1. Các trường hợp đánh giá lại tài sản trong doanh nghiêp .
Tài sản của DN theo quy định chỉ đánh giá lại trong các trường hợp sau:
– Kiểm kê, đánh giá lại theo quyết định của Nhà nước:
– Đánh giá lại tài sản khi góp vốn tham giá liên doanh hay góp vốn cổ phần ( hoặc nhận lại tài sản).
– Điều chỉnh lại giá để bảo đảm giá trị thực tế tài sản DN.
– Thực hiện cổ phần hoá doanh nghiêp
– Sáp nhập, hợp nhất doanh nghiêp.
Tài sản được đánh giá lại chủ yếu là TSCĐ, một số ít trường hợp có thể và cần thiết đánh giá lại tài sản lưu động. Phần chênh lệch đánh giá lại chính là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với bảng giá Nhà nước ban hành hoặc giá do Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị hay thành viên liên doanh xác định.
2.2.Phương pháp kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản.
2.2.1.Tài khoản sử dụng
Để theo dõi khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản và tình hình xử lý chênh lệch ở DN, kế toán sử dụng TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
Tài khoản 412 có nội dung phản ánh như sau:
Bên Nợ:
– Số chênh lệch giảm giá tài sản.
– Kết chuyển số chênh lệch tăng giá tài sản.
Bên Có:
– Số chênh lệch tăng giá tài sản.
– Kết chuyển số chênh lệch giảm giá tài sản.
Số dư bên Nợ: Phản ánh số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản chưa xử lý
Số dư bên Có: Phản ánh số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản chưa xử lý
2.2.2. Trình tự kế toán.
Căn cứ vào kết quả đánh giá lại tài sản, nếu giá trị được đánh giá lại lớn hơn giá trị đã ghi sổ kế toán thì số chênh lệch được ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 155 – Thành phẩm
Nợ TK 156 – Hàng hoá
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình
Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Trường hợp giá trị đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ, kế toán ghi:
Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình
Trường hợp góp vốn liên doanh bằng tài sản, giá trị vốn góp sẽ được các thành viên tham gia liên doanh xác định. Phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị vốn góp sẽ được phản ánh vào tài khoản 412.
+ Nếu góp bằng tài sản lưu động.
Nợ TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác
Nợ TK 222 – Góp liên doanh dài hạn
Nợ (Có) TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 155 – Thành phẩm
Có TK 156 – Hàng hoá
+ Nếu góp bằng tài sản cố định.
Nợ TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác
Nợ TK 222 – Góp liên doanh dài hạn
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Nợ (Có) TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 213 – TSCĐ vô hình
Cuối kỳ xử lý số chênh lệch do đánh giá lại tài sản:
– Kết chuyển số chênh lệch tăng do đánh giá lại:
Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
– Xử lý số chênh lệch giảm do đánh giá lại.
Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
4 Th12 2020
5 Th12 2020
5 Th12 2020
23 Th9 2020
14 Th9 2020
22 Th9 2020