Các rào cản thực hiện chiến lược Marketing nhân sự

Khi doanh nghiệp triển khai một hoạt động mới, một chính sách mới sẽ đòi hỏi phải có sự thay đổi về nhận thức hoặc hành vi của nhân viên. Điều này có thể tạo ta sư chống đối của nhân viên cũng như những rào cản thực hiện khác. Marekting nhân sự được hiểu là nỗ lực chung nhằm khắc phục sự chống đối thay đổi và động viên, liên kết nhân viên thực hiện chiến lược thành công. Có thể xác định những rào rản thực hiện thông qua xem xét sự chống đối thay đổi của từng phân đoạn nhân viên. Dưới đây là bảng phân loại các rào cản theo: khái niệm, con người, chi phí, nhận thức (kỹ năng) và môi trường nội bộ. Có nhiều cách để phân nhóm rào cản, song đây là cách phân loại theo quan điểm Marketing nhân sự hỗn hợp.

Hình 6: Các rào cản thực hiện công việc mới

Nguồn: Ahmed và Rafiq (2002)

Theo thứ tự sắp xếp từ ngoài vào trong, bản chất các rào cản cũng thay đổi: từ chỗ mang tính chiến lược và tổng quan tới chiến thuật cụ thể. Mức độ và bản chất của rào cản cho thấy loại hành động cần thiết để giải quyết chúng.

Ví dụ: những thiếu sót trong nội bộ chương trình (giai đoạn 1) có thể gây nên những mâu thuẫn trong giai đoạn 2 và 3, hoặc không đem lại được kết quả mong muốn về môi trường làm việc. Có 2 loại sai sót ở giai đoạn này: Đối với sai sót loại I, các chính sách sai lầm được thực hiện một cách hiệu quả; hậu quả là không đạt được môi trường làm việc hiệu quả mong muốn hoặc thậm chí còn suy giảm. Đối với sai sót loại II, do không chú tới môi trường nội bộ và nhu cầu của các bên liên quan nên phát sinh mâu thuẫn nội bộ, gây ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào hoặc tất cả các giai đoạn.

Các sai sót phát sinh ở giai đoạn 2, chẳng hạn về cách thành lập các phân đoạn, sẽ để lại hậu quả ở giai đoạn 3. Dù giai đoạn 1 định hướng đúng, song sai lầm về đường lối vạch ra giai đoạn 2 sẽ khiến thực hiện sẽ kém hiệu quả. Đây là loại sai sót III.

Sai sót ở giai đoạn 3 có tầm ảnh hưởng hẹp hơn vì đây là giai đoạn trong cùng. Tuy nhiên, các thành phần của Marketing nhân sự hỗn hợp đều liên hệ chặt chẽ qua lại với nhau, do đó phát sinh ảnh hưởng theo chiều dọc: rào cản này dẫn tới rào cản khác hoặc làm trầm trọng hơn các vấn đề vốn có.

Khái quát lại, thông qua xem xét chi tiết chiến lược Marketing nhân sự nội bộ và vai trò của phân đoạn, định vị, nghiên cứu thị trường nội bộ, chúng ta có thể thấy: nhiều khái niệm và phương pháp quan trọng tạo nên thành công của môi trường Marketing bên ngoài có thể được đem áp dụng (với điều chỉnh thích hợp) vào môi trường nội bộ để hỗ trợ quá trình thực hiện chiến lược.

Nguồn: Nguyễn Hoàng và cộng sự (2014), Marketing nhân sự, NXB Thống kê.