1. Khái niệm
Theo quy định của pháp luật Việt Nam: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
Theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới
200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. Ngoài ra, ở mỗi nước người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình.
2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Theo Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ, quy định:
2.1. Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
2.2. Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá
100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ
2.3. Doanh nghiệp vừa
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá
300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ
3. Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
3.1. Ưu điểm
– Các doanh nghiệp nhỏ và vừa năng động, linh hoạt trước những thay đổi của thị trường, đặc biệt là nhu cầu nhỏ, lẻ, có tính địa phương
– Doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh, tăng giảm lao động dễ dàng, nơi làm việc của người lao động có tính ổn định và ít bị đe doạ mất nơi làm việc.
– Tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý linh hoạt, gọn nhẹ, các quyết định quản lý thực hiện nhanh, công tác kiểm tra, điều hành trực tiếp. Qua đó góp phần tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp.
– Vốn đầu tư ban đầu ít, hiệu quả cao, thu hồi nhanh, điều đó tạo sức hấp dẫn trong
đầu tư sản xuất kinh doanh, mọi thành phần kinh tế vào khu vực này.
3.2. Nhược điểm
– Nguồn vốn tài chính hạn chế, đặc biệt nguồn vốn tự có cũng như bổ sung để thực hiện quá trình tích tụ, tập trung nhằm duy trì hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh.
– Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ kỹ thuật thường yếu kém, lạc hậu, nhà xưởng, nơi làm việc trực tiếp và trụ sở giao dịch, quản lý của đa phần các doanh nghiệp nhỏ rất chật hẹp.
– Trình độ quản lý nói chung và quản trị các mặt theo các chức năng còn hạn chế. Đa số các chủ doanh nghiệp nhỏ chưa được đào tạo cơ bản, đặc biệt những kiến thức về kinh tế thị trường, về quản trị kinh doanh, họ quản lý bằng kinh nghiệm và thực tiễn là chủ yếu.
2 Th12 2020
2 Th12 2020
2 Th12 2020
2 Th12 2020
2 Th12 2020
2 Th12 2020