Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động (VLĐ)

1. Tốc độ luân chuyển VLĐ

1.1. Ý nghĩa của việc tăng tốc độ luân chuyển VLĐ

  • Tức là rút ngắn thời gian VLĐ nằm trong lĩnh vực dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông, từ đó mà giảm bớt số lượng VLĐ chiếm dùng, tiết kiệm VLĐ trong luân chuyển.
  • Có thể giảm bớt số VLĐ chiếm dùng nhưng vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh bình thường, với số vốn như ban đau doanh nghiệp có thể mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh mà không can tăng thêm vốn.
  • Ảnh hưởng tích cực đến việc hạ giá thành và giảm chi phí lưu thông.

1.2. Phương hướng tăng tốc độ luân chuyển VLĐ

  • Trong khâu dự  trữ sản xuất:   Chọn   điểm  cung   cấp hợp  lý để rút ngắn     số ngày hàng đi trên đường, số ngày cung cấp khác nhau; căn cứ vào nhu cầu VLĐ đã xác định và tình hình cung cấp vật tư thực hiện việc tổ chức hợp lý việc mua sắm, dự trữ vật tư nhằm rút bớt số lượng dự trữ luân chuyển hàng ngày.
  • Bằng cách áp dụng công nghệ hiện đại để rút ngắn chu kỳ sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm.
  • Ở khâu lưu thông: Nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất, làm tốt công tác tiếp thị để tăng doanh thu tiêu thụ. Đồng thời theo dõi tình hình thanh toán nhằm rút ngắn số ngày xuất vận và thanh toán để thu tiền hàng kịp thời, tăng nhanh tốc đô luân chuyển VLĐ ở khâu này.
  • Kịp thời phát hiện và giải quyết những vật tư, hàng hoá ứ đọng trong quá trình sản xuất kinh doanh do nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vật tư hàng hoá ứ đọng

2. Mức tiết kiêm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển

Mức tiết kiệm VLĐ: nếu doanh nghiệp tăng được tốc đô luân chuyển vốn lưu đông sẽ tiết kiệm tuyệt đối hoặc tương đối VLĐ

2.1. Tiết kiêm tuyệt đối VLĐ


3. Hiệu suất sử dụng VLĐ

Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm vốn lưu đông được biểu hiện trước hết ở tốc đô luân chuyên VLĐ của doanh nghiệp. VLĐ luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng VLĐ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Tốc đô luân chuyển VLĐ có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lan luân chuyển (Số vòng quay vốn) và kỳ luân chuyển vốn (số ngày của môt vòng quay vốn).

3.1.Số vòng (lần) luân chuyển VLĐ (L):

Số lan luân chuyển VLĐ phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong môt thời kỳ nhất định, thường tính trong môt năm.

M (Doanh thu thuần)

VbqVLD (Vđm)

Trong đó:

  • M: là tổng mức luân chuyển vốn (Doanh thu thuan)
  • VbqvLD: VLĐ chiếm dùng bình quân trong kỳ (số dư bình quân ve VLĐ).
  • Vđm: VLĐ dịnh mức kỳ kế hoạch

Chú ý: Nếu tính số lần luân chuyến VLĐ cho năm KH thì sử dụng Vđm Ý nghĩa:

  • Chỉ tiêu này nói lên trong môt kỳ nào đó VLĐ của doanh nghiệp thực hiện được mấy vòng tuan hoàn.
  • Vòng quay vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn và chứng to vốn lưu đông càng được sử dụng có hiệu quả.

Số vốn lưu đông bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân số vốn lưu đông trong kỳ quý hoặc tháng.

Vq1 + Vq2 + Vq3 + Vq4

3.2. Kỳ luân chuyển bình quân: (K)

Ý nghĩa:     chỉ  tiêu nay cho biết      số  ngày  cần  thiết để thực     hiện  một  vòng tuần hoàn của VLĐ.

Ví dụ 3-7: Doanh nghiệp X có tài liệu năm N như sau:

  1. Tổng doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm 3 quí đầu năm là: 9.600 trđ.
  2. Số vốn lưu động 3 quí đầu năm:
  • Đầu quí I: 4.200 triệu đồng            – Cuối quí I: 3.800 triệu đồng
  • Cuối quí II: 3.820 triệu đồng         – Cuối quí III: 3.600 triệu đồng
  1. Dự kiến tình hình sản xuất kinh doanh trong quí 4 như sau:
  • Vốn lưu động cuối năm: 4.440 triệu đồng
  • Doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm: 4.188 triệu đồng

Yêu cầu: Xác định lần luân chuyển vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động của năm N?

Bài giải:

  1. Doanh thu thuẩn năm N là: 9.600 + 4.440 = 14. 040 triệu đồng
  2. Vốn lưu động bình quân năm N là (4200/2 + 3.800 + 4.100 + 3.600 + 4000/2)/4 = 3.900 triệu đồng
  1. Số lần luân chuyển vốn lưu động

Lần luân chuyển vốn lưu động = Doanh thu thuần/vốn lưu động bình quân

L = 13788/3900 = 3,6

  1. Kỳ luân chuyển vốn lưu động

Kỳ luân chuyển vốn lưu động = Số ngày trong kỳ / số lần luân chuyển

K = 360/3,6 = 100 ngày.