Khái niệm, nguồn gốc và phân loại công nghệ

1. Khái niệm công nghệ

Trong buổi đầu công nghiệp hóa, người ta quen dùng khái niệm kỹ thuật (Technique) với ý nghĩa là công cụ, giải pháp, kiến thức được sử dụng trong sản xuất. Tiếp đỏ xuất hiện khái niệm công nghệ (Technology) với ý nghĩa ban đầu của nó rất hẹp, chỉ là tuần tự các giải pháp kỹ thuật trong một dây chuyền sản xuất. Từ những năm 60 trở lại đây, do vấn đề mua bán công nghệ trở thành một hoạt động sôi động trong giới kinh doanh cùa thế giới, nên công nghệ đã lả một vấn đề thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, ý nghĩa của khái niệm công nghệ được mở rộng trong lĩnh vực kinh doanh này và hoạt động mua bán công nghệ được luật pháp quốc tế xem là một đối tượng điều chỉnh.

Theo tiếng Anh thì chữ công nghệ – Technology bao gồm hai chữ gốc Techno và logy.

Techno có nghĩa là công nghệ, chữ này làm gốc cho những từ có liên quan đến việc áp dụng khoa học vào công nghiệp.

Logy có nghĩa íà học, chữ này làm gốc cho những từ mang ý nghĩa nghiên cứu, học tập một vấn đề có phương pháp vả hệ thống.

Cho nên theo thuật ngữ này thì công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng những nghiên cứu và xử lý một cách có hệ thống và phương pháp. Đây là một khái niệm theo từ ngữ, còn trong quá trình phát triển của kinh tế thế giới thì khái niệm của công nghệ được hình thành dần dẩn và các trường phái khác nhau đã có những định nghĩa khác nhau như sau:

❖ ESCAP (Economie and Social Commission for Asia and the Pacific).

Công nghệ là mật hệ thống kiến thức về qui trình và kỹ thuật chế biến sản phẩm vật chất hay thông tin.

Theo định nghĩa nảy công nghệ sẽ bao gồm hai phần:

  • Phèn cứng: máy móc, thiết bj.
  • Phần mềm: kiến thức, công thức, bí quyết…

Tuy nhiên nói đến phần cứng và phần mềm là nói đến những khái niệm đã được dùng trong lĩnh vực công nghệ máy tính và bảo trì. Trong lĩnh vực công nghệ, chúng được sử dụng để phân biệt những kiến thức đã được tư liệu hóa và không hàm chứa kỹ thuật với những sản phẩm được sản xuất bằng những kiến thức đó.

❖ UNCTAD (United Nation Conférence on Trade And Development).

Qua kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn của mình UNTAD đã đưa ra một số hoạt động thuộc phạm trù công nghệ như sau:

  • Nghiên cứu khả thi và khảo sát thị trường trước khí đầu tư.
  • Thu thập thông tin về một số kỹ thuật sẵn có.
  • Thiết kế kỹ thuật.
  • Xây dựng nhà máy, lắp đặt thiết bị.
  • Phát triển công nghệ sản xuất, nghĩa là những tri thức hiện thân trong bản thân quá trinh sản xuất.

Ngoài ra, UNTAD cũng xếp vào phạm trù công nghệ những yếu tố sau:

  • Tri thức về quản lý và vận hành các phương tiện sản xuất.
  • Thông tin thị trường.
  • Năng lực cải tiến tại chỗ để nâng cao hiệu quả cùa quá trình sản xuất.

❖ ẠỊX (Asian Institute of Technology).

Công nghệ là đầu vào nguyên thủy để sản xuất hàng hóa và dịch vụ, những cái này được mua và bán trên thị trường thế giới như hàng hóa theo một trong các dạng sau:

  • Tư liệu sản xuất và đôi khi là các sản phẩm trung gian là đối tượng của những giao dịch thương mại đặc biệt có liên quan đến những quyết định đầu tư.
  • Sức lao động thường lả có chất lượng và đôi khỉ có chất lượng cao, đòi hỏi khả năng sử dụng máy móc và kỹ thuật, điều chỉnh cách giải quyết vấn đề và hợp lý hóa thông tin đề sản xuất ra hàng hóa cần thiết.
  • Thông tin kỹ thuật hay thương mại được cung cấp trên thị trường hay được giữ bí mật.

Vậy có thể nói công nghệ là đầu vào cho việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ, là kiến thức về quá trình chế biến vật chất hay thông tin, kiến thức ấy hàm chứa những thông tin về quá trình chế biến, trong các phương tiện, thiết bị và con người tham gia vào quá trình ché biến vật chất hay thông tin.

Mô tả cụ thể công nghệ được kết hợp bời bốn thành phần cơ bản sau:

  • Trang thiết bi (Technoware)
  • Thông tin (lnforware).
  • Kỹ năng (Humanvvare).
  • Tổ chức (Orgavvare).

Bốn thành phần này có tác dụng qua lại với nhau để thực hiện bất kỳ một sự bỉến đổi nguồn vật chất nào trong quá trình sản xuất. Sự thay đổi các yếu tố này diễn ra từ đơn giản đến phức tạp, nhất là mức độ tinh vi của thành phần công nghệ mới so với công nghệ cũ gọi là hàm lượng tăng thêm của công nghệ cải tiến.

Theo Luật Chuyển giao Công nghệ của Việt Nam “Công nghệ là giàỉ pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng đề biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”.

Từ những định nghĩa trên về công nghệ, chúng ta có thể hiểu được những sai lầm thường gặp từ trước tới nay ở một số người, thường hiểu mua bán công nghệ đồng nhất với việc mua bán thiết bị (lẻ hoặc toàn bộ). Cách hiểu này trên thực tế đã mang lại một số hậu quả gây lãng phí cho sản xuất.

VI du: Có xí nghiệp đã nhập một số thiết bị của nước bạn. Nước bạn đến lắp đặt xong, cho chạy thử và bàn giao. Sau đó một thời gian, thiết bị ngừng hoạt động, xí nghiệp không phục hồi được vì không có hồ sơ, không được hướng dẫn. Khi hỏi bạn, được bạn chó biết việc đó không có trong hợp đồng mua thiết bị. Việc thương lượng không có kết quả phải để máy ngừng hoạt động trong hàng chục năm. Sau này xí nghiệp phải ký hợp đồng với một trường đại học ở trong nước để phục hồi hoạt động của máy và lập hồ sơ hướng dẫn qui trình sừ dụng, duy tu, bào dưỡng.

Đối với phần cứng như máy móc, thiết bị thì trên thị trường đã có giá cả ấn định. Người ta mua bán nó như mua bán hàng hóa thông thường (Xem lại chương 7).

Vấn đề gây nhiều rắc rối thường nằm trong phạm vi mua bán phần mềm của công nghệ, bởi nỏ không có giá cả ấn định, nó trừu tượng nhiều khi đến mức tưởng như vô lý không thể chấp nhận được. Một ví dụ đã thành kinh điển trong lịch sử mua bán công nghệ thế giới là câu chuyện “Một câu nói giá hai tạ vàng”: do nhu cầu cấp thiết về thủy tinh quang học phục vụ chiến tranh, người Nga đã mua bí quyết nấu thủy tinh quang học với giá hai tạ vàng. Bí quyết chỉ gói gọn trong một câu “Khi nấu phải khuấy’’, kèm theo hướng dẫn khuấy khi nào và khuấy bằng cái gì.

2. Phân loại công nghệ

Để phân loại công nghệ người ta dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau:

a. Nếu xét theo bản chất của quá trình chế biến sản phẩm vật chất hay thông tin, ta có:

  • Công nghệ sinh học.
  • Công nghệ hóa học.
  • Công nghệ laser…
  • Công nghệ điện tử…
  • Công nghệ tin học…

b. Nếu xét theo trình độ công nghệ, ta có:

  • Công nghệ lạc hậu: công nghệ đã lỗi thời về nguyên lý.
  • Công nghệ tiên tiến: là công nghệ có tiến bộ so với công nghệ đã sử dụng trên địa bàn.

Để đánh giá mức độ tiên tiến của công nghệ, ta dựa vào các xu hướng sau:

    • Năng lượng tiêu hao -> 0
    • Nguyên vật liệu sử dụng -> 0
    • Nhân lực 0
    • Hiệu suát “> 1
    • Hàm lượng phần mềm/ phần cứng co
  • Công nghệ cao (Hightech) lả công nghệ mới về nguyên lý.
  • Công nghệ trung gian hay công nghệ thích hợp là công nghệ nằm giữa công nghệ lạc hậu và công nghệ tiên tiến…

c. Nếu xét theo mức độ sạch của công nghệ có:

  • Công nghệ sạch.
  • Công nghệ không sạch.

d. Nếu xét theo phạm vi địa lý, có:

  • Công nghệ trong nước.
  • Công nghệ quốc tế.

e. Nếu xét theo tính chất, có:

  • Công nghệ chế tạo.
  • Công nghệ thiết kế.
  • Công nghệ quản lý…

3. Nguồn gốc công nghệ

Đối với một quốc gia công nghệ được hình thành từ hai nguồn:

  • Tự nghiên cửu.
  • Mua lại của nước ngoài.

4. Thị trường và các luồng công nghệ

Hoạt động chuyển giao công nghệ đang diễn ra sôi động trên toàn thế giới.

Để hình thành một công nghệ mới cần phải trải qua 4 giai đoạn có liên quan mật thiết với nhau:

Bốn giai đoạn này có thể diễn ra trong nội bộ một quốc gia và cũng có thẻ diễn ra giữa các quốc gia với nhau.

Các luồng công nghệ:

  • Chuyển giao dọc: Chuyền gỉao khi công nghệ còn ỉà mục tiêu, bí quyết, công nghệ được thực hiện chuyển giao dọc từ nghiên cứu đến sản xuất. Chuyển giao dọc thường thấy ở các nước phát triển, có điều kiện và tiềm lực để tiến hảnh nghiên cứu, triển khai. Chuyển giao dọc có ưu điểm là mang đến cho người sản xuất một công nghệ hoàn toàn mới, có khả năng cạnh tranh và “thắng đậm” trên thị trường, nhưng cũng phải chấp nhận một mức độ mạo hiểm tương đối cao.
  • Chuyển giao ngang: là sự chuyền giao một công nghệ hoàn thiện từ một xí nghiệp này sang một xí nghiệp khác. Đây là những công nghệ đã được thử thách bằng những sản phẩm có uy tín trên thị trường. Chuyển giao ngang có ưu điểm là độ tin cậy cao, ít mạo hiểm, nhưng đòi hỏi bên nhận công nghệ phải có trình độ tiếp nhận cao đề tránh những sai lầm trong chuyền giao và phải nhận một công nghệ dưới tầm người khác.
  • Chuyển giao công nghệ Bắc – Nam: là chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.
  • Chuyển giao công nghệ Nam – Nam: là hình thức chuyển giao công nghệ giữa các nước đang phát triển với nhau.