Nhóm phương pháp này bao gồm hai phương pháp cơ bản:
* Phương pháp chính trị – tư tưởng
– Phương pháp chính trị – tư tưởng là tác động tuyên truyền giáo dục của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để xác lập nhận thức đúng đắn về sứ mệnh của tổ chức, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi thành viên nhằm thực hiện công việc một cách tối ưu.
– Phương pháp quản lý chính trị – tư tưởng có những đặc trưng cơ bản:
+ Lựa chọn công cụ
Chủ thể quản lý sử dụng các hình thức tuyên truyền, giáo dục, vận động để tác động vào đối tượng quản lý nhằm giúp họ nhận thức được sứ mệnh của tổ chức và bổn phận của mình.
+ Cách thức tác động
Phương pháp này được thực hiện thông qua các biện pháp: học tập, hội nghị, hội thảo, toạ đàm, giao lưu.v.v.
+ Đối tượng, hoàn cảnh và tính chất công việc
Phương pháp này gắn liền với nhiều tổ chức, trong nhiều đối tượng và phải lựa chọn những hoàn cảnh khác nhau.
* Phương pháp tâm lý – xã hội
– Phương pháp tâm lý – xã hội là tác động bằng tâm lý, tình cảm của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để tạo nên sự hiểu biết, chia sẻ và gắn bó giữa các thành viên nhằm xây dựng “bầu không khí hữu ích” của tổ chức.
– Phương pháp quản lý tâm lý – xã hội có những đặc trưng cơ bản:
+ Lựa chọn công cụ
Chủ thể quản lý tác động bằng yếu tố tình cảm, tâm lý đối với nhân viên và tạo ra cơ hội cho nhân viên được tiếp xúc, trao đổi những tâm tư, nguyện vọng của họ; tạo điều kiện để nhân viên giao lưu với nhau, giúp họ hiểu biết và chia sẻ với nhau trong công việc và cuộc sống.
+ Cách thức tác động
Phương pháp này được thực hiện thông qua các hình thức: giao lưu, tổ chức hoạt động văn hoá – thể thao, picnic.v.v.
+ Đối tượng, hoàn cảnh và tính chất công việc
Phương pháp này được sử dụng một cách phổ biến ở nhiều tổ chức với mọi đối tượng và phải chọn những hoàn cảnh thích hợp.
Những phương pháp quản lý được trình bày ở trên là những phương pháp chung nhất cần phải được áp dụng ở tất cả các loại hình quản lý và cấp độ quản lý nhưng sự vận dụng nó là mang tính đặc thù. Ngoài các phương pháp chung thì ở các loại hình quản lý cụ thể còn có những phương pháp quản lý riêng của nó.
Tuy nhiên, theo tiếp cận quy trình quản lý, có thể chia các phương pháp quản lý thành các loại sau: phương pháp lập kế hoạch, phương pháp tổ chức, phương pháp lãnh đạo, phương pháp kiểm tra. Những phương pháp này sẽ được trình bày ở những phần sau.
25 Th11 2020
2 Th12 2020
1 Th12 2020
1 Th12 2020
1 Th12 2020
25 Th11 2020