Phân tích các bài học về ứng dụng SCM thành công

1. Quản lý hàng lưu kho của người bán 

Thông qua hệ thống quản lý kho hàng của người bán (Vendor Managed Inventory -VMI), người bán lẻ đẩy trách nhiệm  xác định thời điểm đặt hàng cho người bán theo cách này, người bán lẻ sẽ cung cấp thông tin thực tế (real-time) về điểm bán hàng (POS), hàng trong kho… và định mức cần đặt hàng bổ sung. Lượng hàng đặt bổ sung cũng được xác định trước và do người cung cấp đề xuất. Theo phương pháp này, người bán lẻ không còn chịu gánh nặng quản lý kho hàng, dự báo nhu cầu cũng sẽ dễ dàng hơn, người cung cấp cũng nhìn thấy nhu cầu tiềm năng cho từng mặt hàng trước khi mặt hàng được yêu cầu, không còn đơn đặt hàng từ phía người bán lẻ, lượng hàng lưu tại kho người bán lẻ được duy trì ở mức rất thấp,  và việc thiếu hụt hàng trong kho cũng ít xảy ra. Phương pháp này được Wal-Mart khởi xướng tà những năm 1980 và được thực hiện trên hệ thống EDI. Hiện nay, hệ thống được thực hiện bởi CFPR với các phần mềm chuyên dụng.

2. Chia sẻ thông tin giữa người bán lẻ và người cung cấp: Wal-Mart và P&G

Việc chia sẻ thông tin giữa các đối tác, cũng như các bộ phận bên trong doanh nghiệp là cần thiết để đảm bảo SCM thành công. Hệ thống thông tin cần được thiết kế để việc chia sẻ thông tin thuận tiện nhất. Một trong những ví dụ thành công điển hình nhất là sự chia sẻ thông tin giữa P&G và Wal-Mart. Wal-Mart cho phép P&G truy cập vào hệ thống thông tin bán hàng của tất cả các sản phẩm P&G cung cấp cho Wal-Mart. Thông tin được P&G thu thập hàng ngày từ tất cả các cửa hàng của Wal-Mart, và P&G sử dụng những thông tin này để quản lý việc cung cấp hàng bổ sung cho các cửa hàng của Wal-Mart. Bằng việc cập nhật thông tin thường xuyên, P&G có kế hoạch chính xác khi nào cần cung cấp hàng đến các cửa hàng của Wal-Mart và khi nào cần tổ chức sản xuất.

Tất cả các hoạt động được tự động hóa; Lợi ích lớn nhất đối với P&G là thông tin chính xác về lượng cầu trên thị trường; Lợi ích lớn nhất đối với Wal-Mart là lượng hàng lưu kho hợp lý.

3. Phối hợp giữa người bán lẻ và cung cấp: Target corporation

Target Corporation (targetcorp.com) là một tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới (chủ sở hữu các công ty như Target Stores, Marshall Field’s, Mervyn’s và Target Direct). Target Corp cần tổ chức các hoạt động kinh doanh với 20.000 đối tác. Năm 1998, công ty thiết lập mạng extranet kết nối với tất cả những đối tác này. Từ đó cho phép các đối tác không chỉ giao dịch mà còn thực hiện được các giao dịch trước đó không thực hiện được trên nền EDI.  Hệ thống thông tin này được xây dựng trên cơ sở hệ thống của GE (InterBusiness Partner Extranet – geis.com) cho phép giao dịch điện tử với tất cả các đối tác đồng thời cũng cho phép khách hàng tạo các website riêng của mình.

4. Giảm chi phí lưu kho và vận chuyển: Unilever

Unilever sử dụng hệ thống 30 nhà chuyên chở với khối lượng 250.000 chuyến hàng mỗi năm. Unilever sử dụng cơ sở dữ liệu TBC (Transportation Business Center) để lên kế hoạch nhận hàng tại nhà sản xuất và chở đến các địa điểm bán lẻ. TBC cung cấp cho nhà chuyên chở các thông tin cần thiết: tên, điện thoại, giờ làm việc, địa điểm giao hàng và các thông tin khác. Tất cả các thông tin người chuyên chở cần để thực hiện việc nhận và giao hàng được công bố 24/7. TBC cũng giúp Unilever tổ chức và tự động hóa việc lựa chọn các nhà chuyên chở thông qua các hợp đồng và cam kết giữa các bên. Khi nhà chuyên chở chính không thể thực hiện việc chuyên chở, TBC tự động chuyển sang các nhà chuyên chở thay thế.

5. Giảm chi phí thiết kế: Adaptec, Inc.

Adaptec, Inc. (adaptec.com) là một nhà sản xuất chip điện tử lớn chuyên cung cấp linh kiện cho các nhà sản xuất thiết bị điện tử. Công ty outsource các hoạt động sản xuất và chỉ tập trung vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Việc outsource đặt công ty vào thế bất lợi so với các công ty cạnh tranh khác về năng lực sản xuất và thời gian giao hàng. Trên thực tế Adapter mất 15 tuần để thực hiện giao hàng, trong khi các đối thủ cạnh tranh mất 8 tuần để thực hiện đơn hàng tương tự.

Thời gian giao hàng dài hơn do Adaptec phải phối kết hợp hoạt động thiết kế giữa trụ sở chính  tại Califonia và các nhà máy tại Hồng Kông, Nhật và Đài Loan. Để giải quyết vấn đề này, Adaptec xây dựng hệ thống mạng extranet để tích hợp các nhà cung cấp và tự động hóa quản lý các hoạt động sản xuất.

Lợi ích nổi bật của hệt hống mới là giảm thời gian cần thiết để tạo, truyền và xác nhận đơn hàng. Adaptec có thể giao dịch với tất cả các nhà cung cấp về nguyên liệu, sản xuất, thanh toán và giao hàng. Bên cạnh việc xử lý các giao dịch điện tử, Adaptec còn gửi và nhận các bản thiết kế để các nhà sản xuất tham gia phối hợp phát triển sản phẩm mới. Tốc độ giao tiếp nhanh đòi hỏi Adaptec phải thay đổi quy trình ra quyết định với yêu cầu đưa đơn hàng vào sản xuất sau 2 tuần, kết quả là giảm được thời gian thực hiện đơn hàng từ lúc đặt hàng đến lúc giao hàng là 10 đến 12 tuần.

6. Giảm chi phí phát triển sản phẩm mới: Carterpillar, Inc.

Caterpillar, Inc. (caterpillar.com) là một nhà sản xuất các thiết bị hạng nặng hàng đầu thế giới. Theo mô hình hoạt động truyền thống, thời gian thực hiện đơn hàng dài do quá trình luân chuyển các chứng từ giữa các giám đốc, nhân viên bán hàng, nhân viên kỹ thuật… Để giải quyết vấn đề này, Caterpillar kết nối các phòng sản xuất, thiết kế với các nhà cung cấp, phân phối, nhà máy và khách hàng trên toàn cầu với nhau. Khách hàng cũng có thể sử dụng mạng extranet để truy cập các thông tin về đơn hàng khi các thiết bị đang trong quá trình lắp ráp.

Các nhà cung cấp có thể cung cấp các thiết bị, linh kiện trực tiếp đến các đơn vị lắp ráp. Hệ thống thông tin này cũng được sử dụng để tăng hiệu quả bảo trì và sửa chữa.