Quá trình văn hóa doanh nghiệp

1. Quá trình phát triển Văn hoá doanh nghiệp

Triển khai văn hoá doanh nghiệp là một quá trình phát triển về nhận thức và năng lực hành động. Quá trình này diễn ra đối với một tổ chức, doanh nghiệp cũng như đối với từng cá nhân, thành viên của tổ chức, doanh nghiệp đó. Quá trình diễn ra theo một trình từ gồm bốn bước cơ bản, Hình 2.1. Bắt đầu từ việc tổ chức tiếp nhận, sàng lọc thông tin từ môi trường sống về đối tượng mục tiêu, giá trị, mong muốn và kỳ vọng được họ tôn trọng. Tiến đến là quá trình phân tích, lựa chọn, chắt lọc và chuyển hoá các giá trị, kỳ vọng của đối tượng hữu quan thành giá trị, triết lý và nhận thức của tổ chức/doanh nghiệp. Những giá trị, triết lý, mục tiêu và nhận thức này tiếp tục được chuyển hoá thành những nội dung văn hoá doanh nghiệp, nhằm tạo thuận lợi cho quá trình chuyển hoá thành nhận thức của các cá nhân, thành viên của tổ chức, doanh nghiệp. Quá trình chuyển hoá ở các cá nhân, thành viên tổ chức được thực hiện với sự hỗ trợ và hậu thuẫn của các chính sách, biện pháp quản lý, nhằm giúp mỗi cá nhân và thành viên tổ chức nhận thức đúng và hình thành năng lực hành động phù hợp để thể hiện các giá trị, triết lý, nhận thức của tổ chức/doanh nghiệp thành hành động cụ thể trên cương vị của mình trong mỗi trường hợp khi đối đầu với thực tế cuộc sống.

Quá trình phát triển về nhận thức trong thực tiễn diễn ra rất phức tạp, trong đó có nhiều nhân tố liên kết với nhau, cùng tác động. Tiến trình phát triển văn hoá doanh nghiệp vào nhận thức vàỳ thức của từng cá nhân được thể hiện như trên Hình 2.2.

Bước đầu tiên của quá trình nhận thức bắt đầu từ cấp tổ chức/doanh nghiệp. Bằng việc phân tích, đánh giá về thị trường – phân tích chiến lược – những người quản lý có thể nhận ra các đối tượng hữu quan không chỉ khác nhau về nhu cầu, mong muốn và mối quan tâm liên quan đến hoạt động kinh doanh và sản phẩm của doanh nghiệp, mà còn khác nhau trong cách quan niệm về chuẩn mực hành vi quy tắc ứng xử. Trên cơ sở những phát hiện này, những người đại diện tổ chức/doanh nghiệp tiến hành xây dựng nội dung văn hoá doanh nghiệp, trong đó xác định rõ giá trị mà tổ chức/doanh nghiệp có thể đóng góp cho xã hội – những người hữu quan, các triết lý sẽ áp dụng trong hoạt động kinh doanh và trong quản lý. Những triết lý này được thể hiện thành những nguyên tắc cơ bản áp dụng trong tổ chức để tạo thuận lợi cho các thành viên trong quá trình ra quyết định và triển khai hoạt động tác nghiệp. Để hỗ trợ cho các thành viên tổ chức trong quá trình nhận thức, giúp họ đạt được sự thống nhất và nhắc nhở họ luôn kiên trì, nhất quán, trung thành với những nguyên tắc, phương pháp đã đề ra trong các quyết định và hàn động tác nghiệp hằng ngày, nội dung văn hoá doanh nghiệp được thể hiện dưới hình thức các biểu trưng trực quan một cách đa dạng, phong phú và sáng tạo. Qua việc sử dụng nhiều hình thức truyền thông, truyền đạt nhắc tác động đồng thời đến nhiều giác quan, kết hợp với học tập, rèn luyện và thực hành thường xuyên, các giá trị, nguyên tắc, phương pháp ra quyết định được tổ chức/doanh nghiệp lựa chọn dần chuyển hoá từng bước vào trong nhận thức thành các giá trị, nguyên tắc, phương pháp ra quyết định của cá nhân, và chuyển thành năng lực, thói quen. Kết quả của quá trình nhận thức và rèn luyện được phản ánh thông qua hành vi cá nhân khi tương tác với môi trường sống thể hiện mức độ chuyển hoá của cá nhân ở các mức độ khác nhau qua các biểu trưng phi-trực quan, như giá trị (tiếp nhận, tiếp thu chưa chuyển hoá) – thái độ (bước đầu chuyển hoá, trải nghiệm, tích luỹ) – niềm tin (chuyển hoá thành có chọn lọc, phán xét giá trị bản thân, giàu kinh nghiệm) – lối sống (chuyển hoá hoàn toàn thành giá trị, nguyên tắc, phương pháp của bản thân, trở thành thói quen hằng ngày). Khi nhận thức đạt được ở cấp độ ―niềm tin‖  và lối sống,  động lực được hình thành từ tính nhất thiết phải coi trọng và tuân thủ những giá trị, nguyên tắc, phương pháp đã chuyển hoá, sự tự nguyện, tự giác xuất hiện, ý thức được hình thành.Thông qua hành vi, hành động, những người hữu quan bên ngoài cảm nhận được về giá trị, triết lý, nguyên tắc của tổ chức/doanh nghiệp và thể hiện được thể hiện bằng nhận thức, phong cách, cá tính của cá nhân. Hình ảnh, thương hiệu của tổ chức/doanh nghiệp nhờ đó mà cũng được định hình trong nhận thức của người hữu quan.

2. Triển khai Văn hoá doanh nghiệp

Triển khai văn hoá doanh nghiệp, về mặt tác nghiệp, là tiến hành các bước công việc nhằm xây dựng những nội dung, công việc, hoạt động hay kế hoạch hành động có thể tiến hành trong thực tiễn để thực thi các nội dung của quá trình văn hoá doanh nghiệp và thúc đẩy quá trình phát triển một cách có kết quả nhất.

Việc triển khai văn hoá doanh nghiệp gồm ba bước với hai nội dung lớn: thiết kế và triển khai. Bước 1: xác định giá trị; và Giai đoạn thực hiện gồm Bước 2: truyền đạt và quán triệt, và Bước 3: Chuyển hoá thành động cơ và hành động. Như vậy, triển khai văn hoá doanh nhiệp chính là tạo động lực. Mỗi bước của văn hoá doanh nghiệp bao gồm cả hai nội dung được phối hợp, lồng ghép để thực hiện những mục tiêu nhất định

Sơ đồ mô tả trên Hình2.3. cho thấy những nội dung chủ yếu của các bước. Bước 1 thực chất là bước phân tích hữu quan. Bước 2 thiết kế các biểu trưng trực quan, các chương trình và triển khai chúng. Bước 3 tiến hành xây dựng các hệ thống tổ chức, biện pháp, chính sách quản lý để hậu thuẫn, thúc đẩy, hỗ trợ các thành viên và nhóm thành viên trong quá trình chuyển hoá thành nhận thức và hành vi cá nhân và của nhóm.

Để việc triển khai văn hoá doanh nghiệp đạt kết quả mong muốn, các nhân tố tham gia quá trình cần được phân tích kỹ lưỡng.