Những biến dạng của Incoterms

Trong thực tiễn, thường xảy ra hiện tượng các bên tự ý thêm một số từ vào Incoterms để đạt được độ chính xác cao hơn những qui định của điều kiện đó. cần nhấn mạnh rằng Incoterms không hề có hướng dẫn nào về việc thêm từ ngữ như thế. Do đó, nếu các bên không thể dựa vào một thông lệ thương mại đã hỉnh thành mà giải thích các từ đưa thêm thì dễ gặp phải khó khăn rắc rối nghiêm trọng khi không có sự thông hiểu và giải thích thống nhất về các từ thêm đó. Vi vậy, một khi đã đưa thêm các từ ngữ vào Incoterms thì cần giải thích rõ ràng, cụ thẻ trong hợp đồng, có như vậy mới có thể tránh được những phiền phức và tốn kém về sau.

Mặc dù Incoterms 2000 không đưa ra nhiều biến dạng của Incoterms thường hay được sử dụng, nhưng trong Incoterms luôn nhắc nhở các bên về việc cần qui định rõ ràng, cụ thể vào trong hợp đồng nếu muốn áp dụng thêm các điều khoản nằm ngoài quỉ định của Incoterms.

Ví dụ:

  • EXW Nghĩa vụ của người bán được thêm vào là bốc hàng lên phương tiện của người mua.
  • CIF/CIP Người mua cần phải mua bảo hiểm thêm.
  • DEQ Nghĩa vụ của người bán được thêm vào là chịu các chi phí sau khi dỡ hàng.

Trong thương mại quốc tế FOB, CFR, CIF là những điều kiện được sử dụng rất rộng rãi, ngoài điều kiện FOB, CFR, CIF được trình bày như Incoterms, trong thực tế người ta còn dùng những điều kiện này với chút ít thay đổi, như:

FOB under tackle – FOB dưới cần cẩu: người bán chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa cho đến khi cần cẩu móc hàng.

FOB stowed or FOB trimmed – FOB san xếp hàng: người bán nhận thêm trách nhiệm xếp hàng hoặc san hàng trong khoang, hầm tàu. Nếu hợp đồng không qui định gì khác thì rủi ro, tổn thất hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua khi việc xếp (hoặc san) hàng đă được thực hiện xong.

FOB shipment to destination – FOB chở hàng đến: người bán nhận trách nhiệm thuê tàu giúp người mua đẻ chở hàng đến cảng qui định, với rủi ro và chi phí về thuê tàu là do người mua phải chịu.

FOB liner terms – FOB tàu chợ: do tiền cước tàu chự đã bao gồm cả chi phí bốc hàng và chi phí dỡ hàng, nên người bán không phải trả chi phí bốc dỡ hàng.

CIF, FO – CIF free out – trong cước vận tải chưa có phí dỡ hàng, người bán không chịu trách nhiệm và chi phi cho vfệc dỡ hàng hóa lên bờ.

CIF, FIO – CIF free in and out – trong cước vận tải chưa có phí xếp dỡ hàng: người bán chịu phí bốc hàng lên, còn phí dỡ hàng người mua phải chịu.

CIF liner terms – CIF theo điều kiện tàu chợ: trong đó cước phí mà người bán trả cho hãng tàu đã bao gồm cả chi phí bốc dỡ hàng.

CIF, CFS – CIF container freight station – CIF trạm gửi hàng container: người bản hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi đã gửi hàng tại CFS.

CIF CY – CIF container yard – CIF bãi container, người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi đã gửi hàng tại CY.

CIF + c trong đó giá hàng bao gồm cả tiền hoa hồng (commission) cho thương nhân trung gian.

CIF + i trong đố giá hàng đă bao gồm cả tiền lợi tức (interest) cho vay hoặc cho chịu tiền hàng.

CIF + s trong đó giá hàng đã bao gồm cả chi phí đổi tiền (exchange).

CIF + w trong đó giá hàng đã bao gồm cả chi phí mua bảo hiểm chiến tranh (war risks).

CIF – WA trong đó giá hàng đâ bao gồm cả chi phí mua bảo hiểm theo điều kiện WA.

CIF under ship’s tackle – CIF dưới cẩu: theo đó rủi ro và tổn thất về hàng hóa được di chuyển từ người bán sang người mua khi cần cần của tàu móc vào hàng.

CIF afloat (CIF hàng nổi) theo điều kiện này, hàng hóa đã ở trên tàu ngay từ lúc hợp đồng được ký kết.

CIF landed (CIF dỡ hàng lên bờ) theo đó người bán phải chịu cả chi phí về việc dở hàng lên bờ.

Ngoài những điều đã nói ở trên, khi buôn bán trên trường quốc tế, cần chú ý đến tập quán của các địa phương. Ví dụ: một khách hàng Pháp có thể áp dụng điều kiện CAF (count, assurance, fret) để thay cho CIF, mặc dù hai hình thức này là một.

Ngày 13/7/2000 Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ đã được ký kết, 10/12/2001 Hiệp định bắt đầu có hiệu lực, để có thể phát triển mạnh quan hệ buôn bán giữa hai nước, chúng ta cần chuẩn bị kỹ lưỡng mọi mặt, trong đó có việc nghiên cứu “Các định nghĩa về điều kiện ngoại thương của Hoa Kỳ”. Bởi trong buôn bán quốc tế người Mỹ có thói quen sử dụng điều kiện thương mại của mình. Năm 1919 đã có những qui định về ngoại thương của Mỹ, năm 1941 những qui định này được ủy ban Liên hiệp các đại diện Phòng Thương mại Mỹ, Hội đồng Quốc gia các nhà nhập khẩu Mỹ và Hội đồng Quốc gia về ngoại thương xét lại và được xuất bản dưới dạng tuyển tập với tên gọi “Những định nghĩa ngoại thương của Mỹ được sửa đổi năm 194T’ (The Revised American Foreign Trade Definition, 1941). Theo đó cho thấy, qui định của Mỹ có những khác biệt rất lớn so với Incoterms.

Ví dụ: Ngoài việc thường sử dụng điều kiện EXW, Mỹ có nhiều điều kiện FOB:

(II—A) FOB (named inland carrier at named inland point of departure) – FOB (người chuyên chở nội địa được chĩ định tại điểm khởi hành nội địa qui định).

(Il—B) FOB (named inland carrier at named inland point of departure) freight prepaid to (named point of exportation) FOB

(người chuyên chở nội địa được chỉ định tại điểm khởi hành nội địa qui định) cước phí đã trả tới (điểm xuất khẩu qui định).

(Il-C) FOB (named inland carrier at named inland point of departure) freight allowed to (named point) – FOB (người chuyên chở nội địa được chỉ định tại điểm khởi hành nội địa qui định) cước phí đã trả tới (điểm qui định).

(Il-D) FOB (named inland carrier at named point of exportation) – FOB (người chuyên chở nội địa được chỉ định tại điểm xuất khẩu qui định).

(Il-E) FOB vessel (named port of shipment) – FOB tàu biển (cảng bốc hàng qui định).

(II—F) FOB (named inland point in country of importation) – FOB (địa điểm nội địa qui định ở nước nhập khẩu).

(Xem chi tiết trong cuốn “Hướng dẫn thực hành kinh doanh XNK tại Việt Nam” cùng tác giả).

Vì vậy, khi đàm phán với người Mỹ về điều kiện thương mại cần qui định hết sức rõ ràng, cụ thể để tránh bớt những tranh chấp về sau.