Chúng ta nên sử dụng 6 nguyên tắc để điều hành dự án. Nếu cả 6 nguyên tắc này được áp dụng triệt để thì xác suất thành công của dự án rất cao. Nếu có bất kỳ nguyên tắc nào bị bỏ quên, cần có những phương án dự phòng để giảm thiểu rủi ro. Nếu có hai hay nhiều hơn các nguyên tắc bị vi phạm thì hầu như dự án sẽ thất bại.
i) Mỗi dự án cần có một người lãnh đạo -nhà quản lý dự án toàn thời gian, chịu trách nhiệm chung toàn dự án.
Cần phải có một người chịu trách nhiệm đối với sự thành công của dự án và đảm bảo tất cả các công việc đều được thực hiện. Người này phải có quyền ra quyết định và thực thi những quyết định đó. Nếu có sự giám sát của ban quản lý hay ban lãnh đạo mà nhà quản lý dự án báo cáo kết quả thì rất tốt. Nhưng ban lãnh đạo này lại không thể ra quyết định tại thời điểm cần thiết. Nếu không có ai giữ vai trò này thì quá trình thực hiện và chi phí thực hiện dự án sẽ phản ánh vấn đề cụ thể đó. Dự án sẽ kết thúc muộn hoặc có thể không hoàn thành, còn chi phí sẽ rất cao.
ii) Nên xác định mục tiêu có thể lượng hóa và không chồng chéo lên nhau. Điều này cần thiết để có thể hoàn thành mục đích hay sứ mạng của dự án.
Nhất thiết phải xác định mục tiêu của dự án một cách cụ thể để những người được giao trách nhiệm biết chúng ta kỳ vọng điều gì ở họ. Cũng cần đảm bảo những mục tiêu không chồng chéo lên nhau vì điều đó sẽ gây ra sự mất kiểm soát và mâu thuẫn giữa các nhóm tham gia khi được giao trách nhiệm hoàn thành các mục tiêu chồng chéo này.
Phải đảm bảo mỗi mục tiêu đều thực sự cần thiết để đạt được mục đích của dự án. Đừng cố gắng đạt được một mục tiêu nào đó chỉ vì nó là một ý tưởng hay. Cuối cùng, phải đảm bảo được rằng sau khi từng mục tiêu đã hoàn thành thì cũng đạt được mục đích hay sứ mạng của dự án. Các mục tiêu cần phải gồm có tất cả những vấn đề cần thực hiện trong dự án.
iii) Giao các mục tiêu của dự án cho các nhóm từ 2-7 người trong đó có trưởng nhóm có kỹ năng và kỹ thuật cần thiết.
Một nhóm dự án từ 2 đến 7 người dưới sự quản lý của trưởng dự án để hoàn thành những mục tiêu được giao. Một nhóm dự án là một tập hợp những người có kỹ năng, kinh nghiệm kinh doanh và kỹ thuật cần thiết, có thể tự tổ chức để tất cả các thành viên phát huy hết điểm mạnh, không để điểm yếu ảnh hưởng đến kết quả của nhóm.
Mỗi thành viên trong nhóm cần tập trung vào từng lĩnh vực của thiết kế và xây dựng hệ thống mà họ làm tốt nhất và thích nhất. Trong hầu hết các nhóm, không ai bị buộc phải làm những gì họ không thích hay những gì họ làm không tốt. Trong một nhóm, từ nên dùng khi thực hiện các hoạt động là “chúng ta”, không phải là “tôi”. Toàn nhóm sẽ cùng được thưởng cho sự thành công của dự án và cùng chịu trách nhiệm về những sai lầm đã gây ra. Cần có sự ưu đãi đối với những thành viên xuất sắc hoặc những người chịu trách nhiệm về tinh thần làm việc và biểu hiện của nhóm.
iv) Thông tin cho các nhóm biết phải làm gì, không phải là làm như thế nào.
Định hướng cho nhóm dự án bằng cách cho họ biết mục đích dự án đã xác định là gì, chỉ rõ mục tiêu phải đạt được là gì. Các mục tiêu xác định những gì họ phải làm để thành công. Nhóm dự án sẽ phải tự xác định quy trình lập kế hoạch để đạt được những mục tiêu đã giao cho họ. Nhóm dự án có thể thay đổi hay bổ sung thêm các mục tiêu được giao khi người quản lý dự án đồng ý rằng những mục tiêu đó cũng cần thiết để hoàn thành trong dự án.
v) Phân chia công việc của dự án thành những công tác trong mỗi tuần hoặc ít hơn. Xác định những giá trị kinh doanh đạt được mỗi 30 đến 90 ngày làm việc.
Khuyến khích nhóm dự án tổ chức, lập kế hoạch thực hiện dự án để công tác của mỗi người được thực hiện trong một tuần hay ít hơn. Mỗi công tác phải được phân công cụ thể, xác định cụ thể thời điểm bắt đầu, thời gian chậm trễ cho phép và thời điểm hoàn thành. Đừng xác định theo phần trăm hoàn thành vì khái niệm này là một khái niệm mơ hồ, không rõ ràng. Vấn đề cần quan tâm là công việc được phân chia đã được thực hiện chưa, và nếu chưa thì khi nào nó mới được thực hiện. Người quản lý dự án phải có khả năng xác định quy trình ở mức độ chi tiết theo từng cấp công tác để hiểu được điều gì đang diễn ra, đảm bảo thời gian và chi phí chính xác trong từng mục tiêu của dự án.
Những công tác kéo dài nhiều tuần thường gây khó khăn cho việc đo lường và đây chính là những công tác có thể gây ra sự vượt mức chi phí cho phép và sự mất kiểm soát. Những công tác kéo dài nhiều tuần được báo cáo theo phương pháp phần trăm hoàn thành thường có vẻ tạo ra một quy trình tốt. Tuy nhiên, đến tuần cuối cùng chúng ta mới bất ngờ phát hiện ra là chúng chưa thể xem là hoàn thành và cần thêm vài tuần nữa để hoàn thành nó. Để tránh tình trạng này, cần phân nhỏ công tác lớn thành nhiều công tác thứ cấp chỉ cần một hoặc ít hơn một tuần đề hoàn thành.
Những công tác này nên kết hợp với nhau để tạo ra một giá trị kinh doanh nào đó từ 30 đến 90 ngày. Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng dự án đang triển khai đúng tiến độ. Nó cũng cho thấy có thể sử dụng các giá trị kinh doanh này trước khi toàn bộ dự án hoàn thành và bắt đầu thu hồi lại phần chi phí bỏ ra làm dự án.
vi) Mỗi dự án cần có một đội ngũ nhân viên văn phòng làm việc với nhà quản lý và trưởng nhóm dự án để cập nhật thông tin về kế hoạch, ngân sách hoạt độ
Kế hoạch và ngân sách dự án tương tự như tình hình lời lỗ của một doanh nghiệp. Chúng phải được cập nhật thường xuyên và chính xác để cung cấp thông tin cho những người đang thực hiện dự án ra quyết định hợp lý. Có một quan điểm phổ biến nhưng lại sai lầm khi cho rằng nhà quản lý dự án và trưởng nhóm dự án phải là những người đảm bảo cho kế hoạch được cập nhật. Quan điểm này cũng tương tự như tổng giám đốc và quản lý của công ty phải bỏ thời giờ để xem xét toàn bộ sổ sách kế toán vậy. Nhà quản lý và trưởng nhóm dự án chịu trách nhiệm đưa ra kế hoạch và ngân sách ban đầu, nhưng sau đó họ chỉ việc dồn công sức để biến chúng thành hiện thực.
Cũng giống như công ty có bộ phận kế toán theo dõi sổ sách, dự án cũng cần phải có một nhóm nhân viên văn phòng theo dõi kế hoạch và ngân sách của dự án. Nhân viên văn phòng trong dự án báo cáo cho người quản lý dự án và trưởng nhóm đang làm việc với họ hàng tuần để xem xét, cập nhật kế hoạch và ngân sách thực hiện. Theo cách này, người quản lý dự án có thể giám sát quy trình thực hiện dự án một cách chính xác và người trưởng nhóm có thể tập trung quản lý điều hành nhóm của mình mà không cần quan tâm đến việc lập các bảng báo cáo.
9 Th12 2020
8 Th12 2020
8 Th12 2020
9 Th12 2020
9 Th12 2020
9 Th12 2020