Văn hóa và văn hóa doanh nghiệp

1. Văn hóa là gì?

1.1. Tổng quan về văn hoá

Văn hoá là một phạm trù rất rộng, phản ánh mọi mặt của đời sống con người. Văn hóa vừa là sản phẩm sáng tạo của loài người, vừa là giá trị tạo nên cuộc sống của con người và sự tiến bộ của nhân loại. Biểu hiện của văn hoá trong cuộc sống rất phong phú; Tuy nhiên, có thể nhận ra và phân biệt thông qua những dấu hiệu điển hình, đặc điểm bản sắc đặc trưng về lịch sử, địa lý, tôn giáo, truyền thống phong tục nghi lễ, biểu tượng, linh vật, truyền thuyết, huyền thoại, sự tích, nhân vật anh hùng, ngôn ngữ, chữ viết, văn hoá phẩm, ấn phẩm lưu truyền. Văn hoá là một chủ đề được nghiên cứu rất nhiều và từ rất lâu.

Có nhiều cách tiếp cận khi nghiên cứu về văn hoá và về vai trò của văn hoá đối với đời sống con người. Chính vì lẽ đó, có rất nhiều định nghĩa về văn hoá, phản ánh cách tiếp cận khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau, phạm vi, đối tượng nghiên cứu xác định và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Theo đó, văn hoá doanh nghiệp là cách nghiên cứu phản ánh cách tiếp cận từ góc độ quản lý thực hành trong doanh nghiệp với tư cách một công cụ quản lý vận dụng để điều hành doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường toàn cầu hoá ngày nay.

Quan niệm của người phương Tây và người phương Đông về văn hoá có những điềm chung nhưng cũng có những điểm khác nhau, Hình 1.2. Điểm chung giữa hai quan điểm thể hiện ở chỗ văn hoá bao gồm nhiều tầng, lớp thể hiện những giá trị khác nhau được biểu hiện bằng những dấu hiệu khác nhau về khả năng nhận biết.

Theo cách tiếp cận của người phương Tây, văn hoá hình thành gồm ba lớp. Thế giới quan, nhân sinh quan và niềm tin hình thành từ đó nằm ở hạt nhân. Những giá trị này được thể hiện ra thành những ước mơ, hoài bão, triết lý, nguyên tắc hành động ở lớp trung gian. Ở lớp ngoài cùng là những biểu hiện đặc trưng (biểu trưng trực quan), như mục tiêu, hành động/hành vi, thái độ, kết quả. Các nhà quản lý đã vận dụng rất khéo léo những đặc điểm này vào thực tiễn xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở các doanh nghiệp, tổ chức. Một trong những tư tưởng có ảnh hưởng rất quan trọng đến đời sống của người phương Đông là thuyết Đức trị của Khổng Tử. Trên nền tảng Đạo Nhân với năm chữ: Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín, thuyết Đức trị nhấn mạnh đến vai trò của con người và nhân cách: tu thân là chữ đầu tiên đối với mỗi người để làm nên nghiệp lớn. Nếu mô tả tư tưởng của đạo nhân thành cấu trúc ba lớp, chữ nhân sẽ nằm ở vị trí ở trung tâm với vai trò triết lý chi phối nhận thức và hành vi con người, các chữ nghĩ, lễ và trí ở lớp giữa thể hiện phương châm hành động và tín ở lớp ngoài cùng thể hiện mục đích và hệ quả của hành vi. Về phương châm, trong ba chữ,  nghĩa là thể hiện phương châm hành động của cá nhân, lễ  gắn với phương pháp, thói quen, kinh nghiệm hành động, và trí  gắn với phương tiện, tri thức. Chữ tín  thể hiện mục đích bởi thể hiện điều mình theo đuổi, nhưng lại thể hiện hệ quả do được nhận thức và đánh giá bởi những người khác. Vận dụng đối với một tổ chức/doanh nghiệp, nhân được hiểu là triết lý kinh doanh, triết lý quản lý; nghĩa được hiểu là triết lý, kinh nghiệm, chuẩn mực hành vi của từng cá nhân; lễ là quy định, nguyên tắc, phương pháp điều hành và ra quyết định, môi trường lao động; trí là phương tiện công nghệ, điều kiện tác nghiệp; và tín là mục tiêu kinh doanh và kết quả thực hiện mục tiêu. Tuy chưa được khái quát trong lý thuyết quản trị doanh nghiệp hiện đại, tư tưởng này đã được vận dụng trong các doanh nghiệp từ trước đến nay không chỉ ở phương Đông, mà còn ở nhiều doanh nghiệp phương Tây hiện nay.

Với người Việt Nam, Hồ Chủ Tịch có câu nói nổi tiếng về văn hoá, [2]:

– Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.

Trong câu nói trên, văn hoá  được Bác nói đến vừa mang ý nghĩa khái quát vừa gắn với từng nhóm người, xã hội, quốc gia, dân tộc – văn hoá dân tộc. Bác cũng đã chỉ ra bản chất của văn hoá là lối sống đặc trưng mang phong cách riêng, được sinh ra từ những thách thức của cuộc sống, của sự tiến bộ và phát triển:

– Văn  hóa  là sự tổng hợp của mọi  phư ơ ng  thứ c  sinh  hoạt  cùng với  biểu  hiện  của  nó  loài ngư ờ i  đã  sản si nh ra nhằm thích ứng với những  yêu cầu đờ i  sốn g  và  đòi  hỏi  của  sự  sinh tồn .

Phong cách, lối sống này – tức là văn hoá – được thể hiện qua những dấu hiệu đặc trưng, điển hình như ngôn ngữ, đạo đức (triết lý, chuẩn mực hành vi), luật pháp (quy tắc, hệ thống xã hội), tôn giáo (niềm tin), văn học, nghệ thuật, phương tiện sinh hoạt và các phương thức sử dụng (thói quen, truyền thống) trong cuộc sống hằng ngày của con người. Đó là những cơ sở để có thể nhận diện ―bản sắc văn hoá.

1.2. Vận dụng khái niệm văn hoá vào doanh nghiệp

Vận dụng câu nói trên của Bác cho doanh nghiệp, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường toàn cầu hoá ngày nay, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa VHDN về bản chất như sau:

 Văn hóa Doanh nghiệp  là sự tổng hợp của mọi  phương thức hoạt động  cùng với  biểu hiện của nó mà một  tổ chức , doanh  nghệp  đã sáng  tạo  ra nhằm thích ứng với những yêu cầu môi trường hoạt động  và đòi hỏi của sự  cạnh tranh .

Từ định nghĩa trên đây có thể rút ra những nhận xét sau: về bản chất, văn hoá doanh nghiệp là phương pháp quản lý (phương thức hoạt động) riêng mà tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn và sử dụng để tiến hành các hoạt động kinh doanh, nghiệp vụ hằng ngày, trong đó có sự tham gia của tất cả mọi thành viên trong quá trình xây dựng và thực hiện (do tổ chức, doanh nghiệp sáng tạo ra), mang dấu ấn, bản sắc riêng về phong cách và được thể hiện bằng những hành vi, dấu hiệu có thể nhận biết và phân biệt được với các tổ chức, doanh nghiệp khác (cùng với biểu hiện của nó). Những biểu hiện này trở nên những dấu hiệu nhận diện – thương hiệu – của tổ chức, doanh nghiệp và được sử dụng trong hoạt động hằng ngày như một phương tiện giúp các đối tượng hữu quan nhận biết, đánh giá, so sánh và lựa chọn trong quá trình sử dụng (yêu cầu của môi trường hoạt động). Trong môi trường kinh doanh toàn cầu hoá ngày nay, những đặc trưng này có thể được sử dụng như một lợi thế trong kinh doanh (đòi hỏi của sự cạnh tranh).

Như vậy, văn hoá doanh nghiệp là một phương pháp quản lý kinh doanh được xây dựng và thực thi bởi tất cả các thành viên, thể hiện một bản sắc, phong cách riêng, có thể nhận biết nhờ những dấu hiệu đặc trưng, thể hiện những ý nghĩa, hình ảnh và giá trị nhất định đối với các đối tượng hữu quan, và được tổ chức, doanh nghiệp sử dụng để tạo lập lợi thế cạnh tranh bằng thương hiệu khi hoạt động trong nền kinh tế toàn cầu.

2. Văn hóa doanh nghiệp

2.1. Định nghĩa

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá doanh nghiệp, bởi đây cũng là một chủ đề được nhiều đối tượng quan tâm nghiên cứu. Xét từ góc độ quản trị tác nghiệp, văn hoá doanh nghiệp có thể được định nghĩa như sau:

Văn hoá doanh nghiệp bao gồm một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên trong một tổ chức cùng thống nhất và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến nhận thức hành động của từng thành viên, [4].

Từ định nghĩa trên, có thể rút ra ba điểm đáng ghi nhớ về nội dung, mục đích và tác dụng của văn hoá doanh nghiệp và mối liên hệ giữa chúng, Hình 1.3. Có thể nhận thấy rõ, triển khai văn hoá doanh nghiệp trong một tổ chức là hướng đến sự  thống nhất về nhận thức/ý thức giữa các thành viên và phát triển năng lực hành động/hành vi thống nhất cho họ khi hành động.

Như vậy, xây dựng văn hoá doanh nghiệp thực chất:

(1) Về nội dung, là xây dựng và đạt được sự đồng thuận về một hệ thống các giá trị, triết lý hành động và phương pháp ra quyết định đặc trưng cho phong cách của doanh nghiệp và cần được tuân thủ nghiêm túc;

(2) Về mục đích, là thiết kế và triển khai các chương trình hành động nhằm đưa hệ thống các giá trị và phương pháp hành động vào trong nhận thức và phát triển thành năng lực hành động của các thành viên tổ chức; và

(3) Về tác động mong muốn, là hỗ trợ cho các thành viên để chuyển hoá hệ thống các giá trị và triết lý hành động đã nhận thức và năng lực đã hình thành thành động lực và hành động thực tiễn.

2.2. Vai trò của văn hoá doanh nghiệp trong quản lý

VHDN trong quản lý thể hiện hai vai trò quan trọng sau: (1) VHDN là công cụ triển khai chiến lược, và (2) VHDN là phương pháp tạo động lực cho người lao động và sức mạnh đoàn kết cho tổ chức, doanh nghiệp.

Thứ nhất, VHDN là công cụ triển khai chiến lược.Mọi doanh nghiệp đều bắt đầu sự tương lai của mình bằng một bản kế hoạch phát triển chiến lược, trong đó chỉ rõ định hướng kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ theo đuổi được cụ thể hoá bằng định hướng về thị trường mục tiêu (khác hàng, thị trường, nhu cầu, lĩnh vực hoạt động chủ yếu) và định hướng sản xuất (chính sách sản phẩm, chất lượng, giá cả, dịch vụ và lợi thế cạnh tranh). Thành công trong việc xây dựng chiến lược, nhưng nhiều doanh nghiệp lại không thành công trong việc triển khai chiến lược. Đó là do những khó khăn trong việc phát triển các công cụ quản lý, điều hành việc thực hiện trên cơ sở bản kế hoạch chiến lược đã xây dựng.

Tham gia thực hiện chiến lược là tất cả mọi thành viên của tổ chức, doanh nghiệp. Đáng lưu ý là, mỗi người tham gia vào một tổ chức và hoạt động của tổ chức đều có nhiệm vụ riêng, cương vị khác nhau và sở hữu những kỹ năng/năng lực hành động không giống nhau. Họ là những bánh xe khác nhau của cùng một cỗ xe. Khác nhau là vậy, nhưng họ phải thống nhất trong hành động và phối hợp hành động để đưa cỗ xe tiến theo cùng một hướng đến đích đã định. Điều đó chỉ có thể đạt được bằng cách xây dựng những quy tắc hành động thống nhất có tác dụng hướng dẫn, chi phối việc ra quyết định và hành động của mọi thành viên. Đối với doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, điều đó còn có ý nghĩa lớn hơn nữa trong việc định hình phong cách. Có thể cho thấy rõ vai trò của văn hoá doanh nghiệp trong việc xây dựng các biện pháp, công cụ điều hành việc thực hiện chiến lược thông qua các biện pháp quản lý con người (nhân lực) và xây dựng thương hiệu bằng phong cách trong sơ đồ trình bày trong Hình 1.4.Hãy thử hình dung, nếu thiếuđiềuđó, việc triển khai và thực thi chiến lược sẽ khó khăn như thế nào.

Thứ nhất, VHDN là phương pháp tạo động lực cho người lao động và sức mạnh đoàn kết cho tổ chức, doanh nghiệp. Lý thuyết VHDN được phát triển dựa trên hai yếu tố: giá trị con người. Trong VHDN, giá trị là những ý nghĩa, niềm tin, được thể hiện trong triết lý hành động gồm quan điểm (cách nhận thức), phương pháp tư duy và ra quyết định mà những người hữu quan bên trong công ty, tổ chức quyết định lựa chọn sẽ sử dụng làm thước đo để đánh giá các quyết định, nguồn động lực để hành động và mục tiêu để phấn đấu. Giá trị và các triết lý được tổ chức, công ty lựa chọn là chuẩn mực chung cho mọi thành viên tổ chức để phấn đấu hoàn thành, cho những người hữu quan bên ngoài sử dụng để phán xét và đánh giá về tổ chức. Giá trị và triết lý của cá nhân không làm nên sức mạnh, chúng chỉ gây mâu thuẫn. Chỉ có giá trị và triết lý thống nhất mới tạo nên sức mạnh tập thể.

Giá trị là những đóng góp của doanh nghiệp đối với các đối tượng hữu quan, hay xã hội về phúc lợi, về sự phồn vinh và phát triển của xã hội, về việc gìn giữ và phát triển các giá trị đạo đức và nhân văn của con người. Giá trị được xác định trên cơ sở những chuẩn mực và giá trị đạo đức xã hội và kinh doanh. Mỗi tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn cho mình trong số những giá trị và triết lý mà xã hội coi trọng làm giá trị và triết lý chủ đạo của mình. Không chỉ vậy, họ còn thể hiện những cam kết của tất cả các thành viên tổ chức trong việc tự nguyện phấn đấu vì những giá trị và kiên trì theo đuổi những triết lý đó. Chính vì giá trị mà tổ chức và các thành viên tổ chức cam kết tôn trọng thể hiện sự cống hiến cho con người. Giá trị là chất liệu tạo nên hình ảnh của tổ chức. Và chính nhờ những cống hiến đó mà tổ chức và các thành viên tổ chức được xã hội đánh giá cao và sẵn sàng trao tặng những phần thưởng tinh thần (thương hiệu) và vật chất (lợi nhuận) tương xứng.

Mấu chốt của VHDN là về con người, con người; doanh nghiệpkhông làm cho VHDN có hiệu lực mà chính là con người: người lãnh đạo đóng vai trò khởi xướng, thành viên tổ chức đóng vai trò hoàn thành. Chính con người làm cho những giá trị được tuyên bố chính thức trở thành hiện thực. Ngược lại, giá trị làm cho hành động và sự phấn đấu mỗi cá nhân trở nên có ý nghĩa. Con người thể hiện giá trị; Giá trị nâng con người lên. Giá trị là thứ duy nhất có thể thu hút mọi người đến với nhau. Giá trị liên kết con người lại với nhau. Giá trị tạo nên động cơ hành động cho con người. Giá trị làm cho mỗi người tự nguyện cam kết hành động vì mục tiêu chung.