Cung hàng hóa

1. KHÁI NIỆM CUNG

Cung của một hàng hóa và dịch vụ được định nghĩa như là mối quan hệ tồn tại giữa giá và lượng cung trong một khoảng thời gian nhất định, ceteris paribus. Mối quan hệ này có thể được biểu thị thông qua đường cung:

hay biểu cung:

Cũng như “luật cầu”, cung cũng có luật cung. Luật cung cũng phát biểu rằng:

Một mối quan hệ nghịch biến tồn tại giữa giá và lượng cung trong một khoảng thời gian nhất định, ceteris paribus.

Để hiểu được luật cung, chúng ta hãy nhớ lại qui luật chi phí biên tăng dần. Do chi phí cơ hội biên của cung tăng lên khi sản xuất thêm hàng hóa, mức giá cao hơn khiến cho người bán cung cấp nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn.

Luật cung cũng chỉ ra rằng đường cung là đường dốc lên (như biểu đồ dưới đây).

Cung cũng có thể được biểu thị thông qua hàm cung: QS = f(P), ceteris paribus. Sử dụng dữ liệu từ biểu cung ở trên, hàm cung có thể được xác định như sau:  QS = -5 + 2P

Tương tự như cầu, đường cung thị trường là tổng theo trục hoành đường cung của các nhà sản xuất. Đường cung minh họa ở trên là kết quả của tổng cung của các nhà sản xuất.

2. DỊCH CHUYỂN TRÊN ĐƯỜNG CUNG VÀ DỊCH CHUYỂN CUNG

Cũng như trường hợp của cầu, chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa thay đổi cung và thay đổi lượng cung. Sự thay đổi giá của hàng hóa làm thay đổi lượng cung, sự dịch chuyển từ A đến B là dịch chuyển trên đường cung như minh họa trong biểu đồ dưới đây.

Sự thay đổi cung chỉ diễn ra khi đường cung dịch chuyển, sự dịch chuyển cung từ S sang S’ hay S’’ gọi là dịch chuyển cung như minh họa ở biểu đồ dưới đây. Lưu ý rằng cung tăng khi đường cung dịch chuyển sang phải (S sang S’) bởi vì lượng cung tăng tại mỗi mức giá. Khi cung giảm thì đường cung sẽ dịch chuyển sang trái (S sang S’’).

3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG

Những nhân tố làm dịch chuyển đường cung gồm:

ª Giá cả của nguồn lực,

ª Công nghệ và năng suất sản xuất,

ª Giá cả hàng hóa liên quan,

ª Số lượng nhà sản xuất,

ª Kỳ vọng của nhà sản xuất.

Khi giá cả nguồn lực sản xuất tăng lên sẽ làm giảm khả năng sinh lợi của hàng hóa và dịch vụ. Điều này sẽ làm giảm sản lượng mà các nhà sản xuất mong muốn cung cấp tại mỗi mức giá. Do đó, khi giá của lao động, nguyên vật liệu, vốn, hay những nguồn lực khác tăng lên sẽ làm cho đường cung dịch chuyển sang trái (như minh họa dưới đây).

Sự thay đổi và cải tiến công nghệ làm tăng năng lực sản xuất của người lao động. Điều này làm cho chi phí sản xuất thấp hơn và lợi nhuận cao hơn. Khi lợi nhuận tăng lên sẽ khích thích các nhà sản xuất cung cấp nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn và làm cho đường cung dịch chuyển sang phải (như minh họa dưới đây).

Các doanh nghiệp thường sản suất nhiều hàng hóa khác nhau, do đó họ phải xác định sự cân bằng tối ưu giữa các sản phẩm và dịch vụ cung cấp. Quyết định cung của một hàng hóa cụ thể không chỉ ảnh hưởng lên giá của hàng hóa đó, mà còn ảnh hưởng đến giá và lượng của các hàng hóa khác mà doanh nghiệp cung cấp. Chẳng hạn, khi giá của cà phê tăng lên sẽ làm cho người nông dân giảm lượng cung của tiêu. Trong trường hợp này, giá của cà phê tăng lên làm giảm cung của sản phẩm khác (hồ tiêu). Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhưng rất hiếm, đó là tăng giá của hàng hóa này làm tăng cung của hàng hóa khác. Để thấy rõ hơn, chúng ta xem xét một doanh nghiệp vừa nuôi bò thịt và cung cấp da thuộc. Khi giá của thịt bò tăng lên sẽ làm cho người chăn nuôi gia tăng đàn gia súc. Bởi vì thịt bò và da bò được chế biến từ bò, cho nên khi giá thịt bò tăng lên thì lượng cung của da bò cũng tăng lên.

Khi số lượng nhà sản xuất tăng lên cũng sẽ làm tăng cung thị trường và đường cung lúc này dịch chuyển sang phải (như minh họa dưới đây).

Như trong trường hợp của cầu, những kỳ vọng (mong đợi trong tương lai) của nhà sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong các quyết định sản xuất. Chẳng hạn, nếu giá kỳ vọng của xăng dầu tăng lên trong tương lai, các nhà cung cấp có thể giảm lượng cung hôm nay để cung cấp trong tương lai nhằm kiếm được lợi nhuận nhiều hơn. Ngược lại, nếu giá cả kỳ vọng của hàng hóa sẽ giảm trong tương lai, có lẽ các nhà sản xuất sẽ cung cấp nhiều hơn trong hiện tại trước khi giá giảm xuống. Tình huống này cũng tương tự đối với các sản phẩm chịu tác động của công nghệ và thời trang, nếu như các nhà sản xuất dự báo có sự ra đời của công nghệ mới (điện thọai di động) thì các nhà sản xuất gia tăng nỗ lực tiếp thị để bán nhiều hàng hóa hơn trước khi công nghệ mới ra đời.

4. ẢNH HƯỞNG QUỐC TẾ

Trong nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp thường nhập nguyên vật liệu (phụ liệu, bán thành phẩm hay sản phẩm) từ các quốc gia khác. Chi phí của hàng hóa nhập nhập chịu ảnh hưởng rất lớn từ tỷ giá hối đoái. Khi giá trị đồng nội tệ (tiền tệ trong nước) tăng lên, thì giá cả nguồn lực nhập khẩu sẽ giảm và cung hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước sẽ tăng lên. Ngược lại khi tỷ giá đồng nội tệ giảm so với đồng ngoại tệ sẽ làm giảm cung đối với các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước.