Hoạt động thanh toán quốc tế phải:
- Tuân thủ các Quy tắc do Phòng thương mại Quốc tế ban hành, như: UCP600, URC 522, URR 525, ISP 98, ISBP…
- Các Điều ước quốc tế liên quan đến thanh toán quốc tế.
- Phù hợp với các Quy định cùa chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối, các văn bản liên quan đến thanh toán quốc tế và không trái với Luật pháp Việt Nam.
1. “Qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (UCP – Uniform customs and practice for documentary credits)
a. Giới thiệu chung về UCP:
Tại Đại hội lần thứ 7 của ICC tổ chức năm 1933 lần đầu tiên bản “Qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” – UCP – Uniform customs and practice for documentary credits, ấn phẩm số 82 – được thông qua. Từ đó đến nay, ICC đã tiến hành sửa đổi UCP 6 lần, vào các năm 1951 – ấn phẩm số 151, 1962 – ấn phẩm số 222, 1974 – ấn phẩm số 290, 1983 – ấn phẩm số 400, 1993 – ấn phẩm số 500 và năm 2006 – ấn phẩm số 600, có hiệu lực ngày 1/7/2007, cho phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế và càng thêm hoàn thiện.
70 năm qua, UCP được các nhà xuất nhập khẩu và ngân hàng trên toàn thế giới sử dụng rất rộng rãi. Bản quy tắc này mang tính chất pháp lý tùy ỷ, do vậy các bên sử dụng có quyền tùy ý lựa chọn, áp dụng các UCP đã được thông qua, không phân biệt cũ mới, chỉ cần quy định cụ thể áp dụng UCP năm nào, tránh qui định chung chung.
Điểm qua các UCP ta thấy: UCP 1933 và 1951 cỏ mục đích chính là bảo vệ ngân hàng khí các chỉ thị của người mua không đầy đủ và rõ ràng. UCP 1962 – bản đầu tiên được chấp nhận rộng rãi trên thế giới – nhấn mạnh nghĩa vụ của người mua phải nói rõ ràng mình muốn gì, đồng thời cũng nhấn mạnh “các tập quán quốc tế ngân hàng và các quy tắc khác làm dễ dàng việc thực hiện các chức năng của ngân hàng”. Bản sửa đổi năm 1974 đem lại những thay đổi trong lĩnh vực chứng từ và thủ tục để thích ứng với những tiến bộ trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho buôn bán phát triển và thích ứng với cuộc cách mạng trong vận tải đường biển – chuyên chờ hàng container và vận tải đa phương thức. UCP 400 (1983) quan tâm nhiều đến lợi ích của người mua, người bán và có tỉnh đến:
- Cuộc cách mạng đang tiếp tục trong lĩnh vực vận tải, sử dụng container và vận tải đa phương thức ngày càng rộng rãi.
- Buôn bán quốc tế phát triển, nhiều loại chứng từ mới xuất hiện.
- Cuộc cách mạng trong thông tin liên lạc. EDI (truyền tin điện tử) được sử dụng phổ biến.
- Việc phát triển những loại tín dụng chứng từ mới, như L/C trả dần, ưc dự phòng.
Mười năm trôi qua, thương mại quốc tế tiếp tục phát triển, L/C được sử dụng ngày càng nhiều. Đứng trước yêu cầu của thực tiễn, trên toàn thế giới gần 50% số bộ chứng từ thanh toán bằng L/C xuất trình lần đầu bị các ngân hàng bác bỏ vì có những sai biệt. Tháng 11 – 1989, ùy ban Thương mại quốc tế về thực hành và kỹ thuật ngân hàng được ủy thác sửa đổi lại UCP 400. Yêu cầu của lần sửa đổi này là:
- Đơn giản hóa UCP 400.
- Kết hợp chặt chẽ với những tập quán ngân hàng cũng như là tiêu chuẩn hóa và làm cho những tập quán đó ngày một thuận tiện hơn.
- Tăng cường tính nghiêm minh và độ tin cậy của tín dụng chửng từ thông qua việc giả định tính không thể hủy bỏ và gạn lọc trách nhiệm pháp lý chủ yếu, không chỉ của ngân hàng mở, mả còn của ngân hàng xác nhận.
- Nêu các vấn đề của điều kiện không chứng từ.
- Liệt kê chi tiết các yếu tố có thể chấp nhận được cho mỗi loại chứng từ vận chuyển.
Sau hơn ba năm làm việc miệt mài, năm 1993 UCP 500 đã ra đời gồm 49 điều khoản, được áp dụng từ 1/1/1994.
Để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp sử dụng, thống nhất hơn nữa giữa các ngân hàng trong việc vận dụng phương thức tín dụng chứng từ, từ năm 2003 đến năm 2006, ICC tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung UCP, tháng 12/2006, UCP 600 hoàn thành.
Những lưu ý khi sử dụng UCP:
- Cho đến nay đã có hơn 160 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Việt Nam, công nhận vả tuyên bố áp dụng các UCP. Tuy nhiên, UCP là văn bản pháp lý quốc tế không mang tính chất bắt buộc các bên mua bán quốc tế phải áp dụng. Nếu muốn áp dụng UCP thỉ phải dẫn chiếu vào trong thư tín dụng.
- UCP đã qua 6 lần sửa đổi, bổ sung, nhưng sự ra đời cùa văn bản sau không hủy bỏ văn bản trước, vi vậy, cho đến nay vẫn song song tồn tại 7 bản UCP, khi dẫn chiếu UCP cần ghi rõ số hiệu của nó.
- Không bắt buộc các bên phải áp dụng đúng tất cả các điều khoản quy định trong UCP. Nếu các bên thống nhất có-quyết định khác so với nội dung một số điều UCP quy định thì phải ghi rõ các quyết định ấy trong L/C và nó có giá trị pháp lý ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia.
- Chỉ UCP bản gốc bằng tiếng Anh do ICC phát hành mới có giá trị pháp lý để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia thanh toán bằng L/C, các bản dịch sang các thứ tiếng khác chỉ có giá trị tham khảo.
- UCP-DC chỉ áp dụng trong thanh toán quốc tế, không áp dụng trong thanh toán nội địa.
- UCP-DC không phải là văn bản duy nhất điều tiết phương thức tín dụng chứng từ. Sau ngày 1/7/2007, các ấp phẩm URR 525, ISP 98, eUCP, ỈSBP vẫn có hiệu lực.
b. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, bản hiệu đính 2006, ấn phẩm sổ 600 của Phòng Thương mại Quốc tế (UCP, 2006 Rev, ICC 600 – The Uniform Customs and practice for Documentary credits, 2006 Revision, ICC Publication N°600 thường gọi tắt là UCP 600)
UCP 600 gồm 39 điều khoản:
Điều khoản 2: Các định nghĩa
Điều khoản 3: Các diễn giải
Điều khoản 4: Thư tín dụng so với hợp đồng
Điều khoản 5: Chứng từ so với hàng hóa, dịch vụ hoặc giao dịch
Điều khoản 6: Có giá trị thực hiện, ngày hết hạn và nơi xuất trình
Điều khoản 7: Nghĩa vụ của ngân hàng phát hành
Điều khoản 8: Nghĩa vụ của ngân hàng xác nhận
Điều khoản 9: Thông báo thư tín dụng và tu chỉnh
Điều khoản 10: Các tu chỉnh thư tín dụng
Điều khoản 11: Thư tín dụng và tu chỉnh được chuyển bằng điện và được thông báo sơ bộ
Điều khoản 12: Việc chỉ định ngân hàng
Điều khoản 13: Thỏa thuận trả tiền giữa ngân hàng với ngân hàng Điều khoản 14: Tiêu chuẩn để kiểm tra chứng từ Điều khoản 15: Xuất trình chứng từ phù hợp
Điều khoản 16: Chứng từ có bất hợp lệ, chấp nhận bất hợp lệ và thông báo
Điều khoản 17: Chứng từ bản chính và bản sao Điều khoản 18: Hóa đơn thương mại
Điều khoản 19: Chứng từ vận tải sử dụng cho ít nhát hai phương thức vận tải khác nhau
Điều khoản 20: Vận đơn đường biển
Điều khoản 21: Chứng thư vận tải biển không thương lượng được Điều khoản 22: Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu Điều khoản 23: Vận đơn đường hàng không
Điều khoản 24: Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt hoặc đường sông
Điều khoản 25: Biên nhận của người chuyển phát hàng, biên nhận của bưu điện hoặc giấy chứng nhận đã gửi bưu điện
Điều khoản 26: “trên boong”, “người giao hàng bốc và đếm hàng”, “người gửi hàng khai, gồm có” và phí tính thêm vào cước vận chuyển
Điều khoản 27: Chứng từ vận tải sạch
Điều khoản 28: Chứng từ bảo hiểm và giá trị được bảo hiểm
Điều khoản 29: Gia hạn về ngày hết hạn hoặc ngày cuối cùng đẻ xuất trình chứng từ
Điều khoản 30: Dung sai về số tiền, số lượng và đơn giá trong thư tín dụng
Điều khoản 31: Giao hàng từng phần hoặc thanh toán từng phần
Điều khoản 32: Thanh toán hoặc giao hảng làm nhiều lần
Điều khoản 33: Thời gian xuất trình chứng từ
Điều khoản 34: Sự miễn trách về hiệu lực của chứng từ
Điều khoản 35: Sự miễn trách về chuyển giao hồ sơ và dịch nghĩa
Điều khoản 36: Bất khả kháng
Điều khoản 37: Sự miễn trách nhiệm đối với hành động của một bên nhặn chỉ thị
Điều khoản 38: Thư tín dụng có thể chuyển nhượng Điều khoản 39: Chuyển nhượng tiền thu được.
(Xem chi tiét UCP 600 hoặc “Hướng dẫn đọc để hiểu UCP-DC 600”, GS. TS. Võ Thanh Thu, NXB Thống kê, 2007)
2. “Quy tắc thống nhất về nghiệp vụ nhờ thu” (URC 522 – The Uniform Rules for Collection, ICC Pub No 522,1995 Revision), có hiệu lực từ 1/1/1996.
URC 522 gồm 26 điều, được chia làm 7 phần:
- Những điều khoản và định nghĩa chung (đièu 1-3).
- Hình thức và nội dung nhờ thu (điều 4).
- Hình thức xuất trình (5- 8).
- Nghĩa vụ và trách nhiệm (9-15).
- Thanh toán (16-19).
- Lãi suất và chi phí phát sinh (20-21).
- Các quy định khác (22-26).
3. “Quy tắc thống nhất hoàn trả liên hàng theo tín dụng chúng từ “(URR 525 – The Uniform Rules for Bank – to – Bank Reimbursement under Documentary Credit, ICC Pub N° 525, 1995 Revision), có hiệu lực từ 1/7/1996.
URR 525 gồm 17 điều, được chia làm 3 phần:
- Những điều khoản và định nghĩa chung (điều 1-3).
- Nghĩa vụ và trách nhiệm (điều 4-5).
- Hình thức và thông báo của ủy quyền, sửa đổi và đòi tiền (đ. 6-17).
4. ISP 98 – International standby Practices
Khi nghiên cứu và vận dụng Thư tín dụng dự phòng thì cần tìm hiểu ấn phẩm này. ISP 98 cung cấp các quy tắc về thực hành nghiệp vụ ngân hàng chuẩn đối với thư tín dụng và các cam kết độc lập có liên quan như thư tín dụng dự phòng. ISP 98 là một sản phẩm mang tính cách mạng về việc áp dụng UCP đối với thư tín dụng dự phòng. Tuy nhiên, thư tín dụng dự phòng vẫn có thể được phát hành theo UCP, nếu các bên có quyết định như vậy.
5. Tập quán ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho việc kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP – International Standard Banking Practice for the examination of documents under documentary credits”) ấn phẩm 645 (ISPB 645) được ủy ban ngân hàng cùa ICC phát hành tháng ‘12/2002, có hiệu lực từ tháng 1/2003.
ISBP bổ sung cho việc vạn dụng UCP-DC 500. ISBP không sửa đổi UCP-DC, mả chỉ giải thích chi tiết và làm rõ hơn cách áp dụng các quy tắc trong UCP. ISBP sẽ làm giảm sự cách biệt không cần thiết giữa những nguyên tắc chung quy định * trong UCP và công việc hàng ngày của những người thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ. ISBP 645 giải thích 203 vấn đề, được chia thành các phần như sau:
- Lời giới thiệu
- Lời dẫn
- Lời mở đầu
- Các nguyên tắc chung
- Hối phiếu và cách tính ngảy đáo hạn
- Vận đơn đường biển (sử dụng cho việc giao thẳng hàng từ cảng tới cảng)
- Vận đơn đường biền theo hợp đồng thuê tàu
- Chứng từ vận tải đa phương thức
- Vận tải đơn đường hàng không
- Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt và đường sông
- Các chứng từ bảo hiềm
- Giấy chứng nhận xuất xứ.
- Khái quát về Phòng Thương mại Quốc tế – ICC.
(xem chi tiết trong “Hướng dẫn đọc để hiểu UCP-DC 600, Võ Thanh Thu, NXB Thống kê, 2007, Phụ lục 2).
Năm 2007, ICC đã phát hành cuốn ISBP 681 giải thích 185 vấn đề, bồ sung cho UCP-DC 600.
6. Phụ lục của UCP về xuất trình chứng từ điện tử (eUCP 1.0 – The compỉetion of the UCP supplement for electronic presentation) gồm 12 điều khoản:
Điều khoản e 1: Phạm vi áp dụng của eUCP Điều khoản e 2: Sự liên hệ giũa eUCP và UCP Điều khoản e 3: Định nghĩa Điều khoản e 4: Hình thức
Điều khoản e 5: Xuất trình
Điều khoản e 6: Kiểm tra chứng từ
Điều khoản e 7: Thông báo từ chối
Điều khoản e 8: Các bản chính và bản sao
Điều khoản e 9: Ngày phát hành
Điều khoản e 10: Vận tải
Điều khoản e11: Việc sửa đổi một chứng từ điện tử sau khi đã xuất trình
Điều khoản e12: Sự miễn trách nhiệm bổ sung đối với việc xuất trình chứng từ điện tử theo eUCP.
(xem chi tiết trong “Hướng dẫn đọc để hiểu UCP-DC 600, Võ Thanh Thu, NXB Thống kê, 2007, Phụ lục 3).
7. Ngoài ra khi thanh toán tại NHNTVN cần nghiên cứu và nắm vững Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ Thanh toán Thư tín dụng chứng từ và Nhờ thu kèm chứng từ với nước ngoài trong hệ thống Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Ban hành kèm theo QĐ số 29/2001/QĐ/NHNT.THTT ngày 16/4/2001 của Tổng Giám đốc NHNTVN). An phẩm này gồm 56 điều, được chia làm 7 phần. Cụ thể:
Phàn I : Những quy định chung (điều 1-3).
Phần II: Quy trình nghiệp vụ thanh toán Thư tín dụng chứng từ (điều 4-36).
- L/C xuất khẩu.
- ưc nhập khẩu.
- Thanh toán bằng nguồn vốn vay nợ viện trợ.
- ưc chuyển nhượng.
Phần III: Thanh toán bằng hình thức nhờ thu (điều 37-44)
- Nhờ thu hàng xuất.
- Nhờ thu hàng nhập.
Phần IV: NHNTVN – NH Hoàn trả (điều 5-48).
Phần V: Số tham chiếu (điều 49).
Phần VI: Quyền hạn & trách nhiệm (điều 50-53).
Phần VII: Điều khoản thi hành (điều 54-56).
(Nội dung chi tiết của các văn bản này sẽ được hướng dẫn cụ thể trong các buổi nói chuyện chuyên đề về Thanh toán Quốc tế).
28 Th12 2020
28 Th12 2020
29 Th12 2020
29 Th12 2020
28 Th12 2020
28 Th12 2020