân

Như vậy, bản chất của sự khác biệt giữa các cá nhân trong việc ra quyết định và/hay phán xét về một quyết định chính là sự khác biệt về giá trị sử dụng làm thước đo và/hoặc nguyên tắc áp dụng khi ra quyết định.

b- Triết lý kinh doanh

Trong kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh thường được coi là cung ứng sản phẩm, hàng hoá cho thị trường để kiếm lợi nhuận. Thực chất, hàng hoá chỉ là phương tiện để người sản xuất tiếp cận và giao dịch với khách hàng và các đối tượng hữu quan khác; lợi nhuận là những khoản lợi ích kinh tế khách hàng và đối tượng hữu quan khác tự nguyện bỏ ra để ―thưởng‖ cho người cung ứng. Như vậy, bản chất của hoạt động kinh doanh là xây dựng và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và những người hữu quan.

Từ đó có thể đi đến định nghĩa sau : Triết lý kinh doanh là triết lý đạo đức vận dụng trong hoạt động kinh doanh để xây dựng và phát triển mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp với các đối tượng hữu quan. Từ định nghĩa nêu trên về triết lý đạo đức, có thể biểu diễn khái niệm triết lý kinh doanh bằng biểu thức như sau :

Triết lý kinh doanh = (Giá trị mục tiêu + Nguyên tắc áp dụng)*Đối tượng hữu quan

Triết lý kinh doanh thể hiện cách nhìn của một tổ chức/doanh nghiệp về thế giới, tự nhiên và xã hội, theo con mắt của những người hữu quan. Câu hỏi thích hợp về triết lsy kinh doanh là: Theo những người hữu quan, thế nào là đúng? Là sai?

c- Triết lý quản lý

Quản lý gắn với việc điều hành một tổ chức và khích lệ, động viên mọi thành viên tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong sự phối hợp với các thành viên khác để đạt được mục tiêu chung. Như vậy, quản lý bao gồm những công việc như xác định mục tiêu, xây dựng một cơ chế phối hợp hành động thống nhất, hướng dẫn và tạo động lực cho các thành viên tổ chức/doanh nghiệp để phối hợp và thực hiện mục tiêu đã định.

Xét từ góc độ đạo đức, triết lý quản lý là triết lý đạo đức vận dụng trong quản lý một tổ chức/doanh nghiệp và được thực hiện bởi các thành viên tổ chức nhằm thực thi triết lý kinh doanh bằng một phong cách ứng xử điển hình cho các giá trị đã được xác định  của  tổ  chức/doanh  nghiệp.  Triết  lý  quản  lý  là  triết  lý  đạo  đức  của  một  tổ chức/doanh nghiệptrong mối quan hệ với bên ngoài và được thể hiện qua các thành viên bên trong tổ chức doanh nghiệp.

Có thể biểu diễn khái niệm triết lý quản lý bằng biểu thức sau:

Triết lý quản lý = (Giá trị cốt lõi + Quy tắc ứng xử)*Thành viên tổ chức

Triết lý quản lý thể hiện cách nhìn của tổ chức/doanh nghiệp về thế giới, tự nhiên và xã hội, theo con mắt của những người quản lý và nhân viên (những người hữu quan bên trong). Câu hỏi thích hợp về triết lý quản lý là: Vì những người hữu quan, chúng ta hành động thế nào cho đúng? Cho hay?

2. Giá trị

Giá trị là những thước đo được con người sử dụng để phán xét hành vi và để ra quyết định. Con người có thể sử dụng nhiều ‗thước đo – giá trị‘ khác nhau.

Các thước đo giá trị, về cơ bản, được chia thành 3 nhóm theo tiêu chí sau:

  • lấy kết quả làm thước đo hành vi được coi là đúng đắn khi có thể mang lại kết quả tốt hay lợi ích nhiều nhất;

Thước đo kết quả là rất thực tiễn và rất cụ thể nên được nhiều người chấp nhận. Mỗi người có thể lựa chọn cách riêng để đạt được kết quả mong muốn. Mọi ngả đường đều dẫn đến thành Roma. Quan điểm và cách tiếp cận theo quan điểm này được gọi là quan điểm hay cách tiếp cận vị lợi và rất phổ biến trong các phương pháp phân tích kinh tế, phân tích hiệu quả. Hạn chế của việc sử dụng thước đo này nằm ở chỗ tính đúng đắn của hành vi chỉ có thể xác minh được sau khi hành vi đã kết thúc.

  • lấy cách hành vi được thực hiện làm chuẩn mực hành vi được coi là đúng đắn khi nó được thực hiện theo cách thức có thể mang lại kết quả tốt hay lợi ích nhiều nhất;

Kết quả tốt chỉ có thể đạt được nhờ cách thực hiện hợp lý. Trong số những con đường đến thành Roma, luôn có một con đường ngắn nhất. Quan điểm và cách tiếp cận cách thực hiện‖ được gọi là quan điểm hay cách tiếp cận theo ―hành vi. Cách tiếp cận này rất điển hình trong các phương pháp phân tích quá trình. Trở ngại lớn nhất của cách tiếp cận này là quan điểm xuất phát của mỗi cá nhân không giống nhau; Vì thế, con đường ngắn nhất dành cho mỗi người khó có thể khẳng định.

  • lấy giá trị tinh thần nhân cách làm thước đo hành vi được coi là đúng đắn khi nó thể hiện được nhiều nhất những giá trị tinh thần đặc trưng cho con người.

Điểm khác biệt cơ bản giữa con người là các loài động thực vật khác là biết hy sinh, cống hiến để đạt được sự hoàn thiện về nhân cách.  Con đường ngắn nhất đến với thành Roma, không phải là bằng bất kỳ phương tiện nào mà là con đường hành hương. Cách tiếp cận này nhấn mạnh vào khía cạnh lý trí của hành vi và nỗ lực hoàn thiện bản thân. Trở ngại duy nhất của cách tiếp cận này là giá trị tinh thần rất khó xác minh, thể hiện; Điều đó làm cho việc đánh giá t rở nên khó khăn, vì thế làm giảm tính khích lệ đối với người thực hiện.

Trong cùng một bối cảnh, môi trường sống, các cá nhân khác nhau phát triển tính cách khác nhau. Điều đó cho thấy các giá trị chung được tiếp nhận và định hình thành nhận thức, quan điểm niềm tin và chuẩn mực ở mỗi cá nhân diễn ra theo cách khác nhau. Từ đó, mỗi cá nhân lại phát triển kinh nghiệm, năng lực hành động theo các hướng khác nhau, dẫn đến sự hình thành phong cách khác nhau ở mỗi cá nhân. Đáng lưu ý là, dù khác nhau, tính cách và phong cách của các cá nhân đều được định hình trên nền những giá trị căn bản.

3. Nguyên tắc vận dụng

Sự khác nhau giữa các cá nhân không chỉ ở việc lựa chọn thước đo giá trị, mà còn ở cách thức sử dụng thước đo vào thực tiễn. Điều tốt có thể được chấp nhận làm thước đo hành vi, nhưng câu hỏi Điều tốt là dành cho ai, vì ai? hay Ai là đối tượng hưởng thụ kết quả tốt đẹp của hành vi? hoặc Phải đo lường điều tốt đó ở đâu? có thể làm cho sự thống nhất trở nên xung đột. Người được hưởng cái tốt có thể là một cá nhân, một nhóm cá nhân hay càng nhiều người càng tốt.

Nếu đối tượng hưởng điều tốt chỉ là một cá nhân, trong phần lớn các trường hợp, cá nhân đó không ai khác chính là bản thân. Quan điểm này, vì thế, được gọi là quan điểm vị kỷ (hay ích kỷ khi điều tốt được đo lường bằng lợi ích).

Một số đối tượng hữu quan quan trọng nhất có thể cũng được quan tâm và chia sẻ phúc lợi. Điều này có thể giúp giảm bớt rủi ro từ những phản ứng của họ khi lợi ích bị trà đạp hoặc hy sinh. Mặt khác, lợi ích, giá trị được chia sẻ cũng tạo nên sự gắn bó giữa các cá nhân, điều đó có thể dẫn đến tình trạng cùng chung vai gánh vác trách nhiệm.

Lý tưởng sẽ là trường hợp mọi đối tượng điều được xét đến. Đây là cách thức đảm bảo được sự công bằng, bình đẳng nhất. Mâu thuẫn, nếu có, chỉ còn xuất hiện giữa các đối tượng do sự không thống nhất về khái niệm bình đẳng và công bằng.

Kết hợp giữa hai tiêu chí, giá trị nguyên tắc vận dụng có thể được định hình thành 6 triết lý cơ bản, chia thành 3 nhóm khác nhau như được trình bày trên Hình 3.1 với những nội dung cơ bản được tóm tắt trong Bảng 3.1.