Cơ sở pháp lý cho hoạt động của hải quan Việt Nam

Hoạt động hải quan là một trong những lĩnh vực hoạt động quản lý Nhà nước. Cơ quan hải quan là cơ quan bảo vệ pháp luật về hải quan và pháp luật khác có liên quan. Đối tượng thi hành thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra giám sát và thuế hải quan bao gồm các tổ chức và cá nhân có liên quan trong nước và nước ngoài. Vì vậy, hoạt động của hải quan Việt Nam phải tuân theo những quy định của pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, và các tập quán, thông lệ quốc tế về hảỉ quan.

Theo điều 5, luật Hải quan Việt Nam:

  • Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật Hải quan thỉ áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
  • Đối với những trường hợp mà Luật Hải quan Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia chưa có quy định thỉ có thể áp dụng tập quán và thông lệ quốc tế về hải quan, nếu việc áp dụng tập quán và thông lệ quốc tế đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (Luật Hải quan Việt Nam ).

1. Các Công ước, Hiệp định quốc tế về hải quan mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia

Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về hải quan sau:

  • Công ước về thành lập Hội đồng hợp tác hải quan.
  • Công ước Kyoto về đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan.
  • Công ước HS – Hệ thống điều hoà trong mô tả và mã hoá hàng hóa.
  • Hiệp định CVA – Hiệp định xác định trị giá hải quan GATT.
  • Hiệp định hải quan

2. Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vĩệt Nam về hải quan và Hên quan đến hải quan

a. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992:

Điều 24: “Nhà nước thống nhất quản lý và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển mọi hình thức hợp tác kỉnh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức kinh tế, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và cùng có lợi, bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước”.

Điều 26: “Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách; phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý Nhà nước giữa các ngành, các cấp; kết hợp lợí ích cá nhân, của tập thể, VỚI lợi ích Nhà nước”.

b. Luật Hải quan Việt Nam:

Ngày 23/6/2001, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Hải quan. Ngày 29/6/2001, Chủ tịch Quốc hội đã ký thông qua Luật Hải quan. Ngày 12/7/2001, Chủ tịch nước ký lệnh công bố Luật Hải quan. Luật Hải quan có hiệu lực từ ngày 01/01/2002.

Luật gồm 8 chương, 82 điều.

Chương I: Những qui định chung, gồm 10 điều (điều 1 đến điều 10).

Điều 1: Chính sách về hải quan.

Điều 2: Phạm vi điều chỉnh.

Điều 3: Đối tượng áp dụng.

Điều 4: Giải thích từ ngữ.

Điều 5: Áp dụng điều ước quốc tế, tập quán và thông lệ quốc tế về hải quan.

Điều 6: Địa bàn hoạt động hải quan.

Điều 7: Xây dựng lực lượng hải quan.

Điều 8: Hiện đại hóa quản lý hải quan.

Điều 9: Phối hợp thực hiện pháp luật hải quan.

Điều 10: Giám sát thi hành pháp luật hải quan.

Chương II: Nhiệm vụ tổ chức của hài quan, gồm 4 điều (từ điều 11 đến điều 14).

Điều 11: Nhiệm vụ của hải quan.

Điều 12: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hải quan.

Điều 13: Hệ thống tổ chức hải quan.

Điều 14: Công chức hải quan.

Chương III: Thù tục hải quan, chế độ kiểm tra, giảm sát hấl quan, gồm 48 điêu (từ điều 15 đến điều 62).

Muc 1: Quv đinh chung

Điều 15: Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.

Điều 16: Thủ tục hải quan.

Điều 17: Địa điểm làm thủ tục hải quan.

Điều 18: Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan.

Điều 19: Thời hạn công chức hải quan làm thủ tuc hải quan.

Điều 20: Khai hải quan.

Điều 21: Đại lý lảm thủ tục hải quan.

Điều 22: Hồ sơ hải quan.

Điều 23: Quyền vả nghĩa vụ của người khai hải quan.

Điều 24: Trách nhiệm kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan.

Điều 25: Thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải.

Điều 26: Giám sát hải quan.

Điều 27: Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan.

Muc 2: Kiểm tra, giám sát hải quan đổi vởi hảng hóa Điều 28: Kiềm tra, đăng ký hồ sơ hải quan.

Điều 29: Căn cứ và thẩm quyền quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thông quan.

Điều 30: Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa xuẩt khẩu, nhập khẩu để thông quan.

Điều 31: Kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp vắng mặt người khaỉ hải quan.

Điều 32: Kiểm tra sau thông quan.

Điều 33: Hàng hoá tạm xuất khẩu, tạm nhập khẩu.

Điều 34: Quà bỉếu, tặng.

Điều 35: Hàng hóa xuát khẩu, nhập khẩu phục vụ các yêu cầu khẩn cấp.

Điều 36: Hàng hóa mua bán trao đổi của cư dân biên giới.

Điều 37: Hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu theo đường bưu chính.

Điều 38: Hàng hóa trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Điều 39: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng phương thức thương mại điện tử.

Điều 40: Hàng hóa quá cảnh.

Điều 41: Hàng hóa chuyền cửa khẩu.

Điều 42: Tuyến đường, thời gian quá cảnh, chuyền cửa khẩu.

Điều 43: Tài sản di chuyển.

Điều 44: Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh.

Điều 45: Xử lý hàng hóa bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời gian khai hải quan mà chưa có người đến nhận.

Muc 3: Kiềm tra, giám sát hải quan đổi với với hảng hóa tai kho ngoai quan, kho bảo thuế.

Điều 46: Hàng hóa tại kho ngoại quan, kho bảo thuế.

Điều 47: Quyền và nghĩa vụ của chủ kho ngoại quan, chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan.

Điều 48: Thời gian gửi hàng hóa tại kho ngoại quan.

Điều 49: Thầm quyền thành lập, chấm dứt hoạt động kho ngoại quan, khò bảo thuế.

Muc 4: Kiềm tra, giảm sát hải quan đối với phương tiên vân tải:

Điều 50: Địa điểm ỉàm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh.

Điều 51: Tuyến đường, thời gian chiu sự giám sát hải quan đối vởi phương tiện vận tàỉ xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cửa khẩu.

Điều 52: Khai báo và kiểm tra đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Điều 53: Chuyền tảỉ, chuyển cửa khẩu, sang toa, cắt toa, xếp dỡ hàng hỏa trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh.

Điều 54: Vận chuyển quốc tế kết hợp vận chuyển nội địa, vận chuyển nội địa kết hợp vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 55: Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh vì mục đích quốc phòng, an ninh.

Điều 56: Trách nhiệm, phối hợp của người đứng đầu cảng vụ sân bay, cảng biển, ga đường sắt liên vận quốc tế với cơ quan hải quan.

Muc 5: Tam dừng làm thủ tuc hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu 

Điều 57: Nguyên tắc tạm dừng làm thủ tục hải quan.

Điều 58: Điều kiện đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan.

Điều 59: Quy định cụ thể việc tạm dừng làm thủ tục hải quan.

Muc 6: Ché đô ưu đãi, miễn trừ.

Điều 60: Chế độ ưu đãi, miễn trừ.

Điều 61: Miễn khai, miễn kiểm tra hải quan.

Điều 62: Việc xử lý các trường hợp phát hiện có vi phạm chế độ ưu đãi, miễn trừ.

Chương IV: Trách nhiệm của hải quan trong việc phòng,chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Điều 63: Nhiệm vụ của hải quan trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyền trái phép hàng hóa qua biên giới.

Điều 64: Phạm vị trách nhiệm phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Điều 65: Thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

Điều 66: Thầm quyền của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Điều 67: Trang bị phương tiện kỹ thuật phục vụ phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Chương V: Tồ chức thu thuế và các khoản thu khác đói với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 68: Trách nhiệm của người khai hải quan trong việc kê khai, tính thuế, nộp thuế và các khoản thu khác.

Điều 69: Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc tổ chức thu thuế và các khoản thu khác.

Điều 70: Thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế.

Điều 71: Xác định trị giá tính thuế.

Điều 72: Phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và xác định thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Chương VI: Quản lý nhà nước về hải quan

Điều 73: Nội dung quản lý nhà nước về hải quan.

Điều 74: Cơ quan quản lý nhà nưởc về hải quan.

Điều 75: Quyền khiếu nại, tố cảo, khởi kiện.

Điều 76: Trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Điều 77; Thời hạn, thủ tục, thầm quyền giải quyét khiếu nại, tố cáo. Chương VII: Khen thưởng và xử lý vi phạm Điều 78: Khen thưởng.

Điều 79: Xử lý vi phạm.

Chương VIII: Điêu khoản thi hành

Điều 80: Hiệu lực thi hành.

Điều 81: Áp dụng pháp luật trong trường hợp háng hóa, phương tiện vận tải đã đăng ký hồ sơ hải quan nhưng chưa làm xong thủ tục hải quan trước ngày luật này có hiệu lực.

Điều 82: Hướng dẫn thi hành

(Xem chi tiết toàn văn Luật Hải quan)

Nghiên cứu Luật Hảỉ quan ta thấy: Luật có nhiều điểm đổi mới so với Pháp ỉệnh hải quan theo hướng dẫn phù hợp với xu thế hội nhập. Theo Luật Hải quan các định chế về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sảt hải quan được quy định theo hướng đơn giản, rõ ràng hơn, giảm thiểu các giấy tờ hành chính, rút ngắn thời gian thông quan; quy định thủ tục hải quan được thực hiện trên cơ sở người làm thủ tục hải quan tự kê khai hàng hóa, tự xác định mă số hàng hóa, mă số thuế, tự tính thuế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung kê khai.

Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu (và cũng phù hợp với thông lệ quốc tế), Luật Hải quan quy định 3 hình thức kiểm tra hàng hóa: miễn kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra xác suất thực tế hàng hóa không quá 10%; kiềm tra thực tế toàn bộ lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu (điều 30).

Luật còn có những quy định mới như: kiềm tra hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (mục 5, điều 57, 58, 59); quy định rõ thời hạn làm thủ tục hải quan: thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:

  1. Chậm nhất là 8 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
  2. Chậm nhất là 2 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khầu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiềm tra thực tế toàn bộ hàng hóa… (Điều 19)

Bắt đầu cho phép sử dụng hình thức khai điện từ (điều 20.3); Luật cũng đã đề cập đại lý làm thủ tục hải quan (điều 21); Nêu rõ quyền và nghĩa vụ của người khại hải quan (điều 23); Kiểm trạ sau thông quan (đỉều 32)…

Sau hơn 3 năm thực hiện, Luật Hải quan đã phát huy tốt tác dụng cùa mình, nhưng bên cạnh đó cũng bộc lộ một số điều bát cập, chưa phù hợp với yêu cầu của quá trình hội nhập. Chính vì vậy, ngày 14/6/2005 Quốc hộỉ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật sửa đổi, bồ sung một số điều của Luật Hải quan.

Luật sửa đổi, bổ sung gồm 3 điều:

  • Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan: điều 1, điều 4, điều 5, điều 8, điều 11, điều 13, điều 15, điều 16, điều 18, điều 20, điều 22, điều 23, điều 25, điều 27, điều 29, điều 30, điều 32, điều 57, điều 58, điều 69, điều 71, điều 74.
  • Điều 2. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.
  • Điều 3. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Điểm nổi bật của Luật Hải quan sửa đổi là thực hiện thủ tục hải quan điện tử (Xem chi tiết Luật Hải quan sửa đổi).

Bộ Tài chính đã có Quyết định 50, ngày 19 tháng 07 năm 2005 về việc ban hành Quy định quy trình thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

  1. Luật Thương mại ngày 14/6/2005, có hiệu lực thỉ hành từ ngày 1/1/2006.
  2. Luật Thuế xuất nhập khẩu ngày 14/6/2005, có hiệu lực ngày 1/1/2006
  3. Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 – Quy định thủ tục Hải quan, chế độ kiểm tra giám sát Hải quan (Xem chi tiết ở phần tiếp theo)
  4. Quyết định 1951/QĐ-BTC ngày 19/12/2005 của Bộ Tài chính về việc ban hành quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu thương mại.

Quyết định số 874 /QĐ-TCHQ ngày 15/05/2006 của Tổng cục Hải quan về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại