Có rất nhiều định nghĩa về đàm phán, ở đây chúng tôi xin giới thiệu một số định nghĩa điển hình.
Theo Gerald I. Nierenberg (USA) thì: “Định nghĩa về đảm phán đơn giản nhất mỗi nguyện vọng thỏa mãn yêu cầu và mỗi nhu cầu tìm kiếm sự thỏa mãn, ít nhất đều nảy nở từ mầm móng của quá trình người ta triển khai đàm phán. Chỉ cần người ta vỉ muốn biến đồi quan hệ hỗ tương mà trao đổi với nhau về quan điềm, chỉ cần người ta muốn hiệp thương bản bạc để đi đến nhất trí, là họ tiên hành đàm phán”. “Đàm phán thông thường tiến hành giữa cá nhân, họ hoặc vì bản thân mình, hoặc thay mặt cho đoàn thẻ có tổ chức, vi thế có thể coi đàm phán là bộ phận cấu thành của hành vi nhân loại, lịch sử đàm phán của nhân loại cũng lâu dài như lịch sử văn minh nhân loại.”
(The Art of Negotiating – Nghệ thuật đàm phán).
Theo Trương Tường (Trung Quốc), thì: “Đảm phán là hành vi và quá trình mà người ta muốn điều hòa quan hệ giữa hai bên, thỏa mãn nhu cầu của mỗi bên, thông qua hiệp thương mà đi đến ý kiến thống nhất.”
(Nghệ thuật đàm phán thương vụ quốc tế – NXB Trẻ 1996).
Theo Roger Fisher và William Ury (USA), “Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được điều chúng ta mong muốn từ người khác. Đó là sự trao đổi ý kiến qua lại nhằm đạt được thỏa thuận trong khi bạn và phía bên kia có một số lợi ích chung và một số lợi ích đối kháng”.
(Getting to Yes – Để đạt được thòa thuận – NXB Tp. Hồ Chí Minh 1997).
Còn theo chúng tôi: “Đàm phán là hành vi và quá trình, mà trong đó hai hay nhiều bên tiến hành thương lượng, thảo Ịuận về các mối quan tâm chung và những quan điểm còn bất đồng, để đi đến một thỏa thuận thống nhất”
10 Th8 2021
28 Th12 2020
29 Th12 2020
29 Th12 2020
29 Th12 2020
28 Th12 2020