Giải quyết tranh chấp, bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu

Tranh chấp trong hoạt động xuất nhập khẩu có thể được giải quyết thông qua:

  • Các phương thức mang tính tài phán, bao gồm: Tộa án và trọng tài. Tòa án và hội đồng trọng tài đều có quyền ban hành quyết định không chỉ có giá trị ràng buộc đốỉ với các bên tranh cháp mà còn buộc bên thua kiện phải thi hành.
  • Các phương thức không mang tính tài phán gồm các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn (ADR – Alternative Disputer Resolution) như hòa giải hoặc trung gian. Không giống như phán quyết của tòa án hay quyết định của hội đồng trọng tải, biện pháp giải quyết (nếu có) đạt được khi sử dụng hòa giải hay trung gian không bắt buộc các bên phải thi hành. Các bên có thể tuân theo/không tuân theo các giải pháp đó, tùy thuộc vào ý chí của họ. Trong hợp đồng, các bên có thể quy định: các khuyến nghị của hòa giải viên có giá trị ràng buộc. Khi đó, nếu một trong các bên không tự nguyện thực hiện khuyến nghị của hòa giải viên, bên kia sẽ đưa vụ việc ra tòa án hoặc hội đồng trọng tài.

1. Các phương thức mang tính tài phán

Giải quyết các tranh chấp, bất đồng thông qua các Tòa án quốc gia:

Các tòa án quốc gia chủ yếu thực hiện việc tố tụng – tòa án quốc gia được yêu cầu xét xử vụ kiện và đưa ra phán quyết trên cơ sở nội dung vụ kiện. Bên cạnh đó tòa án còn có thề cung cấp những dịch vụ rất hữu ích, như: ra lệnh áp dụng các biện pháp khẩn cấp và tạm thời, chỉ định chuyên gia kỹ thuật và trong phạm vỉ quyền hận nhất định, tiến hành quy trình hòa giải – đôi khi được coi như một bước khởi đầu trước lúc bắt đầu tố tụng thực chất.

Tố tụng tòa án:

Tố tụng là phương thức chủ yếu được sử dụng tại các tòa án. Đối với các vụ kiện trong nước, thì tòa án quốc gia mà các bên lả công dân sệ là nơi thực hiện tố tụng, còn trong các tranh chấp quốc tế thì việc đầu tiên là phải xác định thẩm quyền của các tòa án – sẽ giải quyết vụ việc tại nước nguyên đơn hay bị đơn? vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách đưa điều khoản “tòa án” vào hợp đổng. Thông thường, các bên sẽ chọn tòa án tại quốc gia cùa nguyên đơn hoặc bị đơn. Tuy nhiên, điều khoản này không phổ biến trong các hợp đồng ngoại thương vì một lý do hiển nhiên là không bên nào muốn đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa án quốc gia của bên kia. Do đó, trong nhiều trường hợp, các bên không quy định bất kỳ điều khoản nào về giải quyết tranh chấp. Khi tranh chấp phát sinh sẽ phải quyết định tòa án nào có thầm quyền bằng cách hoặc áp dụng các quy tắc xung đột pháp luật về thẩm quyền pháp lý hoặc xem xét các hiệp định song phương hoặc đa phương có thể áp dụng. Khi đó, một tòa án quốc gia có thể khước từ thẩm quyền xét xử vả trên cơ sở các quy tắc xung đột pháp luật cùa quốc gia đó chuyển vụ việc cho tòa án của một quốc gia khác, sau khi bên bị đơn kiện về việc tòa án đó không có thầm quyền. Việc này không chỉ làm chậm quá trình tiến hành tố tụng tại tòa án mà còn dẫn đến chi phí tốn kém do liên tiếp tiến hành kiện tụng tại tòa án của nhiều quốc gia khác nhau.

Trong thực tế, các bên không muốn giải quyết tranh chấp tại tòa án của nước thứ ba vì những lý do sau:

  • Sẽ không phù hợp khi đưa tranh chấp được điều chỉnh bởi một hệ thống pháp luật này cho các thầm phán quốc gia khác giải quyết khi mà trình độ chuyên môn và kiến thức của họ có nguồn gốc từ một hệ thống pháp luật khác.
  • Nếu giải quyết tranh chấp bằng tòa án của bên thứ ba thì hợp đồng và các văn bản có liên quan sẽ phải dịch sang ngôn ngữ làm việc của thẩm phán quốc gia đó và các cuộc thảo luận cùng phải tiến hành bằng ngôn nữ của nước thứ ba, điều đó sẽ gây ra nhiều bất tiện cho các bên và những người tham gia tố tụng.
  • Nếu chọn tòa án có thầm quyền của một quốc gia chưa tham gia vào hiệp định song phương hoặc đa phương về công nhận hoặc thỉ hành các phán quyết của tòa án , các bên có thể rất khó khăn để thực hiện phán quyết đã ban hành.
  • Các bên cũng cần nhớ rạng tố tụng tòa án được tổ chức công khai.

Các biện pháp khẩn cấp và tạm thời cùa tòa án quốc gia:

Tại các tòa án quốc gia, các bên liên quan trong tranh chấp có thể yêu cầu cầu tòa áp dụng một sổ biện pháp tạm thời hoặc khẩn cấp nhằm:

  • Bảo đảm đối tượng của vụ tranh chấp không bị thay đổi trước khi phán quyết cuối cùng về nội dung vụ kiện được ban hành hoặc thi hành;
  • Quy định cách hành xử của các bên và quan hệ giữa họ trong quá trình tố tụng;
  • Lưu giữ và quản lý các sổ sách, chứng từ liên quan đến tranh chấp.

Trong quá trình tố tụng, một bên cũng có thể yêu cầu tòa án ra quyết định về việc các bên phải tiến hành hoặc không được tiến hành một số biện pháp nhất định, ví dụ: Tòa án có thể ra lệnh cho các bên duy tri hiện trạng tài sản, hàng hóa, tiền,… cho đến khi ban hành phán quyết cuối cùng về nội dung vụ tranh chấp. Tòa án cững có thể thực hiện các biện pháp lưu giữ chứng từ, thu thập chứng cứ thông qua các nhân chứng hoặc chuyên gia trước khi xem xét nội dung vụ việc.

Trọng tài viên không có quyền như tòa án trong việc ra lệnh áp dụng các biện pháp tạm thời, chẳng hạn như thu giữ tài sản, hoặc ra lệnh cho bên thử ba tham dự phiên xét xử. Do đó, hiện nay ở hầu hết các nước, tòa án quốc gia thường hợp tác với hội đồng trọng tài và các bên liên quan trong tố tụng trọng tài thông qua việc ra lệnh áp dụng các biện pháp tạm thời.

Giám định kỹ thuật theo lệnh của tòa án:

Giám định kỹ thuật là một trong những biện pháp khẩn cấp mà tòa án có thể áp dụng. Giám định kỹ thuật được thực hiện bởi các chuyên gia, Theo yêu cầu của tòa án họ sẽ tiến hành giám định và đưa ra ý kiến về tình trạng của đối tượng tranh chấp (hàng hóa, công trình,…).

Hòa giải bởi các tòa án:

Hòa giải là một trong những biện pháp tòa án áp dụng để giải quyết tranh chấp, nhưng mỗi hệ thống luật pháp sẽ có những quy định riêng, ở một số hệ thống luật pháp cho các thẩm phán quyền được hòa giải tranh chấp, còn có tiến hành hòa giải hay không là quyền của các bên liên quan đến tranh chấp quyết định, ở một số hệ thống luật pháp khác, hòa giải là bắt buộc trước khi bắt đầu tố tụng tòa án. Trong trường hợp hòa giải thành công, thỏa thuận giải quyết được lập thành văn bản và có thể có tính chất như một phán quyết ràng buộc.

Giải quyết các tranh chấp, bết đồng thông qua các Trong tài thương mai quốc tế:

Trọng tài cũng là một phương thức giải quyét tranh chấp thương mại mang tính tài phán. Khác với Tòa án quốc gia, không có hội đồng trọng tài cố định để giải quyết tranh chấp thương mại, mà ở đó cùng một số trọng tài viên nhất định giải quyết nhiều vụ việc. Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp tư, dựa trên thỏa thuận giữa các bên. cần lưu ý quy tắc cơ bản “không có thỏa thuận giải quyết bằng phương thức trọng tài, không có tố tụng trọng tài” Do đó, trừ một số trường hợp ngoại lệ, các bên phải thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương việc sử dụng phương thức trọng tài và quy định chi tiết các quy tắc điều chỉnh quá trình tố tụng (ví dụ: xác định Hội đồng trọng tài, chỉ định trọng tài viên, phân chia phí trọng tài,…).

Có nhiều loại trọng tài, trong đó có hai loại cơ bản: Trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc.

Trọng tài quy chế:

Trọng tài quy chế là hình thức trọng tài được thành lập dưới dạng các trung tâm, tổ chức hoặc hiệp hội, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có trụ sở cố định. Hầu hết các tổ chức trọng tài đều có Quy tắc tố tụng trọng tài riêng, một số có Danh sách trọng tài riêng.

Trong trọng tài quy chế, các bên nhờ một trung tâm trọng tài hoặc một tổ chức trọng tài quy chế giám sát tố tụng theo quy tắc tố tụng trọng tài của tổ chức đó.Mức độ giám sát tố tụng trọng tài của các tổ chức trọng tài khác nhau cũng khác nhau, có: Trọng tàỉ được giám sát một phần, tổ chức trọng tài quỵ chế giảm sát một phần tố tụng trọng tài (thông báo đơn kiện cho bên kia, yêu cầu bên đó trình bày rõ quan điểm về vụ kiện, thành lập hội đồng trọng tài, ước tính phí trọng tài và quyết định chi phí cuối cùng, thông báo quyết định của hội đồng trọng tài,…): Trọng tài được giám sát toàn bộ, tổ chức trọng tài bảo đảm tất cả các bước tố tụng trọng tài của tổ chức đó. Một ví dụ điển hình về cơ chế trọng tài được giám sát toàn bộ là trọng tài ICC.

Lựa chọn tổ chức trọng tài quy chế thích hợp:

Đề nhận được sự trợ giúp của tổ chức trọng tài quy chế, các bên phải thỏa thuận rõ ràng bằng điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tải được ký vào thời điểm phát sinh tranh chấp. Điều quan trọng là tên của tổ chức trọng tài phải được nêu chính xác và đầy đừ Do đó, các bên cần quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu về các tổ chức trọng tàì. Dưới đây xin giới thiệu một số tổ chức trọng tài quy chế quốc tế nổi tiếng:

  • Tòa án Trọng tài Quốc tế của Phòng Thương mại Quốc tế (international Court of Arbitration of the international Chamber of Commerce).Tòa án trọng tài quốc tế ICC là tổ chức trọng tài hảng đầu thế giới, được thành lập năm 1923, trụ sở đặt tại Paris và tố tụng trọng tài diễn ra tại 35 quốc gia.
  • Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (International Centre for Settlement of Investment Disputes – ICSID). ICSID được Ngân hàng Thế giới thành lập theo Công ước năm 1965 về Giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và công dân của các quốc gia khác nhau (The 1965 Convention on the Settlement of Investment disputes between States and nationals of other States). Công ước này đã được 135 quốc gia phê chuẩn. Trụ sờ của ICSID đặt tại Washington

Quá trình tố tụng không nhất thiết phải diễn ra tại trụ sở chính.

  • Trung tâm giải quyết tranh chấp quốc té cùa Hiệp hội trọng tài Mỹ (international Center for dispute resolution of the American Arbitration Association).Được thành lập năm 1926, Hiệp hội Trọng tài Mỹ (AAA) cung cấp rất nhiều dịch vụ và giải quyết rất nhiều loại tranh chấp. Năm 1996 AAA thành lập Trung tâm giải quyết tranh chấp quốc tế, để giám sát tất cả các vụ kiện quốc tế của AAA, trụ sở Trung tâm đặt tại New
  • Viện Trọng tài thuộc Phòng thương mại Stockholm (Arbitration Institute of the Stockholm Chamber of Commerce).Viện Trọng tài thuộc Phòng Thương mại Stockholm (Viện SCC) được thảnh lập từ năm 1917 và lả một cơ quan độc lập thuộc Phòng thương mại
  • Tòa án Trọng tài Quốc tế London (London Court of International Arbitration).Toà án Trọng tài Quốc tế London (LCỈA) là tổ chức trọng tài thương mại quy chế lâu đời nhất. Chức năng cơ bản cửa LCIA là chỉ định hội đồng trọng tài, quyết định khước từ trọng tài viên và kiểm soát chi phí. LCIA không xem xét ký quyết định trọng tài.
  • Trung tâm Trọng tài Khu vực Kuala Lumpur (Kuala Lumpur Regional Centre for Arbitration).Được thành lập vào năm 1978 dưới sự bảo trợ của ủy ban Tư vấn Pháp luật Á-Phi (The Asian-African Legal Consultative committee) và sự giúp đỡ của Chính phủ Trung tâm Trọng tài Khu vực Kuala Lumpur (KLRCA) tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các tranh chấp thương mại trong khu vực bằng trọng tài. KLRCA áp dụng quy tắc tố tụng trọng tài UNCITRAL năm 1976 với một số sửa đổi nhất định. Đạo luật Trọng tài sửa đỏi của Malaysia không cho phép các tòa án Malaysia giám sát trọng tàỉ quốc tế được tiến hành theo quy tắc của Trung tâm. Trung tâm cỏ khả năng cung cấp mọi dịch vụ cần thiết phục vụ cho hoạt động trọng tài.
  • Trung tâm Trung gian và Trọng tài cùa Tổ chức Sờ hữu Trí tuệ Thế giời (Ablrtratlon and Mediation Center of the World Intellectual Property Organization). Trung tâm Trọng tài vả Trung gian WIPO được thành lập năm 1994, trụ sở đặt tại Genevơ, Thụy sĩ, nhằm cung cấp dịch vụ trung gian và trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các bên tư nhân. Thủ tục tố tụng của Trung tâm chĩ dành cho tranh chấp về công nghệ, giải trí vả các tranh chấp khác liên quan đến sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, Trung tâm đang tập trung thiết lập khuôn khổ hoạt động cho việc giám sát các tranh chấp liên quan tới Internet và thương mại điện tử.

Trọng tài vụ việc (adhoc):

Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về thuật ngữ ‘Trọng tài vụ việc”. Trọng tài vụ việc” có thể được hiểu là hỉnh thức trọng tài được lập theo yêu cầu của các đương sự để giải quyết một tranh chấp cụ thể và tự giải thể khi tranh chấp đó đã được giải quyết. “Trọng tài vụ việc có nghĩa là trọng tài không được tiến hành theo quy tắc cửa một tổ chúc trọng tài thường trực. Do các bên không bắt buộc phải tiến hành trọng tài theo quy tắc của một tổ chức trọng tài thường trực, họ có thể tự do quy định quy tắc tố tụng riêng. Nói càch khác, trọng tài vụ việc là trọng tài tự tiến hành (do it yourself arbitration)” (Nguồn: “Trọng tài và các phương pháp giải quyết tranh chấp lựa chọn1* UNCTAD/WTO – Geneva: ITC, 2001, tr.266)..

Trong trọng tài vụ việc, các bên tự chịu trách nhiệm thành lập hội đồng trọng tài đẻ giải quyết tranh chấp và phải quy định các quy tắc sẽ điều chỉnh cách thức tiến hành tố tụng trọng tài. Khi gặp khó khăn, đôi khi các bên có thể nhờ một tòa án quốc gia có thảm quyền can thiệp. Do các bên tự tiến hành trọng tài vụ việc nên họ phải thỏa thuận trực tiếp vấn đề thù lao và chi phí với các trọng tài viên. Cần lưu ý: Địa điểm tổ chức trọng tài vụ việc có val trò đặc biệt quan trọng, bởi hầu hết các khó khăn liên quan đến tiến hành trọng tài vụ việc sẽ phái giải quyết theo luật quốc gia cùa nơi tiến hành trọng tài.

Tòa án hav trong tài?

Để lựa chọn tòa án hay trọng tài thì cần nghiên cứu và nắm được ưu, nhược điểm của từng phương thức:

Tố tụng tòa án thường kéo dài, bởi (1) các tòa án quốc gia bị quá tải công việc, (2) tòa án có các cấp thẩm quyền khác nhau (Tòa Sơ thẳm, Tòa Thượng thầm, Tòa án Tối cao) nên các bên chưa thỏa mãn có cơ hội yêu cầu xem xét lại nội dung vụ kiện. Hơn nữa, tòa án quốc gia không phải bao giờ cũng chuyên về các vấn đề ngoại thương và các thẩm phán cũng chưa hẳn đã có đủ kiến thức để giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Thậm chí ở một số nước, tòa án quốc gia có thể được cho là không đảm bảo về tính độc lập và khách quan- những yêu cầu cơ bản đối với cơ quan tư pháp. Nhìn chung, đặc trưng của tố tụng tòa án là các quy tắc thủ tục nghiêm ngặt, thường khá cứng nhắc.

Đặc trưng của trọng tài quốc tế là quy tắc “tính độc lập của các bên”. Các bên tùy ý tổ chức tố tụng bằng cách dẫn chiếu quy tắc tố tụng sẵn có hoặc soạn thảo quy tắc riêng. Các bên có thể tự chọn trọng tài viên, ấn định thời hạn hoặc nhờ bên thử ba ấn định thời hạn. về nguyên tắc, quyết định trọng tài có giá trị chung thầm. Cơ hội để hủy quyết định trọng tài rất ít, chủ yếu do các sai sót thủ tục cơ bản. Giống như các thầm phán, các trọng tàị viên cũng phải có tính độc lập. Nhưng các trọng tài viên có đưựẹ chọn cho một vụ việc cụ thể hay không còn tùy thuộc vào nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cũng như việc họ có thời gian để làm nhiệm vụ trọng tài viên hay không. Hơn nữa, trọng tài có tính bí mật, còn trong tố tụng tòa án những phiên xét xử được tổ chức công khai,

Các bên không phải trả thù lao cho thầm phán, nhưng họ phải chịu mọi khoản thù lao và chi phí của các trọng tài viên cũng như các khoản phí của tổ chức trọng tài quy chế giám sật vụ việc. Các trọng tài viên không có quyền ra lệnh cưỡng chế bồi thườnghoặc áp dụng các biện pháp tạm thời khác như thu giữ tài sảnhoặc triệu tập nhân chứnghoặc bên thử ba khi họ không muốn tham gia vào tố tụng…

2. Các phương pháp không mang tính tài phán

Hoà giải và trung gian:

Hòa giải:

Hòa giải là đưa các bên tới người thứ ba được chính các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Nếu hòa giải thành công, thỏa thuận hòa giải được lập thành biên bản hòa giải có chữ ký của các bên và hòa giải viên.

Trong quá trinh hỏa giải, với sự thỏa thuận trước giữa các bên, các hòa giải viên luôn cố gắng trình bày cho các bên thấy được những triển vọng tốt đẹp nhất để từ dỏ hòa giải các quan điềm khác nhau nhằm chuyển tình huống tranh chấp thành sự hòa giải. Hòa giải viên tiến hành quy trình hòa giải mà họ cho lả phù hợp theo nguyên tắc: vô tư, công bằng và theo công lý.

Có 2 phương thức hòa giải cơ bản: Hòa giải vụ việc và hòa giải quy chế.

Hòa giải vụ việc là phương thức trong đó việc tổ chức và giám sát hòa giải do các bên tự quy định, không có sự trợ giúp của bất kỳ tổ chức nào. Quy tắc Hòa giải của ủy ban Liên hiệp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (The United Nations Commissìon on International Trade Law Concilỉation Rules) thông qua năm 1980, cùng Quy tắc tố tụng Trọng tài mẫu của UNCITRAL năm 1976 là các quy tắc hòa giải vụ việc tiêu biểu.

Hòa giải quy chế do một tổ chức hoặc một trung tâm chuyên nghiệp giám sát tố tụng trọng tài tiến hành, cần lưu ỷ, quy chế hòa giải hoàn toàn độc lập và khác với cơ chế trọng tải. Hòa giải quy chế cũng có quy tắc riêng, ví dụ, Quy tắc hòa giải lựa chọn của Phòng Thương mại Quốc tế (The Rules of Optional Conciliation of the International Chamber of Commerce) có hiệu lực từ ngày 1-1- 1988 và Quy tắc Hòa giải của Trung tâm hệ thống Trọng tài châu Âu-Ả Rập (The Rules of Conciliation of the Euro-Arab Arbitration System Centre) có hiệu lực từ ngày 17-12-1997.Cũng giống như trọng tài, hòa giải không thẻ tiến hành nếu không có thỏa thuận của cả hai bên. Thỏa thuận này có thể dưới dạng một điều khoản hợp đồng hoặc một thỏa thuận hòa giải ngầm hoặc bậng văn bản.

Ví du về điều khoản hòa giải:

Mọi tranh chấp liên quan tới hợp đồng này được đưa ra Hòa giải theo Quy tắc… Nơi hòa giải…

Trong trường hợp hòa giải không thành công, các bên có thể đưa vụ việc ra tòa án quốc gia hoặc trọng tài. Lưu ý, những người liện quan tới tố tụng trọng tài hoàn toàn tách biệt với những ngựời liên quan đến hòa giải. Các cơ quan giám sát hòa giải và trọng tài cũng khác nhau. Nguyên tắc chung là hòa giải viên trong một vụ hòa giải không thành công sẽ không được chỉ định làm trọng tải viên để giải quyết chính vụ kiện đó.

Các đề nghị hoặc khuyến cáo của hòa giải viên không có giá trị ràng buộc, do vậy, các bên có thể tự do áp dụng hoặc khước từ.

Trung gian:

Trung gian có thể định nghĩa như một biến thể của hòa giải bởi cố gắng dàn xếp tranh chấp cũng được thực hiện bởi bên thứ ba- người trung gian-người xem xét khiếu kiện của các bên và giúp các bên đàm phán để giải quyết tranh chấp.

Sự khác biệt cơ bản giữa trung gian và hòa giải: Nghĩa vụ cơ bản của hòa giải viên là đưa ra những lời khuyên bằng lời hoặc bằng văn bản, còn vai trò chính của người trung gian thỉên về thuyết phục các bên để tìm một phương pháp giải quyết tranh chấp một cách thân thiện.

Cũng giống như hòa giải, trung gian có trung gian vụ việc và trung gian quy chế.

Tố tụng “mini” (Mini-trial):

Tố tụng “mini” là một phương thức giải quyết tranh chấp thân thiện. Tố tụng mini thường được sử dụng ở Mỹ, đặc biệt trong các tranh chấp thương mại quốc tế.

Tố tụng mini về cơ bản không khác với phương thức hòa giải hoặc trung gian bời phương thức này giúp các bên đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chắp thân thiện (nhưng chỉ sau khi đã thu thập chứng cứ và thảo luận tranh tụng giữa các bên).

Điểm khởi đầu của tố tụng mini là một thỏa thuận giữa hai bên muốn giải quyết vấn đề tranh chấp càng nhanh càng tốt đề sớm nối lại quan hệ thương mại bình thường. Mỗi bện ùy quyền cho một đại diện toàn quyền, người có quyền ràng buộc công ty trong trường hợp đạt được thỏa thuận hòa giải.

ở giai đoạn đầu tiên của tố tụng mini, luật sư của các bên trao đổi bản ghi nhớ và bằng chứng, sau đó lập luận vụ việc trước đại diện của các bên và đại diện của các bên có thẻ được trự giúp bởi một “cố vấn trung lập” hoặc “quan sát viên”. Ngay sau khi kết thúc giai đoạn thứ nhất-“giai đoạn thủ tục”, đại diện của các bên bắt đầu đàm phản để giải quyết vụ việc.

Ủy ban xem xét tranh chấp/Ủy ban phân xử tranh chấp:

Phương pháp giải quyết tranh chấp lựa chọn này được thử nghiệm thành công lần đầu tiên vào những năm 80 của thế kỷ 20 tại các nước Trung Mỹ và hiện được sử dụng phổ biến trong các hợp đồng xây dựng cơ sờ hạ tầng, các hợp đồng xây dựng quốc tế lớn. Những hợp đồng này quy định việc chỉ định một hộỉ đồng chuyên gia, thường là những người chuyên về xây dựng (kỹ sư xây dựng, luật sư, nhà kinh tế…) vào thời điểm ký kết hợp đồng hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Các thành viên của ủy ban xem xét tranh chấp/ủy ban phân xử tranh chấp (DRB/DAB) theo dự án từ đầu đến cuối (thị sát hiện trường, nghiên cứu báo cáo hàng tháng, trao đổi thư từ, thông tin, lập các báo cáo…). Nhờ vậy, DRB/DAB có khả năng phản ứng nhanh và thông thạo về các mặt chuyên môn như một ban tư vấn, và nếu cần thiết có thể đưa ra những ý kiến, khuyến nghị thích hợp hoặc giải quyết những vấn đề phát sinh bằng văn bản. Chuyên gia của DRB/DAB thường được trả lương theo tháng, hoặc theo gỉờ cho những sự việc can thiệp tại chỗ.