Vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng kết cấu vốn lưu động

1. Vốn lưu động (VLĐ) của doanh nghiệp

1.1. Khái niệm và đăc điểm của TSLĐ, VLĐ

1.1.1.Khái niệm, đăc điểm của tài sản lưu động (TSLĐ)

a. Khái niệm:

TSLĐ là đoi tượng lao động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, mà đặc điếm của chúng là luân chuyến toàn bộ giá trị ngay một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh.

b. Đăc điểm của TSLĐ

  • Tham gia vào một chu kỳ kinh doanh.
  • Thay đổi hình thái vật chất ban đau để cấu tạo nên thực thể sản phẩm.
  • Giá trị luân chuyển một lan vào giá thành sản phẩm làm ra.

1.1.2.Khái niệm, đăc điểm VLĐ

a. Khái niệm:

VLĐ của doanh nghiệp là so tiền ứng trước về tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên và liên tục

b. Đăc điểm của VLĐ

+ VLĐ luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh.

+ VLĐ chu chuyển giá trị toàn bộ một lan vào giá trị sản phẩm

+ VLĐ hoàn thành một vòng tuan hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh.

1.2. Phân loại VLĐ

1.2.1.Căn cứ vào vai trò của vốn lưu động

  • VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất (Vdt)
    • Nguyên vật liệu chính hay bán thành pham mua ngoài: là những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào sản xuất chúng cấu tạo nên thực thể sản phẩm.
    • Nguyên vật liệu phụ: là những loại vật liệu giúp cho việc hình thành sản phẩm làm cho sản phẩm ben hơn đẹp hơn.
    • Nhiên liệu: là những loại dự trữ cho sản xuất có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất như than, củi, xăng dầu…
    • Von phụ tùng thay thế: là giá trị của những chi tiết, phụ tùng, linh kiện máy móc thiết bị dự trữ phục vụ cho việc sửa chữa hoặc thay thế những bô phân của máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vân tải …
    • Von vật liệu đóng gói: là những vât liệu dùng để đóng gói trong quá trình sản xuất như bao ni lông, giấy, hôp
    • Công cụ lao  động nhỏ có    thể  tham gia vào nhiều     chu  kỳ   sản xuất  kinh doanh và giữ nguyên hình thái vât chất nhưng giá trị nhỏ không đủ tiêu chuẩn TSCĐ.
  • VLĐ trong quá trình sản xuất (Vsx)

Vốn sản     xuất đang    chế   tạo  (bán thành pham)     là giá    trị khối  lượng   sản phẩm đang còn trong quá trình chế tạo, đang nằm trên dây chuyền công nghệ, đã kết thúc         môt                   vài quy trình chế             biến  nhưng còn   phải  chế biến  tiếp mới   trở thành thành phẩm.

Vốn chi phí trả trước: là những chi phí thực tế đã chi ra trong kỳ, nhưng chi phí này tương đối lớn nên phải phân bổ dần vào giá thành sản phẩm nhằm đảm bảo cho giá thành ổn định như: chi phí sửa chữa lớn, nghiên cứu chế thử sản phẩm, tiền lương công nhân nghỉ phép, công cụ xuất dùng…

  • VLĐ trong quá trình lưu thông (Vlt)
    • Von thành pham: Những thành phẩm sản xuất xong nhâp kho được dự trữ cho quá trình tiêu thụ.
    • Von hàng hoá: Những hàng hoá phải mua từ bên ngoài.
    • Von hàng  gửi  bán: Giá    trị  của  hàng hoá, thành    phẩm  đã  xuất  gửi  cho khách hàng mà chưa được khách hàng chấp nhân thanh toán.
    • Von bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
    • Von trong thanh toán: là những khoản phải thu tạm ứng phát sinh trong quá trình bán hàng hoặc thanh toán nôi bô.
    • Von đầu  tư chứng   khoán  ngắn  hạn:  Giá   trị  các loại   chứng  khoán ngan hạn.

Qua cách phân loại trên ta biết kết cấu của vốn lưu đông từ đó có biện pháp quản lý chặt chẽ và sử dụng vốn có hiệu quả.

1.2.2.Phân loại theo hình thái biểu hiên

  • Von vật tư hàng hoá: Gồm vât liệu, sản phẩm dở dang, hàng hoá …Đối với loại vốn này cần xác định vốn dự trữ hợp lý để từ đó xác định nhu cầu vốn lưu đông đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ được liên tục.
  • Von bằng  tiền  và  von  trong thanh toán:     Gồm  tiền mặt,   tiền  gửi  ngân hàng, các khoản     nợ  phải  thu,   những  khoản  vốn  này  dễ sảy ra thất    thoát và    bị chiếm dụng vốn nên can quản lý chặt chẽ.
  • Von trả   trước   ngắn   hạn:  Như    chi phí    sửa  chữa  lớn   TSCĐ,   chi phí nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, chi phí ve công cụ dụng cụ.

Qua cách phân loại này giúp doanh nghiệp có cơ sở xác định nhu cau VLĐ được đúng đắn.

1.2.3.Căn cứ vào nguồn hình thành

  • VLĐ được hình thành từ vốn chủ sở hữu gồm:
    • Vốn ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách cấp.
    • Vốn cổ phan, liên doanh…
    • Vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh
  • Nguồn vốn vay: Gồm vốn vay ngắn hạn và các khoản nợ hợp pháp như nợ thuế, nợ cán bô công nhân viên, nhà cung cấp…

Qua cách phân loại này giúp doanh nghiệp lựa chọn đối tượng huy đông vốn tối ưu để có được số vốn ổn định đáp ứng cho nhu cau sản xuất kinh doanh.

1.2.4.Căn cứ vào khả năng chuyển hoá thành tiền (Thanh khoản)

  • Vốn bằng tien
  • Vốn các khoản phải thu
  • Hàng tồn kho
  • Vốn TSLĐ khác: Tạm ứng, chi phí trả trước, thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn…

2. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng

2.1.Khái niêm

Kết cấu VLĐ là tỷ trọng giữa từng bô phận VLĐ trên tổng số VLĐ của doanh nghiệp.

Việc nghiên cứu kết cấu VLĐ giúp ta thấy được tình hình phân bổ VLĐ và tỷ trọng của mỗi loại vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó xác định trọng điểm quản lý VLĐ, đồng thời tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ

  • Nhân tố về mặt sản xuất: Gồm các nhân tố qui mô sản xuất, tính chất sản xuất, trình đô sản xuất, qui trình công nghệ, đô phức tạp của sản phẩm khác nhau thì tỷ trọng VLĐ ở các khâu dự trữ – sản xuất – lưu thông cũng khác nhau.
  • Nhân tố về cung ứng tiêu thụ

Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường can rất nhieu vật tư, hàng hoá và do nhiều đơn vị cung cấp khác nhau. Nếu đơn vị cung ứng vật tư, hàng hoá càng nhiều, càng gan thì vốn dự trữ càng ít.

Trong điều kiện tiêu thụ sản phẩm cũng có ảnh hưởng nhất định đen kết cấu VLĐ. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm mỗi lan nhiều hay ít, khoảng cách giữa doanh nghiệp với đơn vị mua hàng dài hay ngắn đều trực tiếp ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ.

  • Nhân tố về mặt thanh toán

Sử dụng thể thức thanh toán khác nhau thì vốn chiếm dụng trong quá trình thanh toán cũng khác nhau. Do đó nó ảnh hưởng đến việc tăng giảm VLĐ chiếm dùng ở khâu này.