Nội dung các điều kiện và điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1. Tên hàng (Commodity)

Điều khoản này phải xác định được tên gọi của hàng hóa cần mua bán một cách chính xác và ngắn gọn, không để nhầm lẫn từ thứ nọ sang thứ kia. Để lảm được việc này người ta thường dùng các biện pháp sau:

  • Ghi tên hàng bao gồm tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học. Áp dụng cho các loại hóa chất, giống cây…
  • Ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra nó, nếu nơi đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, ví dụ: Sâm Hàn Quốc, gạo Việt Nam…
  • Ghi tên hàng kèm với qui cách của hàng đó, ví dụ: gạo hạt dài (6mm), thép xây dựng 010, chiều dài 10m (min).
  • Ghi tên hàng kèm với tên nhà sản xuất ra nó. Hình thức này áp dụng đốì với những sản phẩm của những hãng có uy tín.
  • Ghi tên hàng kèm với công dụng của hầng. Thèo cách này người ta ghi thêm công dụng chủ yếu của sằn phẩm, theo tập quán nếu hợp đồng ghi kèm theo công dụng thì người bán phải giao hàng đáp ứng được công dụng đó mặc dù giá cao…
  • Ghi tên hàng kèm với mâ HS của hàng đó, ví dụ: Vải chính 100% Cotton, K.54-56″, mã số HS 5515190000; Ren, mã số HS 5804290000; Dây viền, ru băng, mã số HS 6217100000; Nút, mã số HS 9606210000…

Vỉ du:

Họp đồng xuất khẩu gạo:

Commodity: Vietnamese white rice long grain, crop 2010, 10% broken.

Dịch: Gạo trắng Việt Nam hạt dài, mùa vụ 2010, 10% tấm.

Hoặc:

Hợp đồng nhập khẩu phân bón:

Commodity: UREA, Fertilizer, Nitrogen 46% min, origin Indonesia. Dịch: phân bón UREA, N 46% min, xuất xử Indonesia.

Họp đồng xuất khẩu thủy sản:

Commodity: Frozen black Tiger shrimps.

Cụ thể hơn:

Commodity: Semi-IQF Raw Head-On Shell-On Black Tiger shrimps (Pennnues Monodon)

Djch: Tôm sú đen đông lạnh còn đầu còn vỏ sơ chế (,Pennnues Monodon – Tên khoa học cửa tôm sú).

2. Chất lượng (Quality)

“Chất lượng” là điều khoản nói lên mặt “Chất” của hàng hóa mua bán, qui định tính năng, quỉ cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệu suất, tiêu chuẩn chế tạo… của hàng hóa đó.

Xác định cụ thể phẩm chất cùa sản phẩm, là cơ sở đề xác định giá cả. Do vậy: xác định điều kiện phẩm chất tốt, dẫn đến xác định giá cả tốt, đúng và mua được hàng hóa đúng yêu cầu của mình.

Có nhiều phương pháp để xác định phẩm chất hàng hóa, dưới đây là một số phương pháp chủ yếu:

a) Xác định phẩm chất dựa vào mẫu hàng:

Là phương pháp đánh giá phẩm chất của lô hàng dựa vào phẩm chất cùa một số ít hàng hóa lấy ra làm đại diện cho lô hàng đó. Có nghĩa là phương pháp chọn mẫu.

Phương pháp này có nhược điểm là tính chính xác không cao. Nên chỉ áp dụng cho hàng hóa chưa có tiêu chuẩn hoặc khó xác định tiêu chuẩn.

Cách thức tỉén hành: người bán giao mẫu cho người mua đề kiểm tra, nếu người mua đồng ý thì người bán lập ba mẫu: một mẫu giao cho người mua, một cho trung gian, một người bán giữ để đối chiếu, giải quyết tranh chấp (nếu có) sau này.

Cũng có thể mẫu do người mua đưa cho người bán, trên cơ sờ đó người bán sản xuất một mẫu đối và ký kết hợp đồng sẽ dựa trên mẫu đối vì cỏ khả năng mẫu đối khác xa với mẫu do người mua đưa.

Yêu cằu:

  • Mẫu được rút ra từ chính lô hàng.
  • Mẫu phải có phẩm chất trung bình.

Lưu ý:

  • Mau có tính tiền không? Thông thường không tính, chỉ tính trong trường hợp giá trị mẫu quá cao hoặc số lượng mẫu quá lởn.
  • Làm cho hợp đồng và mẫu gắn với nhau.

Trên mẫu ghi: Mâu thuộc hợp đồng số… và ngược lại trên hợp đồng ghi theo mẫu số… đã được giao bên mua hoặc do người bán gửi ngày… Mlu là một phụ kiện không tách rời của hợp đồng.

Trẽn hợp đồng người ta qui đinh:

  • Tương ứng với mẫu hàng (correspond to sample).
  • Tương tự như mẫu (according to sample).

Thời gian giữ mẫu: mẫu được giữ kể từ khi đàm phán để ký hợp đồng cho đến khi hết hạn khiếu nại về phẩm chất thì có thể hủy mẫu (nếu không có tranh chấp). Còn nếu có tranh chấp, thì chỉ hủy khi tranh chấp được giải quyết xong.

b. Xác định phẩm chất dựa vào tiêu chuẩn:

Đối với những sản phẩm đã có những tiêu chuẩn thì dựa Vào tiêu chuẩn để xác định phẩm chất của sản phẩm.

Lưu ý:

  • Trước khi đưa vào hợp đồng cần hiểu rõ về nộì dung của tiêu chuẩn (tiêu chuẩn có thể do nhà nước, ngành hoặc cơ quan sản xuất ban hành nên phải ghi rõ người, nơi nặrn ban hành tiêu chuẩn).
  • Có thể sửa đổi một số chỉ tiêu trong tiêu chuẩn nếu thấy cần thiết.
  • Đã theo tiêu chuẩn nào thì cần ghi rõ, không nên 9hi mập mờ.

Ví dụ: Tiêu chuẩn cà phê Việt Nam: TCVN 4193: 2001

c. Phương pháp xác định phẩm chất dựa vào nhãn hiệu hàng hóa (Trade – mark):

Nhãn hiệu là những ký hiệu, hình vẽ, chữ… để phân biệt hàng hóa của cơ sở sản xuất này với cơ sờ sản xuất khác.

Lưu v:

  • Nhãn hiệu đã đăng ký chưa? (chỉ mua những loại sảh phẩm đã được đăng ký thì sản phẩm đó mới đảm bảo về phảm chất).
  • Được đăng ký ở thị trường nào? Hãng sản xuất có đăng ký tại thị trường mua sản phẩm chưa?
  • Cần ghi năm sản xuất, đợt sản xuất cùa sản phẩm, vì những sản phẩm đưực bán ở những thời điểm khác nhau. có thể cỏ chất lượng khác nhau nên giá cả cũng khác nhau-
  • Cần chú ý đến những nhãn hiệu tương tự.

d. Xác định phẩm chất dựa vào tài liệu kỹ thuật:

Bảng thuyết minh, hướng dẫn vận hành, lắp ráp, catalog…

Phải biến các tài liệu kỹ thuật thành một phụ kiện của hợp đồng tức là gắn nó với hợp đồng.

e. Xác định phẩm chất dựa vào hàm lượng của một chất nào đó trong sản phẩm:

Chia làm hai loại hàm lượng của chất lượng hàng hóa:

  • Hàm lượng chất có ích: qui định hàm lượng (%) min.
  • Hàm lượng chất không có ích: qui định hàm lượng (%)

f. Xác định phẩm chất dựa vào trọng lượng riêng của hàng hóa (Natural weight):

Có nghĩa là dựa vào việc xác định trọng lượng tự nhiên của một đơn vị thể tích hàng hóa để đánh giá phẩm chất của hàng hóa đó: chỉ tiêu này phản ánh độ chắc của hàng hóa.

g. Dựa vào xem hàng trước (còn gọi là đã xem và đồng ỷ – Inspected and approved):

Nếu áp dụng phương pháp này thì hợp đồng đã được ký nhưng phải có người mua hàng xem hàng hóa và đồng ý, lúc đồ hợp đồng mới có hiệu lực. Nếu người mua không đến xem trong thời gian qui định thì quá thời gian đó coi như đồng ý.

h. Xác định dựa vào hiện trạng của hàng hóa:

Phương pháp này ra đời ở Ý, sau lan dần qua Anh, Pháp, nó có tên gọi là As is sale hoặc arrive sale – có sao bán vậy. Trong phương pháp này người bán chĩ giao sản phẩm chứ không chịu trách nhiệm về phẩm chất của sản phẩm. Đặc điểm của phương pháp này là giá bán không cao.

i. Xác định phẩm chất dựa vào sự mô tả:

Nếu tất cả các đặc điểm về hình dạng, màu sắc, kích cỡ, công dựng… của sản phẩm. Phương pháp này áp dụng được cho mọi sản phẩm cỏ khả năng mô tả được.

Nhưng hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc nhiều vào khả năng của người mô tả thường đưực sử dụng kết hợp với các phương pháp khác.

k) Dựa vào chì tiêu đại khái quen dùng:

Áp dụng khi mua bán nông sản, nguyên liệu mà phẩm chất của chúng khó tiêu chuẩn hóa, trên thị trường thế giới thường dùng một số tiêu chuẩn phỏng chừng như: FAQ, GMQ.

  • FAQ – fair average quality – phẩm chất trung bình khá. Theo tiêu chuẩn này, người bán hàng từ một cảng nhất định phải giao hàng theo phẩm chất không thấp hơn phẩm chất bỉnh quân của loại hàng đó vẫn thường đưực gửi từ cảng ấy trong một thời gian nhất định (năm, quí, vụ…).
  • GMQ – good merchantable quality – phẩm chất tiêu thụ tốt. Theo tiêu chuẩn này, người bán phải giao hàng có phẩm chất bình thường được mua bán trên thị trường mà khách bình thường sau khi xem xét đầy đủ có thể chấp nhận được.

Trong thực tế, người ta có thể kết hợp được các phương pháp trên với nhau để có hiệu quả cao.

Ví du:

về điều khoản chất lượng (quality) hoặc qui cách (specification).

– Hợp đồng XK gạo:

Specification:             Broken 10% Max

Moisture 14% Max Chalky Grain 7% Max Damaged Grain 0,5% Max Yellow Grain 1 % Max Foreign Matter 0,2% Max Dịch:       Qui cách:    Tấm 10% Max

Độ ẩm 14% Max Hạt bạc bụng 7% Max

Hạt hư 0,5% Max Hạt vàng 1% Max Tạp chất 0,2% Max

– Hoặc qui định của một hợp đồng khác:

Quality: Vietnamese white Rice Long grain, 5 pet broken F.A.Q (fair average quality) of reason 2007/2008 crop as to grain procurable at the time of shipment and shall conform to the specification laid down in the schedule attached hereto (Schedule A) and shall be in sound condition.

– Hợp đồng nhập khẳu phân bón:

Specification:              Nitrogen 46% Min

Moiture 0,5% Max Biuret 1,0% Max Color white

– Hợp đồng xuất khầu bàn ghế gỗ:

Commodity, description of goods: Love set wooden furniture

  • 01 table (1.150 X 610 X 840) mm
  • 01 lounge armchair (1.040 X 600 X 450) mm and cushion
  • 02 Love armchair (590 X 610 X 840) mm and cushion.

3. Số lượng (Quantity)

Nhằm nói lên mặt “lượng” của hàng hóa được giao dịch, điều khoản này bao gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng hóa, phương pháp qui định số lượng và phương pháp xác định trọng lượng.

a. Đơn vị tính số lượng:

ở đây cần lưu ỷ về hệ thống đo lường, vì bên cạnh hệ mét, nhiều nước còn sử dụng những hệ thống đo lường khác. Ví dụ: hệ thống đo lường của Anh, của Mỹ… do đó để tránh hiểu lầm nên thống nhất dùng hệ mét hoặc qui định lượng tương đương của chúng tính bằng hệ mét.

Một số đơn vị đo lường thông dụng:

= 0,454 kg = 4,546 lit = 3,785 lit = 159 lit = 36 lit

= 1 lạng                    = 28,35 gram

= 31,1 gram

1m = 39,37 inch = 0,3048 m 1m = 3,281 ft = 1,609 km

1m = 1.0936 yard

1 MT 1 tấn

1 pound (Lb)

1 gallon (dầu mỏ) Anh 1 gallon (dầu mỏ) Mỹ 1 thùng (barrel) dầu mỏ 1 thùng (Bushel) ngũ cốc 1 ounce 1 troy ounce 1 Inch = 2,54 cm 1 foot =12 inchs 1 mile

1 yard = 0,9144 m

1 mectricTon = 1.000 kg.

  • pound (Lb)

b. Phương pháp qui định số lượng:

Trong các hựp đồng ngoại thương, người ta sử dụng hai phương pháp quỉ định số lượng hàng hóa.

  • Phương pháp qui đinh dứt khoát sổ lương.

Ví dụ: 100 xe hơi, 1.000 xe gắn máy.

Thường dùng trong buôn bán hàng công nghiệp, hàng bách hóa, những loại hàng có thể đếm được nguyên con, nguyên cáỉ, nguyên chiếc hoặc đóng trong Container.

  • Phương pháp qui đinh phỏng chừng.

Ví dụ: khoảng 10.000 MT gạo, xấp xỉ 5.000 MT cà phê.

Phương pháp này được dùng khi mua hàng hóa có khối lượng lớn như: phân bón, quặng, ngũ cốc…

Các từ sử dụng: Khoảng (about)

Xấp xỉ (approximately)

Trên dưới (more or less)

Từ… đến… (from… to…)

Ví dụ: 1.000 MT more or less 5%.

Hoặc: from 950 MT to 1.050 MT /about 1.000 MT…

c. Phương pháp qui định trọng lượng:

  • Trong lương cả bi (Gross weight): trọng lượng của bản thân hàng hóa cộng trọng lượng mọi thứ bao bỉ.

Gross weight = Net weight + tare.

  • Trong lương tinh (Net weight) chỉ tính trọng lượng của bản thân hàng hóa.
  • Trong lương thương mai (Commercial weight) là trọng lượng của hàng hóa có độ ẩm tiêu chuẩn.

Qui đổi trọng lượng thực tế của hàng hóa sang trọng lượng thương mại nhờ công thức:

Trong đó:

Gtm: trọng lượng thương mại của hàng hóa.

Gtt: trọng lượng thực tế của hàng hóa.

wtc: độ ẩm tiêu chuẩn của hàng hóa (tính bằng %)

wtt: độ ẩm thực tế của hàng hóa (tính bằng %).

❖ Trong lương ly thuvét (theorical weight), xác định trọng lượng không phải bằng phương pháp cân đong, mà bằng cách tính toán nhờ công thức:

Trong đó:

P: trọng lượng lý thuyết của hàng hóa.

Vi! thể tích của 1 đơn vị hảng hóa i.

mị! trọng lượng riêng của hảng hóa i.

S,: số lượng hàng hóa i. n: số loại hàng hóa trong lô hàng.

Phương pháp này thích hợp cho những hàng hóa có quy cách và kích thước cố định.

Ví du: Quantity: 10.000 MT plus or minus 10% at Seller’s option.

Hay: 10.000 MT more are less 5% at Buyer’s option.

4. Giao hàng (Shipment/Delivery)

Nội dung cơ bản của điều khoản giao hàng là sự xác định thời hạn, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng và thông báo giao hàng.

a. Thời gian giao hàng:

Là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Trong buôn bán quốc tế, có 3 kiểu qui định thời hạn giao hàng:

  • Thời han giao hảng có đinh kỳ:

Xác định thời hạn giao hàng.

    • Hoặc vào một ngày cố định: ví dụ : 31 – 12 – 2010.
    • Hoặc một ngày được coi là ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng: không chậm quá ngày 31 – 12 -2010.
    • Hoặc bằng một khoảng thời gian: quý 3 năm 2010.
    • Hoặc bằng một khoảng thời gian nhất định tùy theo sự lựa chọn của người mua. Ví dụ: tháng 1 ký hợp đồng, thời gian giao hàng quỉ định từ tháng 2 đến tháng 7 tùy người mua chọn (Delivery Feb/July at Buyer’s option).
  • Thời han giao hảng không đỉnh kv:

Đây là cách qui định chung chung, ít được dùng. Theo cách nảy có thề thỏa thuận như sau:

    • Giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên (Shipment by first available steamer).
    • Giao hàng khi nào có khoang tàu (Subject to shipping space available).
    • Giao hàng khi ưc được mở (Subject to the opening of ưc).
    • Giao hàng khi nào xin được giấy phép xuất khẩu (Subject to export licence).
  • Thời han giao hàng ngay:
    • Giao nhanh (prompt).
    • Giao ngay lập tức (immediately).
    • Giao càng sớm càng tốt (as soon as possible).

Ở mỗi nơi giải thích các điều kiện trên một cách khác nhau. Vì vậy, UCP 500 khuyến cáo các bên không nên dùng cách qui định này.

b. Địa điểm giao hàng:

Các phương pháp qui định địa điểm giao hàng trong buôn bán quốc tế:

  • Qui định rõ cảng (ga) giao hảng, cảng (ga) đến và cảng (ga) thông qua.
  • Qui định một cảng (ga) và nhiều cảng (ga).
  • Đối với hàng bách hóa thường quy định nhiều địa điểm gửi hàng hoặc nhiều địa điểm hàng đến.

Ví dụ: Cảngđr. Hải Phòng/Đà Nẵng/Tp. Hồ Chí Minh.

Cảng đến: London/ Liverpool.

  • Qui định cảng (ga) khẳng định và cảng (ga) lựa chọn:

Trong thuật ngữ về điều kiện cơ sở giao hàng, các bên giao dịch lựa chọn thêm cảng thứ hai hoặc cảng thứ ba.

Ví dụ:

FOB Hăm-Bua/ Rốt-xteodam.

CIF London/ Rốt-xtec-dam/ Hăm-bua.

Các bên qui định những cảng biển chủ yếu của một khu vực nào đó được coi là cảng lựa chọn đối với một trong hai bên.

Ví dụ: CIF các cảng chủ yếu châu Âu (CIF European main ports) đến khi giao hàng, bên bán có thể chỉ định bất cứ một cảng nào đó trong số cảng chủ yếu của châu Âu làm cảng hàng đến.

c. Phương thức giao hàng:

Qui định việc giao nhận được tiến hành ờ một nơi nào đó là giao nhận sơ bộ hoặc là giao nhận cuối cùng.

  • Giao nhận sơ bộ – bước đầu xem xét hàng hóa xác định sự phù hợp về số lượng, chất lượng hàng so với hợp đồng. Thường được tiến hành ở ngay địa điểm sản xuất hàng hóa hoặc nơi gửi hàng. Trong giao nhận sơ bộ, nếu có điều gỉ thỉ người mua yêu cầu khắc phục ngay.
  • Giao nhận cuối cùng — xác nhận việc người bán hàng hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.

Qui định việc giao nhận về số lượng và chất lượng.

  • Giao nhận về số lượng – xác định số lượng thực tế hàng hóa được giao bằng các phương pháp cân, đo, đong, đếm.
  • Giao nhận về chất lượng là việc kiểm tra hàng hóa về tính năng, công dụng, hiệu suất, kích thước, hình dáng…
  • Tiến hành bằng phương pháp cảm quan hoặc phương pháp phân tích.
  • Có thể tiến hành kiểm tra trên toàn bộ hàng hóa hoặc chỉ kiểm tra điển hình.

d. Thông bảo giao hàng:

Tùy điều kiện cơ sở giao hàng đã qui định, nhưng trong hợp đồng người ta vẫn qui định rõ thêm về lần thông báo giao hàng và những nội dung cần được thông báo.

  • Thông thường trước khi giao hàng, người bán thông báo: hàng sẵn sàng đề giao hoặc ngày đem hàng đến để giao. Người mua thông báo cho người bán những điều cần thiết để gửỉ hàng hoặc về chi tiết của phương tiện đến nhận hàng (nếu người mua thuê phương tiện).
  • Sau khi giao hàng: người bán phải thông báo tình hình hàng đã giao, kết quả giao hàng.

Nội dung thông báo do mục đích của chúng quyết định.

e. Một số qui định khác về việc giao hàng:

  • Đối với hàng hóa có khối lượng lớn, có thể qui định cho phép:

Giao từng phần – partial shipment allowed.

Giao một lần – total shipment.

  • Nếu dọc đường cần thay đổi phương tiện vận chuyền, có thể qui định: cho phép chuyển tải – transhipment allowed.
  • Nếu hàng hóa có thể đến trước giấy tờ, thì qui định “vận đơn đến chậm được chấp nhận” – stale bill of lading acceptable.

Ví dụ 1: Hợp đòng XK gạo:

Shipment:

  • Port of loading: Hochiminh City main port.
  • Time of shipment: July/August 2010 (earliest loading on July 1, 2010). Buyer to give seller minimum 5 days preadvice of vessel arrival at load port.
  • Loading condition: Seller guarantee to load at the rate of minimum 1.000 MT per weather working day (1.000 MT/4 gangs/ 4 derrick/ day) of 24 consecutive hours Saturday, Sunday and offical holidays excluded unless used then time to count.
  • Demurrage/despatch: USD 3.000/USD 1.500 per day.
  • Loading term: when NOR (notice of readiness) tendered before noon, laytime shall be commenced from 13:00 hour on the same date. When NOR tendered afternoon, laytime shall be commenced from 8:00 hour on next date.

Ví dụ 2: Họp đồng NKphân bón:

Shipment/Delivery:

QUAN Tty XUẢTNHẬP KHẤU

  • Time of shipment: not later than NOV. 15, 2010.
  • Port of loading: Indonesia main port.
  • Destination: Saigon port.
  • Notice of shipment: within 2 days after the sailing Date of Carrying vessel to S.R. Vietnam, the Seller shall notify by cable to the Buyer the following informations: L/C number, Amount, Name and Nationality of the vessel, B/L Number/ date, port of loading, date of shipment, expected date of Arrival at discharging port.
  • Discharging terms: when NOR tendered before noon, laytime shall be commenced from 13:00 on the same date. When NOR tendered afternoon, laytime shall be commenced from 8:00 on next date.
  • Discharging term: 1.000 MT/day WWDSHEX EIU.
  • Dem/des: USD 4.000/half.

5. Giá cả (Price)

Trong điều kiện này cần xác định: đơn vị tiền tệ của giá cả, mức giá, phương pháp qui định giá cả, giảm giá, điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng.

a. Đồng tiền tính giá:

Gỉá cả của một hảng hóa lả biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa đó. Nên khi ghi giá bao giờ người ta cũng phải xác định tiền tệ để biểu thị giá đó. Đồng tiền ghi giá có thể là đồng tiền của nước người bán hoặc nước người mua, cũng có thể của nước thử ba.

b. Xác định mức giá:

Giá cả trong các hợp đồng ngoại thương lả giá quốc tế.

c. Phương pháp định giá:

Thường dung các phương pháp sau:

❖ Giả cố đinh: (fixed price) giá được khẳng định lúc ký kết hợp

đồng và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp

đồng.

❖ Giá qui đinh sau: được xác định sau khi ký hợp đồng hoặc bằng cách đàm phán, thỏa thuận trong một thời gian nào đó, hoặc bằng cách dựa vào giá thế giới ờ một ngày nào đó trước khi giao hàng.

❖ Giá có thể xét lai: (rivesable price), giá đã được xác định trong lúc ký hợp đồng, nhưng có thể được xem xét lại nếu sau này, vào lúc giao hàng, giá thị trưởng của hàng hóa đó có sự biến động tới mức nhất định.

❖ Giả di động: (sliding scale price): là giá cả được tính toán dứt khoát vào lúc thực hiện hợp đồng trên cơ sờ giá cả qui định ban đầu, có đề cập tới những biến động về chi phí sản xuất trong thời kỳ thực hiện hợp đồng. Giá di động thường đưực vận dụng trong các giao dịch cho những mặt hồng có thời hạn chế tạo lâu dài như thiết bị toàn bộ, tàu biển, các thiết bị lớn trong công nghiệp… Trong trường hợp này, khi ký kết hợp đồng người ta qui định một giá ban đầu (basic) và qui định cơ cấu giá đó, đồng thời qui định phương pháp tính toán giá di động sẽ vận dụng.

Ngày nay, phương pháp tính giá di động được nhiều người vận dụng là phương pháp do ủy ban kinh tế châu Âu của Liên hiệp quốc đề ra trong “Điều kiện chung cung cấp thiết bị”. Theo đó, gỉá di động được tính bằng công thức:

Trong đó:

P1: giá cuối cùng, dùng để thanh toán.

Po: giá cơ sỡ, được qui định khi ký kết hợp đồng.

a, b, c: cơ cấu của giá cả được tính bằng % của các yếu tố:

a + b + c = 100%

a – Tỷ trọng của chi phí cố định (chi phí hành chính, tỷ lệ lãi cho người kinh doanh…)

b – Tỷ trọng của các chi phí về nguyên vật liệu,

c – Tỷ trọng của các chi phí về nhân công.

Mo và M1: giá của nguyên vật liệu, ở thời điểm ký kết hợp đồng và thời điểm xác định giá thanh toán.

So và S1: tiền lương hoặc chỉ số tiền lương ở thời kỳ ký kết hợp đồng và thời kỳ xác định giá thanh toán.

d. Giảm giá (discount):

Trong thực tế mua bán hiện nay, người ta sử dụng rất nhiều loại giảm giá (khoảng 20 loại giảm giá).

  • Xét về nguyên nhân giảm giá, có các loại:
  • Giảm giá do mua với số lượng lớn.
  • Giảm giá thời vụ: giành cho những người mua hàng trái thời vụ, nhằm khuyến khích người mua, mua hàng vào lúc nhu cầu ít căng thẳng.
  • Giảm giá do hoàn lại hàng mà trước đó đã mua.
  • Nếu xét vè cách tính toán các loai giảm giá, cố các loại
  • Giảm giá đơn: thường được biểu thị bằng một mức % nhất định so với giá chào hàng.
  • Giảm giá kép: (còn gọi là giảm giá liên hoàn) là chuỗi liên hoàn các giảm giả đơn mà người mua được hưởng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
  • Giảm giá lũy tiến: là loại giảm giá có mức tăng dần theo số lượng hàng được mua bán trong một đợt giao dịch nhất định.
  • Giảm giá tặng thưởng (bonus): là loại giảm giá mà ngươi bán thưởng cho người mua thường xuyên, nếu trong một thời hạn nhất định (ví dụ 6 tháng, 1 nẳm) tổng số tiền mua hàng đạt tới một mức nhất định.

e. Điều kiện cơ sờ giao hàng tương ứng:

Trong việc xác định giá cả, người ta luôn định rõ điều kiện cơ sở giao hàng cố liên quan đến giá đó. Vì vậy, trong các hợp đồng mua bán, mức giá bao giờ cũng được ghi bên cạnh một điều kiện cơ sở giao hàng nhất định.

Ví dụ: Hợp đồng mua bán gạo cần ghi giá:

  • Unit price: USD 475/MT Saigon port Hochiminh City (Incoterms 2000).
  • Total amount: 750.000 USD.

Chú ý:

  • Hãy ghi cho chính xác và đầy đủ – theo Incoterms năm nào, nếu sơ suất chỉ ghi FOB có thể chiếu theo một định nghĩa FOB khác đi, khi làm việc với Mỹ, sẽ có thể phải chấp nhận điều kiện FOB Mỹ (Xem lại chương 2).
  • Hãy nhớ Incoterms chỉ mang tính chất bổ sung, có nghĩa là áp dụng Incoterms khi không có quỉ định cụ thể của hợp đồng. Hãy đừng mắc sai sót như một hãng Pháp đã mắc: Khi ký hợp đồng, họ ghi giao hàng theo điều kiện FOB (Incoterms 1980), nhưng lại ghi thêm: rủi ro chuyền giao ở cảng dỡ hàng. Điều đó dẫn đến: người bán phải chịu rủi ro tới cảng dỡ hàng, chứ không áp dụng FOB theo Incoterms – rủi ro được chuyển ở cảng bốc hàng.

6. Thanh toán (Settlement payment)

Trong mục này của hợp đồng quy đjnh: đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền, hình thức trả tiền, các chứng từ là căn cứ để trả tiền.

a. Đồng tiền thanh toán (Currency of payment):

Việc thanh toán tiền hàng được tiến hành bằng đồng tiền của nước xuất khẩu, của nước nhập khẩu hoặc một nước thứ ba. Đôi khỉ trong hợp đồng còn cho quyền người nhập khẩu được thanh toán bằng các ngoại tệ khác nhau tùy theo sự lựa chọn của mình.

Đồng tiền dùng trong thanh toán hàng hóa được gọi là đồng tiền thanh toán.

Đồng tiền thanh toán có thể trùng hợp hoặc không trùng hợp với đồng tiền ghi giá. Nếu không trùng hợp thì phải qui định tỷ giá chuyển đổi.

b. Thời hạn thanh toán (Time of payment):

Có thể trả ngay, trả trước hoặc trả sau.

  • Trả ngay: trong buôn bán quốc tế “trả ngay” có tính chất quy ước. Đó là việc trả tiền được thực hiện trong thời gian hợp lý cho phép người mua xem xét chứng từ giao hàng.
  • Trả trước: là việc người mua cung cấp tín dụng cho người bán dưới hình thức ứng tiền hoặc ứng trước hiện vật (máy móc, nguyên vật liệu…) trả trước cũng còn có nghĩa là người mua đặt cọc hoặc cam kết thực hiện hợp đồng.
  • Trà sau: là việc người bản cung cấp tín dụng cho người mua.

Người ta có thể áp dụng kết hợp việc trả ngay, trả trước và trả sau trong một hợp đồng.

c. Hình thức thanh toán (Methods of payment):

Có nhiều hình thức thanh toán khác nhau: ưc, Clean collection, D/A, D/P, T/T, M/T, CAD, tiền mặt, chèque… mỗi phương thức có những ưu, nhược điểm khác nhau, cần nghiên cứu kỹ đẻ có thể chọn được phương thức thanh toán thích hợp. (xem lại chương “Thanh toán quốc tế” phần I).

d. Bộ chứng từ thanh toán (Payaient documents):

Bộ chứng từ thanh toán gồm: phương tiện thanh toán (thường là hối phiếu) và các chứng từ gừi hàng (shipping documents), cụ thể gồm:

  • Hối phiếu (Bill of Exchange).
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).
  • Vận đơn (Bill of lading).
  • Chứng thư bảo hiểm (Insurance policy/insurance certificate) – nếu xuất nhập khẩu theo điều kiện CIF/CIP.
  • Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (Certificate of quality).
  • Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng hàng hóa (Certificate of quantity/ weight).
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of origin).
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list).
  • Các chứng từ khác (Other documents).

(xem chi tiết trong chương 12 “Các chứng từ chủ yếu trong kinhn doanh XNK” phan IV).

Ví dụ:

Payment:

By Irrevocable letter of credit the full amount of the contract value.

  • ƯC beneficiary: Truong Thanh Furniture corporation.
  • ƯC advising bank: Agribank (Vietnam Bank Agriculture and Rual Development)
  • Bank of opening ƯC: Barcelona Bank, Spain.
  • Time of opening L/C: Not later than Oct. 10, 2010.
  • Payment Document:

One full set pf shipping document for each shipment is required as follows:

  • Bill of Lading: 2/3 set of clean on board marine bill of lading made out to order of shjpper and blank endorsed, marked “Freight collect”
  • Signed Commercial Invoice issued by the Seller in 03 originals and 03 copies.
  • Packing list in 03 originals issued by the Seller indicating net, gross weight and measurement for 01 container.
  • Certificate of origin form A: Certificate of origin by the Vietnam Chamber of Commerce and Industry in 01 original and 03 copies.
  • Fumigation certificate: Fumigation certificate by Vietnam fumigation company in 01 original and 02 copies.
  • Beneficiary’s certificate: Certifying that 1/3 set original B/L and shipping documents hâve been sent to CFR (buyer) within 05 days after B/L date.

7. Bao bì và ký mã hiệu (Packing and Marking).

a. Bao bì:

Trong điều khoản này các bên giao dịch thường thỏa thuận với nhau về:

  • Yêu cầu chất lượng bao bi.
  • Phương thức cung cấp bao bì.
  • Giá cả bao bì.
  • Phương pháp qui đinh chắt lương bao bì:
  • Qui định chung chung:

Chất lượng bao bi phù hợp với một phương tiện vận tải nào đó.

Ví dụ:

  • Bao bì phù hợp với vận   chuyển đường sắt.
  • Bao bì phù hợp với vận    chuyển đường biển.
  • Bao bì phù hợp với vận   chuyển đường hàng  không.

Phương pháp này có nhược điểm là có thể dẫn đến tranh chấp vì hai bên không hiểu giống nhau.

  • Qui định cụ thể:
  • Yêu cầu vật liệu làm bao bỉ.
  • Yêu cầu về hình thức của bao bì: Hộp (case), bao (baies), thùng (drums), cuộn (roll), bao tải (bags)…
  • Yêu cầu về kích thước bao bì…
  • Yêu cầu về số lớp bao bì và cách thức cấu tạo của mỗi lớp đó.
  • Yêu cầu về đai nẹp bao bì…
  • Phương pháp cung cẳp bao bì:
  • Phương pháp phổ biến nhất: bên bán cung cấp bao bỉ cùng với việc giao hàng cho bên mua.
  • Bên bán ứng trước bao bi để đóng gói hàng hóa, nhưng sau khi nhận hàng bên mua phải trả lại bao bì /thuê bao bì. Phương pháp này dùng với các loại bao bỉ có giá trị cao hơn giá hàng/bao bì chuyên dùng (container).
  • Bên mua gửi bao bỉ đến trước để đóng gói: phương pháp này áp dụng khi bao bì khan hiếm và thị trường thuộc về người bán.

❖ Phương pháp xác đinh giả cả bao bi:

  • Được tính như giá hàng.

Cả bỉ coi như tịnh: Gross = net + tare = gross weight for net.

  • Được tính vào giá hàng (Packing charges included).
  • Bao bì được tính riêng.

Tính theo lượng chi thực tế hoặc tính theo phần trăm so với giá hàng.

b. Ký mã hiệu:

Là những ký hiệu, hàng chữ hướng dẫn sự giao nhận, vận chuyển, bảo quản hàng hóa.

Yêu cầu của ký mã hiệu:

  • Được viết bằng sơn hoặc mực không phai, không nhòe.
  • Phải dễ đọc, dễ thấy.
  • Có kích thước lớn hơn hoặc bằng 2
  • Không làm ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hóa.
  • Phải dùng màu đen hoặc tím đối với hàng hỏa thông thường, màu đỏ đối với hàng hóa nguy hiềm, màu cam đối với hàng hóa độc hại – bề mặt viết ký mã hiệu phải bào nhẵn.
  • Phải viết theo thứ tự nhất định.
  • Ký mã hiệu phải được kẻ ít nhất trên hai mặt giáp nhau.

Ví dụ 1: Qui định chung chung:

Packing:     Export Standard with can withstand with Sea transportation.

Ví dụ 2: Đóng gói cà phê:

Packing: In about 60 kg Neư 60,7 kgs gross, 300 bags per container.

Hoặc kỹ hơn:

Packing: 60 kgs net, 0.65 kgs tare. New uniform jute bags required for the whole lot, to be closed by jute yarn or cotton yarn. Weight for payment is the net shipping weight, 0.5% franchise.

8. Đảo hành (Warranty)

Trong điều khoản này, cần phải thẻ hiện được hai yếu tố:

  • Thời gian bảo hành: cần phải qui định hết sức rõ ràng.
  • Nôi dung bảo hành: có nghĩa là người bán hàng cam kết: trong thời hạn bảo hành hàng hóa sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, đặc điềm kỹ thuật, phù hợp với qui định của hợp đồng, với điều kiện người mua phải nghiêm chỉnh thi hành sự hướng dẫn của người bán về sử dụng và bảo duỡng. Nếu trong giai đoạn đó, người mua phát hiện thấy khuyết tật của hàng hóa, thì người bán phải sửa chữa miễn phí hoặc giao hàng thay thế.

Chú ý: đừng nhầm lẫn điều khoản bảo hành và hợp đồng duy trì bảo dưỡng. Hợp đồng này bắt đầu có hiệu lực khi bảo hành thông thường kết thúc.

Ví dụ: Điêu khoản bào hành thiết bị tin học:

“Thiết bị của chúng tôi được bảo hành trước mọỉ khuyết tật về chế tạo, thời hạn 1 năm kể từ ngày giao hàng. Ngoại trừ mọi hư hỏng do nguyên nhân háo mòn trong sử dụng thông thường, biến chát hay tai nạn do bất khả kháng, sơ ý, lỗi trong giám sát, bảo dưỡng hay sử dụng sai qui trình”, về mặt này, sử dụng như dưới đây được coi là sử dụng sai: sử dụng không tuân theo điều kiện hướng dẫn trong mỗi đợn hàng, hay nếu không có qui định trong đơn hàng thì theo điều kiện ghi trong các chứng từ, bản vẽ, qui định giao hàng cùng với thiết bị cho khách. Bảo hành chỉ giới hạn chặt chẽ về việc thay thế thuần túy các chi tiết được xác định lả kém phẩm chất, không có bồi thường nào khác, với điều kiện ghi rõ là hàng được gửi đã trả chi phí tới cho chúng tôi kèm theo bao bỉ của các chi tiết hư hỏng.

Thay thế một chi tiết không dẫn đến việc kéo dài hay tính lại thời hạn bảo hành đó bắt đầu từ ngày giao hàng. Địa điềm bảo hành: “Tại nhà máy và các đại lý của người bán – có địa chỉ kèm theo. Chi phí đi lại của kỹ thuật viên (nếu có) trong thời hạn bảo hành do khách hàng chịu”.

9. Phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty)

Điều khoản này qui định những biện pháp khi hợp đồng không được thực hiện (toàn bộ hay một phần) do nguyên nhân chủ quan gây ra. Điều khoản này cùng lúc nhằm hai mục tiêu:

  • Làm cho đối phương nhụt ý định không thực hiện hay thực hiện không tốt hợp đồng.
  • Xác định số tiền phải trả nhằm bồi thường thiệt hại gây ra mà không phải yêu cầu tòa xét xử.

Các trường hơp phat:

  • Phạt chậm giao hàng:

Ví dụ: nếu người bán giao hàng chậm thì các khoản phạt sẽ áp dụng như sau: tuần đầu chậm giao, không tính phạt; từ tuần thứ hai đến tuần thứ năm 1%/tuần giao chậm; từ tuần thứ sáu: 2%/tuần, nhưng tổng số tiền phạt giao chậm không quá 10% tổng giá trị hàng giao chậm.

Một ví dụ khác: “Trường hợp hàng giao chậm quá 30 ngày, hợp đồng này được hủy bỏ hoàn toàn hựp pháp, bên bán sẽ phải trả cho bên mua tiền bồi thường thiệt hại ỉà 5% tổng giá trị hợp đồng”.

  • Phạt giao hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng: Các biện pháp giải quyết:
  • Hủy ngay đơn hàng, không thanh toán tiền bồi thường.
  • Yêu cầu thay thế ngay lô hàng bị từ chối.
  • Yêu Cầu nhà cung cấp giao hàng khác thay thế lô hàng, chi phí do nhà cung cấp vi phạm chịu.

Các biện pháp trên được áp dụng kèm theo tỷ lệ tiền phạt.

  • Phạt do chậm thanh toán.
  • Phạt một tỷ lệ phần trăm của số tiền đến thời hạn thanh toán, tính theo thời hạn chậm thanh toán. Ví dụ: 2% của số tiền chậm thanh toán/tháng.
  • Phân bố lãi suất chậm thanh toán, thường vận dụng tỷ lệ chiết khấu chính thức hay lãi suất hợp pháp được công bố hay lãi suất vay quá hạn của các ngân hàng, có ỉúc còn cộng thêm vài %, ví dụ: “Trường hợp chậm thanh toán, kể từ ngày đến hạn, số tiền chưa trả được tính lãi. Lãi suất tính theo lãi suất quá hạn của các ngân hàng cộng thêm 2%).

10. Bảo hiểm (Insurance)

Trong điều khoản này cần thỏa thuận ai là người mua bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm cần mua và loại chứng thư bảo hiểm cần lấy.

11. Bất khả kháng (Force majeure) hoặc còn có tên là “Acts Of God” – Hành vi Thượng Đế

Bất khả kháng là sự kiện khi xảy ra làm cho hợp đồng trở thành không thẻ thực hiện được, mà không ai bị coi là chịu trách nhiệm. Các sự kiện bất khả kháng mang ba đặc điểm sau:

  • Không thể lường trước được.
  • Không thể vượt qua.
  • Xảy ra từ bên ngoài (do khách quan gây ra).

Tuy nhiên, vẫn cỏ thể quỉ định trong hợp đồng coi là bất khả kháng các sự kiện mà binh thường thi không có đủ ba đặc điểm trên, ví dụ: đình công, hỏng máy, mất điện, chậm được cung cáp vật tư… cùng có thề qui định thêm rằng: các sự kiện đó chỉ tạm ngưng việc thực hiện hợp đồng chứ không làm hợp đồng mất hiệu lực.

Điều khoản bất khả kháng gồm ba tiều khoản sau:

  • Các sự kiện tạo nên bất khả kháng.
  • Thủ tục ghi nhận sự kiện.
  • Hệ quả của bất khả kháng.

Ví dụ: Force Majeure:

Force Majeure shall be understood to be unforeseeable and un­avoidable event beyond the control of both the contracting parties, which in fact, causes difficulties directly preventing the performance of the contractual obligation. Force Majeure circumstances must be notified by cable by each party to the other within 7 days and confirmed by writing within 10 days frorft the cable together with a certificate of Force Majeure issued by the Chamber of Commerce concerned. Beyond this time Force Majeure circumstances shall not be taken into consideration.

12. Khiếu nại (Claim)

Khiếu nại là các đề nghị, do một bên đưa ra đối với bên kia do số lượng, chất lượng giao hàng hoặc một số vấn đề khác không phù hợp với các điều khoản đã được qui định trong hợp đồng.

Trong điều khoản nảy các bên qui định trình tự tiến hành khiếu nại, thời hạn có thể nộp đơn khiếu nại, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc phát đơn khiếu nại, các phương pháp điều chỉnh khiếu nại.

Khiếu nại được đưa ra dưới dạng văn bản và gồm các dữ liệu sau: Tên hàng, số lượng và xuất xứ hàng hóa, cơ sở để khiếu nại kèm theo chỉ dẫn chính về những thiếu sót mà đơn khiếu nại được phát ra, các yêu cầu về điều chỉnh khỉếu nại.

Đơn khiếu nại được gửi kèm theo các chứng từ cần thiết như: Biện bản giám định, biên bản chứng nhận tổn thất mất mát, vận đơn đường biển, bản liệt kê chi tiết, giấy chứng nhận chất lượng.,.

13. Trọng tài (Arbitration)

Trong điều khoản này cần qui định các nội dung sau:

  • Ai là người đứng ra phân xử (tòa án Quốc Gia hay tòa án trọng tài, trọng tài nào, thành lập ra sao?) để giải quyết tranh chấp giữa các bên giao dịch, khi những tranh chấp này không thể giải quyết bằng con đường thương lượng.
  • Luật áp dụng vào việc xét xử.
  • Địa điểm tiến hành trọng tài.
  • Cam kết chấp hành tài quyết.
  • Phân định chi phí trọng tài…

Trong các nội dung kể trên thì 2 vấn đề trọng yếu là: chọn trọng tài và chọn luật.

(Xem chi tiết chương 13, Giáo trình Quản trì Xuất Nhập khẩu).

Ví dụ:

Arbitration:

When realizing this contract, if any dispute is unable to be agreed on the negotiation between both sides, it will be brought to the Vietnam International Arbitration Center beside the Chamber of Commerce and Industry in Hanoi to solve according to the international commercial law and this is final and binding.