1. Đôi nét về các hệ thống luật
Mỗi quốc gia đều có hệ thống luật của riêng mình. Các nhà đàm phán quốc tế thường thông hiểu luật kinh doanh của nước minh nhưng lại ít am tường những hệ thống pháp lý khác. Điều này thật nguy hiềm: một hợp đồng đôi khi không thể thi hành được (do thảm phán không bắt buộc thi hành) hoặc chứa đựng rất nhiều cạm bẫý ẳn giấu đằng sau những điều khoản tường chừng như “bình thường” ấy…
Có bốn dòng luật chính: hai trong số đó (luật Anh – Mỹ và luật lục địa) có tầm quan trọng rất to lớn trong mậu dịch quốc tế. Bất cứ nhà đàm phán quốc tế nào cũng nên hiểu đôi chút về hai dòng luật quan trọng này.
Bốn dòng luật chính đó là:
- Luật lục địa.
- Luật Anh – Mỹ.
- Luật Xã hội chủ nghĩa (cũ).
- Luật tín ngưỡng – Luật đạo Hồi.
Luật lục địa“Continental” Law:
Dòng luật này được gọi là “Luật lục đỉa” vì được áp dụng phổ biến ở các nước Châu Âu lục địa, ví dụ như: Pháp, Đức, Italia… Luật này bắt đầu từ bộ luật do Đế chế La Mã Justinian ban hành cách đây 1500 năm. Vì lý do này, các luật gia thưởng gọi nó là “luật La Mã”. Năm 1803, Napoleon đã sửa đổi lại bộ luật Justinian và bộ luật mới của Napoleon đã ảnh hưởng đến nhiều hệ thống pháp lý khác trên toàn thế giới, bao gồm Nhật Bản và hầu hết các nước Nam Mỹ. Bản chất cùa Luật “Lục địa” là sự soạn thành luật: một bộ luật đầy đủ sẽ trình bày hết những gì hợp pháp và những gỉ bất hợp pháp. Luật dân sự của Đức là một ví dụ điển hình. Hệ thống luật lục địa đã phát triển khá hoàn hảo phần dân luật, đặc biệt lả nhánh luật thương mại và luật hợp đồng.
Tính hệ thống chặt chẽ là đặc điểm chung cùa dòng luật “Lục địa”, nhưng trong cùng hệ thống, luật của mỗi nước rất khác nhau, ví dụ: luật Pháp và Đức là ờ hai thái cực. Luật Đức thực dụng và chặt chẽ hơn luật Pháp nhiều. Luật Pháp được coi là trí tuệ, nhưng có khi lại không thích ứng với thực tế kinh doanh. Người ta coi luật Pháp là luật của người mua, bởi nó thuận lợi cho người mua (có bảo hành ẩn tỳ theo phảp định, không hạn’chế về thời gian, nghĩa vụ tư vấn, hướng dẫn, trách nhiệm người bán rất nặng). Ngược lại, luật Đức được coi là luật của người bán, bởi rất thuận lợi cho người bán như: người bán khồng cỏ nghĩa vụ bảo hành.
Luật Anh – Mỹ – “Anglo – American” Law:
Không giống luật lục địa, luật Anh – Mỹ (và luật của nhiều nước nói tiếng Anh khác) không hoàn toàn được soạn thảnh văn bản. Truyền thống luật bất thành văn đưa ta trở lại thời những vị vua xa xưa ngồi dưới gốc cây sồi phán quyết từng vụ án một.
Đẻ đạt được công bằng, nhà vua xét xử mỗi vụ án dựa trên các phán quyết cùa những vụ án tương tự xày ra trước đó, cái gọi là “tiền lệ”. Vì lý do này, các luật gia thường gọi luật Anh – Mỹ là luật “điển cứu” hay luật trường hợp.
Ngày nay, công luật nói chung được soạn thảo thành luật, trong khi dân luật phần lớn vẫn còn là “luật điển cứu”. Hệ thống luật “điền cứu” được sử dụng phổ biến ở Anh – Mỹ vả nhiều nước thuộc địa của Anh như ức chẳng hạn.
Cần lưu ý rằng, ngày nay luật thương mại của Mỹ đã là luật thành văn, không còn cái thời buổi lộn xộn mà mỗi một tiều bang áp dụng những tập quán pháp lý khác nhau. Đạo luật thương mại thống nhất (Uniform Commercial Code – UCC) được soạn thành luật từ năm 1941 đến 1952. Bản hiệu đính năm 1962 được 49 tiểu bang chấp nhận và thực hiện, đến bản hiệu đính năm 1972 thì toàn quốc đều chấp nhận. Mặc dù mỗi tiểu bang diễn giải luật ucc một cách khác nhau nhưng tựu trung lại hệ thống luật này đã là kim chỉ nam cho lối suy nghĩ của người Mỹ hiện nay.
Vì Anh và Mỹ luôn chiếm ưu thế trong mậu dịch quốc tế nên tư tường pháp lý Anh – Mỹ phát triển khá toàn vẹn, đặc biệt là luật thướng mại và hợp đồng của các quốc gia trao đổi mậu dịch mạnh phát triển rất mạnh mẽ.
Giữa luật Anh và Mỹ cũng có nhiều điểm khác nhau.
Luật Xã Hội Chủ Nghĩa – Socialist Law:
ở các nước XHCN có một ngành luật riêng – Luật Kinh tế. Theo quan niệm truyền thống, Luật Kinh tế là tổng các qui phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức kinh tế XHCN hoặc giữa các tổ chức kinh tế XHCN với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của nhà nước giao cho.
Luật Kinh tế có hệ thống chủ thể riêng, đó là những tổ chức kinh tế, cá nhân có đủ điều kiện để tham gia vào những quan hệ do Luật Kinh tế điều chỉnh.
Nguồn của Luật Kinh tế bao gồm luật và các văn bản dưới luật; Đó là:
- Hiến pháp: là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp.
- Luật: là văn bản qui phạm pháp luật có hiệu lực pháp luật sau Hiến pháp, do Quốc hội ban hành, qui định những vấn đề quan trọng trong quản lý kinh tế của Nhà nước và trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nghị quyết của Quốc hội về kinh tế.
- Pháp lệnh của ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Nghị quyết, nghị định của Chính phủ.
- Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định, chỉ thị, thông tư của các bộ cũng như các thông tư liên bộ, liên ngành.
Luật tin ngưỡng – Religious (Islamic) law:
Luật tín ngưỡng được áp dụng rất thịnh hành ờ các quốc gia Hồi giáo. Luật hình sự và gia đình phát triển mạnh theo tư tưởng pháp lý hồi giáo, ngược lại luật thương mại, luật hợp đồng rất yếu. ở một vài quốc gia hồi giáo (ví dụ Pakistan) áp dụng luật thương mại Anh.
Nghiên cứu 4 dòng luật kể trên, đặc biệt là luật Anh – Mỹ và luật Lục địa ta thấy: cách tiếp cận luật pháp khác nhau sản sinh ra những vụ kiện tụng khác nhau, cách tố tụng khác nhau, cũng như ngôn ngữ hợp đồng cũng rất khác nhau nếu như hợp đồng soạn thảo theo Luật Lục địa có thể ngắn gọn rõ ràng, thì hợp đồng soạn theo luật XHCN (cũ) hoặc luật hồi giáo phải chi tiết, cụ thể. Còn các luật gia Anh – Mỹ lại thảo ra các hợp đồng dài dòng với ngôn ngữ khó hiểu. Lý do: có !ẽ là các luật sư được tính tiền bằng chữ, một hợp đồng dài kiếm được nhiều tiền hơn một hợp đồng ngắn. Đấy cũng lả một phần sự thật, nhưng nguyên nhân sâu xa không phải ờ đây. Ta hãy nhớ lại: Luật Anh – Mỹ là luật điển cứu, nên trước khi thẩm phán đưa ra xét xử, không ai biết được luật trong mỗi vụ án nói gì. Vỉ vậy, để tránh những bất ngờ, các bên phải thảo ra hợp đồng chi tiết bao hàm hết mọi khả năng có thể xảy ra – hợp đồng dài, đầy những điều kiện và ngoại lệ.
Những điều nêu trên cho thấy: Các nhà đàm phán, soạn thảo hợp đồng ngoại thương cần phải hết sức quan tâm đến luật áp dụng.
2. Luật áp dụng
Không có một hợp đồng nào là hoàn hảo. Khi hợp đồng không giải đáp được một vấn đề nào đấy thi việc giải quyết vấn đề sẽ phụ thuộc vào luật áp dụng.
Về nguyên tắc các bên tham gia ký hợp đồng phải thương lượng với nhau về luật áp dụng trước khi thảo hợp đồng. Nếu không quy định trước về luật áp dụng, hai bên có thể đưa ra những điều khoản không thể thực hiện được.
Sau đây là vài ví dụ về điều khoản luật áp dụng:
Ví du 1: Hợp đồng này, và tất cả những vấn đề khác liên quan đến sự hình thành, giá trị pháp lý, sự giải thích và áp dụng hợp đổng sẽ bị chi phối bởi hệ thống luật tiểu bang New York.
(This contract, and all questions concerning its formation, validity, interpretation and application shall be governed by the laws of the state of New York.)
Điều khoản luật áp dụng không chỉ đề cập đến luật áp dụng vào hợp đồng mả đôi khi còn đề cập đến luật không được áp dụng. Điều khoản này xuất phát từ hợp đồng phụ về công nghệ vũ trụ. Thầu chính là Mỹ, còn thầu phụ là Đức.
Ví du 2: Hợp đổng sẽ bị chi phối bởi hay bị lệ thuộc vào và được giải thích theo luật tiểu bang Florida.. .Hợp đồng này sẽ không bao hàm hay kết hợp chặt chẽ với các điều khoản của “Công ước Liên Hiệp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”
(The contract shall be governed by, subject to, and construed in accordance with the laws of the state of Florida… This contract shall not include or incorporate the provisions of the “United Nations convention on Contract for the International Safe of Goods”)
Hợp đồng này được soạn thảo ra vào lúc cả Hoa Kỳ lẫn Đức đang trong quá trinh thông qua Công ước Liên Hiệp Quốc về HĐ mua bán hàng hóa qốc tế (còn gọi là Công ước Viên, 1980). Hai bên muốn loại bỏ những điều khoản của Công ước này ra khỏi hợp đồng của họ.
Điều gì sẽ xảy ra nếu trong suốt quá trình thương thảo, hai bên không thể thỏa thuận với nhau về luật áp dụng. Chẳng hạn như 2 công ty Pháp và Trung Hoa ký hợp đồng, Pháp không chấp nhận luật Trung Hoa và ngược lại Trung Hoa cũng không chấp nhận luật Pháp. Trước tiên, hai bên sẽ đi đến thỏa thuận chọn luật nước thử 3, chẳng hạn như luật Anh hay Thụy Sĩ. Sau đó, hai bên có thẻ đồng ý với luật của một bên đưa ra, nhưng thảo ra chi tiết một hợp đồng trong đó hầu như không để lại một chút gi cùa luật được quyết định áp dụng. Chấp nhận luật pháp của bên đối tác không có gì nguy hiểm nếu như bạn nghiên cứu kỹ càng và thảo ra một hợp đồng rõ ràng, chi tiết và công bằng. Ngoài ra còn có một khả năng thứ ba: Nếu hai bên không thẻ đi đến một thoả thuận, đôi khi bạn sẽ gặp điều khoản như sau:
Ví du 3: Trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, bát kỳ tranh chấp nào liên quan đến hợp đồng sẽ được giải quyết bời cả hai bên thông qua bàn bạc thảo luận với tinh thần hữu nghị. Nếu sau cuộc thào luận bàn bạc như thế mà hai bên vẫn không đí đến thòa thuận, tranh chấp sẽ được đưa ra tổ chức trọng tài.
Việc xét xử sẽ do tổ chức trọng tài của Phòng Thương mạị Stockholm, Thụy Điển giải quyết…
Luật áp dụng vào việc phân xử sẽ là luật của một nước thứ ba và do ủy ban trọng tài quyết định.
(During the performance of the Contract, any dispute in connection with the contract shall be settled by the both parties through consultation in the spirit of friendliness. If no agreement can be reached after such consultation, the dispute shall be submitted to arbitration.
The arbitration shall be the conducted in the Arbitration Institute of the Stockholm Chamber of Commerce, Sweden…
The law applicable to the arbitration shall be neutral and be decided by the arbitration committee.)
Cho phép ủy ban trọng tài quyết định luật áp dụng rất nguy hiểm: các bên tham gia hợp đồng không biết được luật áp dụng vào hợp đồng là luật nào, kết quả của những vụ kiện chung chung này trở nên không thẻ đoán trước được, và nguy cơ phải chịu nhiều phí tổn rất cao.
Điều khoản kế tiếp, rút ra từ hợp đồng cung cấp thiết bị của Đức cho Mỹ, minh họá cho khả năng thứ tư như sau:
Ví du 4: Hợp đồng này sẽ được diễn giải theo luật pháp Cộng hòa liên bang Đức. Tuy nhiên nếu luật Đức mâu thuẫn với luật Texas hay Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đối với bất kỳ tranh chấp nào giữa hai bên, thì hai bên sẽ cố gắng hét sức minh để đí đến một thoả hiệp hợp tình hợp lý cho cả đôi bên. Trong trường hợp không thể đi đển một thỏa hiệp chung, tranh chắp sẽ được đưa rà giải quyết theo đúng thỏa thuận trọng tài của hai bên.
(This Agreement shall be interpreted in accordance with the laws of the Federal Republic of Germany. If however, the German law conflicts with Texas or US federal laws regarding any dispute between the parties, then the parties agree to use their best efforts to negotiate an equitable compromise acceptable to both sides hereto. In the event that such a compromise cannot be reached in a timely manner, then the dispute shall be settled in accordance with the separate “Arbitration Agreement” between the parties.).
Vì hai bên không thể đồng ý với nhau về luật áp dụng, họ đã phải chỉ định ra cả ba luật. Điều khoản dự kiến trước mọi khó khăn, tranh chấp và phân xử có thể xảy ra do sự dàn xếp rắc rối này và trọng tài chính là người cuối cùng quyết định luật thực sự được áp dụng là luật nào.
Điều đáng ngạc nhiên là số liệu thống kê cho thấy: đa số hợp đồng ngoại thương đã chọn cách giải quyết kém hiệu quả hơn – nhường cho tòa án, trọng tài quyết định luật áp dụng trong trường hợp này, toà án trọng tài thường cân nhắc 4 yếu tố sau để chọn luật:
- Nơi thực hiện hợp đồng (nghĩa là nơi phần lớn công việc được thực hiện).
- Nơi ký hợp đồng.
- Ngôn ngữ hợp đồng.
- Đơn vị tiền tệ, trọng lượng, thể tích quy định.
Trong thực tế, nơi thực hiện hợp đồng lả yếu tố quyết định.
Vài điều khoản mẫu:
1/ Luật áp dụng; Hợp đồng này về mọi phương diện sẽ đều được giải thích theo luật nước Cộng Hoà Nhân Dân Bangladesh bao gồm cả bất cứ đạo luật nào được ban ra hay được thực hiện hay có hiệu lực trong suốt thời hạn hiệu lực của hợp đồng.( Applicable law: This contract shall in ail respects be construed and interpreted in accordance with the law of the People’s Republic of Bangladesh including any such Law passed or made or Corning into force during the period of the Contract)
2/ Luật áp dụng: Bất kể nơi ký hợp đồng, nơi thực hiện hợp đồng hay những nơi náo khâc, hợp đồng này và cùng với mọi sửa đỗi, bổ sung, thay đổi hay đính kém thêm sẽ được giải thích và thống trị bởi, cũng như là mối quan hệ pháp lý giữa các bên liên quan sẽ được quyết định theo luật nước Cộng hòa Philippines. (Applicable law: Regardless of the place of the agreement, the place of performance, or otherwise, the agreement and ail amendments, modifications, alterations, or suppléments hereto, shall be construed under, governed by, and the legal relation between the Parties hereto deter-mined in accordance with, the laws of the Republic of Philippines).
3. Qui chế pháp lý quốc tế cho hợp đồng xuất nhập khẩu
Cho đến đầu thế kỷ thứ 19 các hợp đồng xuất nhập khẩu vẫn được thành lập chiếu theo các qui tắc pháp lý trong các bộ luật dân sự hay thương mại của các quốc gia.
Đến năm 1817 trên thế giới bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng thừa, cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường trở nên gay gắt. Trước tỉnh hỉnh đó, các nhà buôn buộc phải qui tụ lại theo ngành nghề dưới dạng các hiệp hội. Trong giai đoạn đầu, các hiệp hội những nhà kinh doanh tại mỗi quốc gia đã soạn ra những hợp đồng mẫu cho từng loại hàng hóa. Tuy vậy các hợp đồng này vẫn mang tính chất riêng biệt của mỗi nước, nên trở thành nguyên nhân của nhiều vụ tranh chấp. Do đó, những hiệp hội cùa các quốc gia đã tỉm cách xích lại gần nhau và ký kết với nhau những thỏa hiệp trong đó quyền lợi của mọi phía được giải quyết một cách thỏa đáng.
Nói tới chế độ pháp lý thống nhất cho việc mua bán, chúng ta phải kẻ tới các công trình sau:
- Những bản điều kiện chung cho các hợp đồng XNK một số mặt hàng trọng điểm như các trang thiết bị, ngũ cốc, chất đốt… do ủy ban Kinh tế châu Âu thuộc Liên hợp quốc soạn thảo.
- Các Incoterms do Phòng Thương mại Quốc tế soạn thảo.
- Các phán quyết của tỏa án trọng tải thuộc Phỏng Thương mại Quốc tế.
- Quan trọng nhất là Công ước của Liên hiệp quốc về Hợp đổng mua bán hàng hóa quốc tế, thường gọi là Công ước Viên 1980, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1 – 1988.
Giới thiệu “Công ước của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” (“The United Nations Convention on the Contract for the International Sale of Goods” (CISG)) Thường được gọi tắt lả Công ước Viên 1980:
Sau 50 năm làm việc bàn bạc, sửa đổi, tháng 4 – 1980 CISG được thông qua tại Viên, tuy Việt Nam chưa phải là thành viên của công ước Viên năm 1980, nhưng ấn phẩm này rất quan trọng, đến mức mọi nhà XNK đều nên biết. Công ước gồm 101 điều khoản, chia làm 4 phần lớn:
Phần thứ nhất: Phạm vi áp dụng và các qui định chung.
- Chương 1: Phạm vi áp dụng (điều 1 – 6).
- Chương 2: Các qui định chung (điều 7-13).
Phần hai: Ký kết hợp đồng (điều 14 – 24).
Phần ba: Mua bán hàng hóa.
- Chương 1:Những qui định chung (điều 25 – 29).
- Chương 2: Nghĩa vụ của người bán (điều 30 – 52).
Mục 1: Giao hàng và chuyển giao chứng từ (31 – 34).
Mục 2: Tính phù hợp của hàng hóa và quyển của người thứ 3 (35 – 44).
Mục 3: Các biện pháp bảo hộ pháp lý trong trường hợp người bán vi phạm hợp đồng (45 – 52).
- Chương 3: Nghĩa vụ của người mua (điều 53 – 65).
Mục 1: Thanh toán tiền hàng (điều 54 – 59).
Mục 2: Nhận hàng (điều 60).
Mục 3: Các biện pháp bảo hộ pháp lý trong trường hợp người mua vi phạm hợp đồng (điều 61 – 65).
- Chương 4: Chuyển rủi ro (điều 66 – 70).
- Chương 5: Các điều khoản chung cho nghĩa vụ của người bán và người mua (điều 71 – 88).
Mục 1: Vi phạm trước và các hợp đồng giao hàng từng phần (điều 71-73).
Mục 2: Bồi thường thiệt hại (điều 74 – 77).
Mục 3: Tiền lãi (điều 78).
Mục 4: Miễn trách (điều 79 – 80).
Mục 5: Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng (điều 81 – 84).
Mục 6: Bảo quản hàng hóa (điều 85 – 88).
Phần bốn: Những quy định cuối cùng (điều 89 – 101).
(Chi chú: Toàn văn Công ước Viên 1980 – CISG được giới thiệu trong “Hướng dẫn thực hành kinh doanh XNK tại Việt Nam” – cùng tác giả hoặc tại website của Juris International http://www.jurisint. org).
Giới thiệu “Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế” (Principles of International Commercial Contracts – PICC):
Đẻ đáp ứng yêu cầu thực tế, đã từ lâu, Viện Thống nhất Tư pháp Quốc tế (UNIDROIT) – một tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập năm 1929, trụ sở tại Roma, Italia, đã tập trung nghiên cửụ tìm kiếm các qui định chung để điều chỉnh hợp đồng, sao cho có thẻ thích hợp trong nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau. Năm 1994 UNIDROIT đã xuất bản cuốn “Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế” (PICC). Cùng với Công ước Viên 1980, PICC là tài liệu tham khảo được nhắc đến nhiều nhất trong luật thương mại quốc tế ở châu Âu.
Muc đích của PICC: ‘
- PICC trình bày những qui định chung cho các hợp đồng thương mại quốc tế.
- PICC sẽ đừợc áp dụng trong trường hợp các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận rằng hợp đồng của họ sẽ được PICC điều chỉnh.
- PICC cũng có thể được áp dụng nếu các bên trong hợp đồng thỏa thuận hợp đồng sẽ được điều chình bằng “những nguyên tẳc cơ bản của luật”, “lex mercatiria” hoặc bằng những nguyên tắc tương tự.
- PICC có thể đưa ra giải pháp cho một vấn đề nảy sinh trong hợp đồng nhưng luật đang áp dụng không thể giải quyết được vấn đề này.
- PICC có thể được sử dụng để giải thích hoặc bổ sung cho các văn bản quốc tế nhằm thống nhất luật.
- PICC có thể được dùng làm mẫu cho các nhà làm luật của một quốc gia hoặc quốc tế.
Nôi dung của PICC:
- Chương I: Qui định chung.
- Chương II: Giao kết hợp đồng.
- Chương ỉil: Hiệu lực hợp đồng.
- Chương IV: Giải thích hợp đồng.
- Chương V: Nội dung.
- Chương VI: Thực hiện hợp đồng.
- Chương VII: Không thực hiện hợp đồng.
(Tham khảo toàn văn trong cuồn “Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế” UN I DROIT, NXB Thành phố Hồ Chí Minh -1999 hoặc tại website của Juris International http://www.jurisintorg).
Giới thiệu sơ lược về Bộ luật Thương mại Pháp và Đạo luật về mua bán hàng hóa nám 1893 của nước Anh:
a. Bộ luật Thương mại của Pháp ban hành năm 1807 gồm 4 quyển, 644 điều.
- Quyển 1: về thương mai nói chung, gồm 9 chương, 189 điều
(Thương nhân: điều 1 – 7; chế độ kế toán: 8 – 17; công ty: 18 –
46; sổ đăng ký kinh doanh thương mại: 47 – 70; thị trường
chứng khoán: 71 – 90, cầm cố, mồi giới: 91 – 108; bằng chứng về hành vi thương mại: 1 điều (109); hối phiếu, kỳ phiếu: 110 – 189; thời hiệu: 1 điều (189bis).
- Quyển 2: vế thương mai hảng hóa.
- Quyển 3: về phá sản.
- Quyển 4: về tải phán thương mai.
(Đến năm 1986, đã có hàng trăm đạo luật bổ sung sửa đổi bộ luật Thương mại 1807).
Trong đó, các qui định về hợp đồng và mua bán tập trung ở chương ba và chương sáu.
Chương ba: Qui định chung về hợp đồng và sự nhất trí trong nghĩa vụ, trong đó qui định:
- Qui tắc chung.
- Điều kiện chủ yếu để hợp đồng thành lập có hiệu lực (Đồng ý; Năng lực của đương sự ký kết hợp đồng; Mục tiêu và thực thể khách quan của hợp đồng; Nguyên nhân)
Chương sáu: Mua bán, trong đó qui định:
- Hình thức và tính chất của mua bán.
- Người có năng lực mua bán.
- Những hàng hóa được phép mua bán .
- Nghĩa vụ của người bán (Nguyên tắc chung; Giao nhận hàng hóa; Bảo đảm)
- Nghĩa vụ cùa người mua.
- Sự hủy bỏ và bãi bỏ cuộc mua bán (Quyền chuộc lại; Người bán hủy bỏ việc mua bán do thiệt thòi vì giá thấp)
- Bán đấu giá tài sản chung.
- Trái quyền và việc chuyển nhượng quyền lợi vô hình .
b. Đạo luật vê mua bán hàng hóa năm 1893 cùa nước Anh (Tu chỉnh năm 1973).
Đạo luật gồm 64 điều, được chia làm 6 phần:
Phần một: Sự thành lập hợp đồng.
Phần hai: Hiệu lực của hợp đồng.
Phần ba: Sự thực hiện hợp đồng.
Phần bốn: Quyền lợi của bên bán đối với hàng hóa đã được chuyển giao nhưng chưa được thanh toán.
Phần năm : Tố tụng về vi phạm hợp đồng.
Phần sáu; Bổ sung.
10 Th8 2021
29 Th12 2020
10 Th8 2021
29 Th12 2020
28 Th12 2020
29 Th12 2020