– Tính khách quan
Nguyên tắc quản lý do con người tạo lập nhưng mang tính khách quan. Tính khách quan của nó được biểu hiện ở chỗ nội dung của những quan điểm, quy định, quy tắc quản lý phải phù hợp với quy luật vận động, phát triển của xã hội ở những thời kỳ nhất định, đồng thời phải phù hợp với điều kiện, năng lực của tổ chức. Chính vì vậy, việc xây dựng các nguyên tắc quản lý phải được quan tâm và đầu tư thích đáng.
– Tính phổ biến
Nguyên tắc quản lý tồn tại ở tất cả các loại hình và cấp độ quản lý. Đó là những nguyên tắc chung nhất làm cơ sở cho các nhà quản lý và các lĩnh vực quản lý khác nhau. Mặt khác, nguyên tắc quản lý có thể tồn tại dưới dạng những yêu cầu cần phải thực hiện đối với từng chức năng của quy trình quản lý hoặc những công việc cụ thể của nhà quản lý.
– Tính ổn định
Nguyên tắc quản lý dưới dạng những quy định và quy tắc là sự phản ánh những mối quan hệ cơ bản, bản chất của các nhân tố trong các hệ thống quản lý xác định. Những quan hệ này là tương đối bền vững. Chúng như là những nhân tố đóng vai trò “phần cứng” của hệ thống quản lý và đảm bảo sự ổn định và bền vững cho sự phát triển của tổ chức. Vì vậy, bất cứ tổ chức nào khi xây dựng các nguyên tắc quản lý thì phải xuất phát từ những quan hệ của những nhân tố cơ bản của hệ thống quản lý đó.
– Tính bắt buộc
Những quy định và quy tắc về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn là mang tính bắt buộc đối với các nhà quản lý. Điều đó có nghĩa là các nhà quản lý không vì có quyền lực mà sử dụng nó một cách tuỳ tiện. Để đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững của tổ chức, các nhà quản lý phải “hạn chế quyền lực” của mình trong việc ban hành, tổ chức thực thi và kiểm tra các quyết định quản lý. Đó là những chế tài được biểu hiện theo phương châm: nhà quản lý chỉ được phép làm những điều mà quy định cho phép, còn những người bị quản lý thì được làm tất cả những gì mà quy định không ngăn cấm.
– Tính bao quát
Tính bao quát của nguyên tắc quản lý được hiểu hiện ở chỗ: những quy định và quy tắc có tính bắt buộc không chỉ phản ánh một khía cạnh, một nhân tố, một quan hệ quản lý cụ thể, nó là những quy định, quy tắc của các chức năng trong quy trình quản lý mà chủ thể quản lý phải đảm nhận. Mặt khác, nguyên tắc quản lý tồn tại trong suốt quá trình xây dựng, tổ chức và kiểm tra đánh giá việc thực hiện các quyết định quản lý.
– Tính định hướng
Hệ thống các quan điểm quản lý được tồn tại ở các hình thức: Triết lý, phương châm, khẩu hiệu, logo. Đó là những giá trị, những ý tưởng, những biểu tượng giúp các nhà quản lý dẫn dắt tổ chức hướng về tương lai.
– Nguyên tắc quản lý là cơ sở nền tảng cho sự vận hành của một tổ chức
Để xây dựng mục tiêu quản lý phù hợp, xác định nội dung quản lý đúng đắng, lựa chọn phương thức quản lý hợp lý, các nhà quản lý phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý. Mặt khác, nhờ có nguyên tắc quản lý mà chủ thể quản lý có thể xây dựng và thực thi các phương pháp, phong cách và nghệ thuật quản lý của họ.
13 Th12 2018
25 Th11 2020
26 Th11 2020
1 Th12 2020
25 Th11 2020
1 Th12 2020