Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta luôn có sự thay đổi để phù hợp với điều kiện khách quan và chù quan của xã hội cũng như cơ chế hoạt động của các cơ quan tài phán kinh tế. Cụ thể:
Từ năm 1950 đến năm 1960: tranh chấp hợp đồng kinh tế do tòa án nhân dân xét xử (Nghị định 735/TTg ngày 10/4/1956).
Từ năm 1960 đến 1993: tranh chấp hợp đồng kinh tế do cơ quan của Chính phủ là Trọng tài kinh tế giải quyết (Nghị định 20/TTg ngày 12/1/1960).
Từ 1/7/1994 đến nay: Xóa bỏ Trọng tài Kinh tế Nhà nước – một cơ chế giải quyết tranh chấp đơn điệu, không phù hợp những yêu cầu mới của cơ chế kinh té mới – Thiết lập một hệ thống tài phán kinh tế mới với sự đa dạng của các hình thức tài phán mà một trong số đó là hình thức tàỉ phán TÒA ÁN KINH TÉ.
Bên cạnh tài phán Tòa án Kinh tế còn dạng tài phán ngoài Tòa án, mang tính chất phi chính phù với tính cách lả những tổ chức xã hội nghề nghiệp, đó là: TRUNG TÂM TRỌNG TÀI QUỐC TẾ và các Trung tâm trọng tài khác.
Vậy, khi xảy ra tranh chấp trong hoạt động ngoại thương, nếu các bên đương sự không tự giải quyết bằng con đường thương lượng hòa bình được thì sẽ đi đến đâu để giải quyết? Làm thế nào chọn được nơi xét xử nhanh chóng, chính xác, đảm bảo bí mật, đảm bảo uy tín chò các bên và bảo đảm phán quyết được thực hiện?
Đề giúp các bạn trả lời được câu hỏi đó, phần tiếp theo chúng tôi xin giới thiệu các hình thức tài phán nêu trên:
Tòa án kinh tế
Theo luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Tòa án nhân dân do Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 4 (từ 6 đến 30 – 12 – 1993) ban hành, Tòa án Kinh tế Việt Nam, với tư cách là một Tòa án chuyên trách thuộc Tòa án Nhân dân được thành lập theo Luật Tòa án nhân dân có hiệu lực từ 1 – 7 -1994.
Tòa án Kinh tế có các chức năng:
- Xét xử các vụ án kinh tế theo quy định của pháp luật.
- Tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức của Tòa án Kinh tế:
- Trong Tòa án nhân dân tối cao có Tòa Kinh tế, bên cạnh Tòa án Quân sự trung ương, các Tòa án phúc thẩm, Tòa Hình sự, Tòa dân sự.
- Trong các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có các thẩm phán chuyên trách kinh té.
- Trong Tòa án Nhân dân tĩnh, thành phố trực thuộc trung ương có Tòa Kinh tế bên cạnh Tòa Hình sự.
Thủ tục xét xử các vụ án kinh tế:
- Khởi kiên và thu lý vu án kinh té:
Khởi kiện vụ án.
Cá nhân, pháp nhân theo thủ tục do Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy định có quyền khởi kiện vụ án kinh tế để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Để khởi kiện vụ án kinh tế, người khởi kiện phải làm đơn yêụ cầu Tòa án giải quyết vụ án kinh tế trong thời han 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp, trừ những trường hợp pháp luật cộ quy định khác.
Người khởi kiện phải làm đơn khởi kiện với đầy đủ nội dung theo quy định:
- Ngày tháng năm viết đơn.
- Tòa án được yêu cầu giải quyết vụ án.
- Tên và địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn.
- Tóm tắt nội dung tranh chấp, giá trị tranh chấp.
- Quá trình thương lượng của các bên.
- Các yêu cầu, đề nghị Tòa án xem xét và giải quyết.
Đơn kiện phải có chữ ký của nguyên đơn hoặc người đại diện của nguyên đơn. Kèm theo đơn kiện phải có các tài liệu chứng minh cho các yêu cầu của nguyên đơn.
Thu Ịy đơn.
Tòa án sẽ thụ lý vụ án với các điều kiện sau:
- Người khởi kiện có quyền khởi kiện.
- Sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
- Đơn khởi kiện được gửi đúng thời hiệu khởi kiện.
- Nguyên đơn đã nộp tiền tạm ứng án phí.
- Sự việc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
- Sự việc không được các bên thỏa thuận trước là giải quyết theo thủ tục trọng tài.
Khi tòa án xem xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì thông báo cho nguyên đơn biết. Trong thời hạn 7 ngày kẻ từ ngày nhận được thông báo, nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật và tòa án vào sổ thụ lý vụ án vào ngày nguyên đơn xuất trinh chứng cứ về việc nộp tiền tạm ứng án phí.
Về nguyên tắc, các đương sự phải chịu án phí tùy theo loại vụ án trên cơ sờ lợi ích, mức độ lỗi trong quan hệ pháp luật mà tòa án giải quyết Đồng thời cũng lưu ý rằng, vu án chỉ đươc thưc sư thu Ịý khi đã đủ án phí.
Chuẩn bị xét xử.
Chuẩn bị xét xử là giai đoạn có vị trí quan trọng trong việc giải quyết vụ án kinh tế. ở giai đoạn này tòa án phải tiến hành nhiều hoạt động và phải đưa ra một số quyết định theo quy định của pháp luật.
Các công việc chủ yếu của tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm gồm có:
Thứ nhất, tòa án phải thông báo cho bị đơn và những người có quyền lợị, nghĩa vụ liên quan biết nội dung đơn kiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được thông báo, những đối tượng nói trên phải gửi cho tòa án ý kiến bằng văn bản về đơn kiện và các tài liệu khác có liên quan đến việc giải quyết vụ án.
Thứ hai, tòa án có thể tiến hành xác mình, thu thập chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật của vụ án trong những trường hợp thật cần thiết, nhưng không có nghĩa vụ phải điều tra. Việc xác minh, thu thập chứng cứ bao gồm nhiều biện pháp khác nhau, như:
- Yêu cầu các đương sự cung cấp, bổ sung chứng cứ, trình bày những vấn đề cần thiết.
- Xác minh tại chỗ, trưng cầu giám định.
- Yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức liên quan, cá nhân cung cấp những bằng chứng có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án…
Thứ ba, tòa án tiến hành hòa giải. Hòa giải lả nguyên tắc trong tố tụng dân sự cũng như tố tụng kính kế, tòa án cần coi trọng công tác hòa giải, hòa giải thành sẽ mang lại những lợỉ ích thiết thực cho các bên đương sự. vấn đề đặt ra cho tòa án trong khi tiến hành hòa giải là: Có thái độ khách quan, không áp đặt cưỡng ép, giải thích pháp luật cho các bên đương sự, cũng như giải quyết những mắc mứu trong tâm tư tình cảm của họ…
Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (bên thứ 3) phải có mặt khi hòa giải. Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì tòa án lập “Biên bàn hòa giải thành” và tròng thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản này mà các bên không có sự thay đổi ý kiến thì tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, quyết định này có hiệu lực pháp luật. Ngược lạ ị, thỉ tòa án lập “Biên bản hòa giải không thành” và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử…Biên bản hòa giải không thành phải được thẩm phán tiến hành hòa giải, thư ký tòa án ghi biên bản và các đương sự ký tên.
Tóm lại, sau quá trình chuẩn bị xét xử (thời hạn 40 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án), thẩm phán được phân công là chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định sau đây:
- Quyết định đưa vụ án ra xét xử sau khi hòa giải không thành.
- Quyết định tam đinh chỉ giải quyết vụ án trong các trường hợp quy định tại Điều 38 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994. Tòa án tiếp tục tiến hành giải quyết vụ án khi lý do cúa việc tạm đình chỉ không còn.
- Quyết định đinh chỉ việc giải quyết vụ án trong các trường hợp sau:
- Người khởi kiện rút đơn kiện.
- Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt.
- Thời hạn khởi kiện đã hết trước ngày tòa án thụ lý vụ án…
Phiên tòa xét xử sơ thẩm vu án kinh tế:
Sau khi có qụyết định đưa vụ án ra xét xử, trong thời hạn 10 ngày tòa án phải mơ phiên tòa sơ thẩm, trường hợp có lý do chính đáng thì 20 ngày. Thảnh phần tham gia phiên tòa sơ thẩm gồm: các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp các đương sự, người phiên dịch, người làm chứng, người giám định và các đối tượng khác theo qui định của pháp luật. Trường hợp cố Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm thi ngay sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng Cấp nghiên cứu trong thời hạn 5 ngày.
Thảnh phần Hội đồng xét xử gồm: 2 thẩm phán và 1 hội thẩm nhân dân. Như vậy, Hội đồng xét xử sơ thầm các vụ án kinh tế có số lượng thành viên là thẩm phán chiếm đa số, điều nảy khác với Hội đồng xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự.
Trình tự tiến hành trong phiên tòa sơ thẩm bao gồm 5 bước:
Bước 1: Bắt đầu phiên tòa.
Bước 2: Thẩm vấn tại tòa.
Bước 3: Tranh luận tại tòa.
Bước 4: Nghị án.
Bước 5: Tuyên án.
Đến đây coi như kết thúc quy trình xét xử sơ thẩm một vụ tranh chấp kinh tế tại Tòa án Kinh tế. Nếu nguyên đơn, bị đơn, hoặc bên thứ 3 không đồng tỉnh với bản án sơ thẩm có thể làm các thủ tục kháng nghị, kháng cáo để được xét xử:
- Phúc thầm.
- Giám đốc thẩm.
- Tái thẩm.
29 Th12 2020
29 Th12 2020
29 Th12 2020
28 Th12 2020
29 Th12 2020
28 Th12 2020