1. CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN
– Dữ liệu: là nguyên liệu của hệ thông tin được biểu diễn dưới nhiều dạng : văn bản, truyền khẩu, hình vẽ,… và những vật mang tin :Giấy, bảng từ, đĩa từ…
– Các xử lý: Thông tin đầu vào qua các xử lý thành thông tin đầu ra. Có thể diễn tả mối liên hệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin theo hình 1.1 sau:
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN
2.1. Phương pháp thiết kế hệ thống cổ điển ( thiết kế phi cấu trúc)
Đặc điểm:
– Gồm các pha (phase) : Khảo sát, thiết kế, viết lệnh, kiểm thử đơn lẻ, kiểm thử trong hệ con, kiểm thử trong toàn hệ thống.
– Việc hoàn thiện hệ thống được thực hiện theo hướng “bottom-up” (từ dưới lên) và theo nguyên tắc tiến hành tuần tự từ pha này tới pha khác.
Nhược điểm:
– Gỡ rối, sửa chữa rất khó khăn và phức tạp.
Ví dụ trong giai đoạn kiểm thử (test) nếu có lỗi nào đó xuất hiện ở giai đoạn cuối pha kiểm thử. Lúc đó, tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của lỗi, có thể buộc phải sửa đổi hàng loạt các mođun. Khi một lỗi được phát hiện, khó chẩn đoán mođun nào (trong số hàng trăm, hàng ngàn mô đun) chứa lỗi.
– Vì thực hiện theo nguyên tắc tuần tự các pha nên sau khi đã kết thúc một pha, người ta có thể không cần phải bận tâm đến nó nữa à Nếu ở pha trước còn lỗi thì các pha sau sẽ phải tiếp tục chịu ảnh hưởng của lỗi đó. Mặt khác hầu hết các dự án thường phải tuân thủ theo một kế hoạch chung đã ấn định từ trước => kết quả sẽ khó mà được như ý với một thời gian quy định.
2.2. Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống bán cấu trúc
Đặc điểm:
– Một loạt các bước “bottom-up” như viết lệnh và kiểm thử được thay thế bằng giai đoạn hoàn thiện “top-down”. Nghĩa là các modun mức cao được viết lệnh và kiểm thử trước rồi đến các modun chi tiết ở mức thấp hơn.
– Pha thiết kế cổ điển được thay bằng thiết kế có cấu trúc.
Nhược điểm:
Người thiết kế nói chung liên lạc rất ít với phân tích viên hệ thống và cả hai chẳng có liên hệ nào với người sử dụng => Quá trình phân tích và thiết kế gần nhưlà tách ra thành hai pha độc lập.
2.3. Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống có cấu trúc
Đặc điểm
– Phương pháp này bao gồm 9 hoạt động: Khảo sát, phân tích, thiết kế, bổ sung, tạo sinh, kiểm thử xác nhận, bảo đảm chất lượng, mô tả thủ tục, biến đổi cơ sở dữ liệu, cài đặt.
– Các hoạt động có thể thực hiện song song. Chính khía cạnh không tuần tự này mà thuật ngữ “pha” được thay thế bởi thuật ngữ “hoạt động” (“pha” chỉ một khoảng thời gian trong một dự án trong đó chỉ có một hoạt động được tiến hành). Mỗi hoạt động có thể cung cấp những sửa đổi phù hợp cho một hoặc nhiều hoạt động trước đó.
Một số phương pháp phân tích có cấu trúc: Các phương pháp hướng chức năng
– Phương pháp SADT (Structured Analysis and Design Technie) của Mỹ dựa theo phương pháp phân rã một hệ thống lớn thành các hệ thống con đơn giản hơn.
– Nó có hệ thống trợ giúp theo kiểu đồ hoạ để biểu diễn các hệ thống và việc trao đổi thông tin giữa các hệ con. Kỹ thuật chủ yếu của SADT là dựa trên sơ đồ luồng dữ liệu, từ điển dữ liệu (Data Dictionnary), ngôn ngữ mô tả có cấu trúc, ma trận chức năng. Nhưng SADT chưa quan tâm một cách thích đáng đối với mô hình chức năng của hệ thống.
– Phương pháp MERISE (MEthod pour Rassembler les Idees Sans Effort) của Pháp dựa trên các mức bất biến (còn gọi là mức trừu tượng hoá) của hệ
thống thông tin như mức quan niệm, mức tổ chức, mức vật lý và có sự kết hợp với mô hình.
– CASE (Computer-Aided System Engineering) – phương pháp phân tích và thiết kế tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính.
Từ kinh nghiệm và nghiên cứu trong quá trình xây dựng hệ thống, hãng Oracle đã đưa ra một tiếp cận công nghệ mới – Phương pháp luận phân tích và thiết kế hệ thống CASE*Method. Đây là một cách tiếp cận theo hướng “topdown” và rất phù hợp với yêu cầu xây dựng một hệ thống thông tin trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại.
Các phương pháp hướng đối tượng
– Phương pháp HOOD (Hierarchical Object Oriented Design) là một phương pháp được lựa chọn để thiết kế các hệ thống thời gian thực.
Những phương pháp này lại yêu cầu các phần mềm phải được mã hoá bằng ngôn ngữ lập trình ADA. Do vậy phương pháp này chỉ hỗ trợ cho việc thiết kế các đối tượng mà không hỗ trợ cho các tính năng kế thừa và phân lớp.
– Phương pháp RDD (Responsibility Driven Design) dựa trên việc mô hình hoá hệ thống thành các lớp.
Các công việc mà hệ thống phải thực hiện được phân tích và chia ra cho các lớp của hệ thống. Các đối tượng trong các lớp của hệ thống trao đổi các thông báo với nhau nhằm thực hiện công việc đặt ra. Phương pháp RDD hỗ trợ cho các khái niệm về lớp, đối tượng và kế thừa trong cách tiếp cận hướng đối tượng.
– Phương pháp OMT (Object Modelling Technique) là một phương pháp được xem là mới nhất trong cách tiếp cận hướng đối tượng.
Phương pháp này đã khắc phục được một số nhược điểm của các phương pháp tiếp cận hướng đối tượng trước mắc phải.
Trên mặt lý thuyết ta thấy cách tiếp cận hướng đối tượng có các bước phát triển hơn so với tiếp cận hướng chức năng. Nhưng trong thực tế việc phân tích và thiết kế hệ thống theo cách tiếp cận hướng đối tượng gặp rất nhiều khó khăn vì chưa có nhiều các công cụ phát triển hỗ trợ cho việc thiết kế hướng đối tượng. Chính vì vậy cách tiếp cận này vẫn chưa được phát triển rộng rãi.
3. CÁC GIAI ĐOẠN PHÂN TÍCH THIẾT KẾ
Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống dù được phát triển bởi nhiều tác giả khác nhau, có nhiều điểm, thuật ngữ, quy ước khác nhau, nhưng tựu trung lại các phương pháp luận này đều định ra các giai đoạn cơ bản cho quá trình phát triển dự án:
1.Khảo sát hiện trạng và xác lập dự án.
2.Phân tích hệ thống : Phân tích các chức năng và dữ liệu của hệ thống cũ để đưa ra mô tả của hệ thống mới.
3.Thiết kế hệ thống
4.Xây dựng hệ thống
7 Th12 2020
7 Th12 2020
7 Th12 2020
7 Th12 2020
7 Th12 2020
15 Th1 2018