Hợp tác hoạch định, dự báo và cung cấp bổ sung- CPFR

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp cần thiết trong chuỗi cung ứng, một nhóm gọi là Các tiêu chuẩn thương mại liên ngành tự nguyện – VICS (Voluntary Interindustry Commerce Standards) đã lập ra một ban nghiên cứu và hướng dẫn thực hiện về những vấn đề CPFR. CPFR chia ra làm 3 mảng hoạt động chính là:

  • Hợp tác hoạch định

–   Thương lượng một thỏa thuận ban đầu xác định trách nhiệm của mỗi công ty sẽ tham gia hợp tác với nhau.

–   Xây dựng kế hoạch liên kết trong đó những công ty làm việc với nhau như thế nào để đáp ứng nhu cầu.

  • Dự báo

–   Thực hiện dự báo doanh thu cho tất cả công ty tham gia hợp tác.

–   Xác định sự khác biệt hay trường hợp ngoại lệ giữa các công ty.

–   Giải quyết các trường hợp ngoại lệ để cung cấp bản dự báo doanh số bán hàng chung.

  • Cung cấp bổ sung

–   Thực hiện dự báo các đơn hàng cho tất cả các công ty tham gia hợp tác.

–   Xác định trường hợp ngoại lệ giữa các công ty.

–   Giải quyết các trường hợp ngoại lệ nhằm đưa ra kế hoạch sản xuất và điều độ phân phối hiệu quả.

–   Phát ra đơn hàng thực để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

1. Hoạt Động của CPFR

Chúng ta hãy nghiên cứu hoạt động của Công ty XYZ. Công ty này  thỏa thuận hợp tác với nhiều đối tác và cùng tham gia vào CPFR với những đối tác này trong chuỗi cung ứng. Dữ liệu từ các điểm bán hàng POS cho thấy doanh số thực sự của hệ thống cửa hàng bán lẻ của công ty. Từ các đại lý bán lẻ có sử dụng POS, công ty nhận được thông tin cập nhập về doanh số hàng ngày và mức độ tồn kho của công ty. Khi sử dụng dữ liệu này, công ty có thể lập ra các kế hoạch điều độ sản xuất, chia sẽ dữ liệu cho các bộ phận sản xuất. Vì thế, nhà cung cấp cho công ty có thể dùng dữ liệu này để lập ra các kế hoạch điều độ sản xuất cho riêng mình.

Nhìn vào dự báo về doanh số, Công ty XYZ thấy rằng nhu cầu cho sản phẩm của công ty tăng lên nhanh chóng vượt qua kế hoạch mong đợi trong năm và cần thiết phải gia tăng sản xuất. Công ty xem xét lại kế hoạch điều độ sản xuất trong năm và lập ra kế hoạch mới với các nhà cung cấp linh kiện chính để thỏa thuận mua thêm các linh kiện đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. Nhà cung cấp linh kiện thứ 1 sẽ bị yêu cầu ngưng do không thể gia tăng khối lượng sản xuất cho công ty. Nhà cung cấp thứ 2 thì tiếp tục do có linh kiện với sự thay đổi nhỏ trong thiết kế có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất cho hệ thống giải trí tại nhà của công ty. Các đối tác của công ty XYZ biết rằng cần phải làm gì, bao lâu để thực hiện đơn hàng, những thay đổi nào trong thiết kế phải thực hiện. . . nên kế hoạch điều độ sản xuất phải tăng để đáp ứng nhu cầu sản phẩm thay đổi và giữ đúng mức tồn kho ở bất cứ một nhà bán lẻ nào.

Trong tình huống này, những lợi ích có được vô cùng to lớn. Thứ nhất, tác động “Roi da” giảm đi đáng kể do tất cả công ty trong chuỗi đều có được và chia sẻ dữ liệu bán hàng trong một thời gian cụ thể. Điều này cho phép công ty trong chuỗi cung ứng tối ưu kế hoạch điều độ sản xuất, mức độ tồn kho, và điều độ vận tải. Thứ hai là sự tăng nhanh nhu cầu thực của khách hàng và sự hợp tác với nhà cung cấp nhằm tăng kế hoạch điều độ sản xuất. Dù cho có nhà cung cấp linh kiện không có khả năng cung cấp thì kế hoạch điều độ sản xuất của công ty XYZ cũng gia tăng do có nhà cung cấp khác thay thế.

Các công ty khi tham gia hợp tác với nhau sẽ có được lợi thế cạnh tranh đáng kể. Họ chia sẻ dữ liệu POS, dữ liệu tồn kho cho tất cả các công ty trong chuỗi cung ứng. Điều này mang lại lợi nhuận cho chính bản thân công ty và toàn bộ chuỗi cung ứng kết quả đáng kể.

Theo nghiên cứu của AMR Research cho thấy lợi ích của CPFR cho ở bảng sau:


2. Chuỗi cung ứng hợp tác

Nỗ lực tốt nhất để thúc đẩy sự hợp tác trong công ty là đo lường tác động “Roi da”. Thông qua thời đoạn quý hay năm, chúng ta so sánh số lượng và số lần đơn hàng nhận từ khách hàng với số lượng và số lần đặt hàng nhà cung cấp. Sau đó, phác thảo ra một biểu đồ để mọi người trong công ty có thể nhìn thấy xu hướng khác biệt giữa những đơn hàng nhận được từ khách hàng với đơn đặt hàng nhà cung cấp. Công ty đang ở đâu trong chuỗi cung ứng – có phải hướng về phía trước chuỗi cung ứng là nhà cung cấp hay hướng về phía sau chuỗi cung ứng là liên kết với khách hàng? Hãy nhớ một điều, xu hướng khác biệt giữa các đơn hàng nhận được từ khách hàng và đơn đặt hàng cho nhà cung cấp là nguyên nhân gây ra sự biến động khi công ty tham gia vào chuỗi cung ứng.

Nhiều công ty không nhận thức được chi phí của tác động “Roi da” trong chuỗi cung ứng. Theo truyền thống, một khi tác động “Roi da” xảy ra làm cho nhu cầu biến đổi. Nhiều công ty đã làm việc theo cách riêng của mình, triển khai năng lực tốt hơn để phản ứng lại biến động trong nhu cầu. Thay vì như vậy,  các công ty muốn có hiệu quả hơn thì phải làm việc cùng nhau để giảm sự biến động trong nhu cầu, hay là hợp tác với công ty khác để tự làm giảm được sự biến động này.