1. Làm tốt khâu đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu
Kết quả nghiên cứu cho thấy: tổ chức tốt khâu đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng: Thực hiện đầy đủ, kỹ lưỡng tất cả các giai đoạn đàm phán (Chuẩn bị đàm phán; Tiếp xúc; Tiến hành đàm phán; Kết thúc đàm phán; Rút kinh nghiệm sau đàm phán); Hợp đồng được soạn thảo cẩn thận, chứa đựng đầy đủ các nội dung, các điều kiện và điều khoản cần thiết, các nội dung được trình bày rõ ràng, đơn giản, chính xác; Hợp đồng được ký kết sau khí đã được xem xét, cân nhắc một cách kỹ lưỡng, là cách tốt nhất để ngăn ngừa những bất đồng, tranh chấp trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng. Ngược lại, những hợp đồng được đàm phản, soạn thảo vội vã, mang tính hình thức, đối phó với những điều kiện và điều khoản quá sơ sài hoặc mập mờ, tối nghĩa, những hợp đồng bị thúc ép ký kết gấp gáp, chủ thể hợp đồng không kịp có thời gian cân nhắc, xem xét… chính là mầm mổng phát sinh tranh chấp, bất đồng về sau.
Để có được những hợp đồng chặt chẽ, các bên mua bán có thể tham khảo:
- Hợp đồng Mẩu của ITC về Mua bán quốc tế hàng hóa dễ hỏng (The ITC Model contract for the international sale of perishable goods). Các nước đang phát triển có thể nhận mẫu hợp đồng này miễn phí từ ITC (the International Trade Centre, địa chỉ: Palais des Nations, 1211 Geneva 10, Switzsrland. http://www.intracen.org).
- Hợp đồng mua bán quốc tế mẫu cùa ITC: Hàng hóa được sản xuất đề bán lại (The ITC Model international sale contract: Manufactured goods intended for resale). Liên lạc theo địa chỉ: ICC publishing SA, địa chỉ: 38 Cours Albert 1er, 75008 Paris, France. http://www.iccwbo.org)
- Một số hợp đồng mua bán hàng hóa mẫu khác có thể xem tại website của ITC Juris international, http://www.jurisint.org).
- Nghiên cứu kỹ và vận dụng tốt INCOTERMS, UCP, URC, URR, ISP,… cũng là những biện pháp ngăn ngừa tranh chấp hữu hiệu.
- Nghiên cứu kỹ quy định của pháp luật của các quốc gia có liên quan đến hợp đồng, ví dụ: Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, Mục 5 Chương II, Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuát khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
- Và biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa rủi ro, ngăn ngừa các tranh chấp, bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu là các bên đối tác phải hiểu nhau vả thiện chí với nhau.
2. Bàn bạc, soạn thảo kỹ những tình huống bất khả kháng, miễn trách, khó khăn trở ngại dẫn đến phải điều chỉnh, sửa đổi lại hợp đồng
Ngay cả những hợp đồng được đàm phán, soạn thảo kỹ lưỡng nhất cũng khômg thể lường trước tất cả mọi tình huống cỏ thể xảy ra, bởi vạn vật luôn biến đổi, tạo ra vô số những rủi ro, bất trắc trong cuộc đờ’i này. Chính Vi vậy, một trong các biện pháp ngăn ngừa những tranh chắp trong hoạt động xuất nhập khẩu một cách hiệu quả là bân bạc, soạn thảo kỹ lưỡng những điểu khoán về bất khả kháng, miễn trách, khỏ khăn trở ngại trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Luật pháp của đa số quốc gia đều có các điều khoản quy định về bất khả kháng, ở một số quốc gia còn quy định cả những tỉnh huống khó khăn trở ngại. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những quy định về vấn đề nảy không giống nhau, nên khi áp dụng cho các hợp đồng ngoai thương có thẻ dẫn đến những bất đồng, tranh chấp. Chính vì vậy, khi đàm Phán, soạn thảo hợp đồng ngoại thương các bên cần đưa điều khoản “Bất khả kháng”, “khó khán trờ ngại” vào hợp đồng. Nếu các điều khoản này được soạn thảo tốt sẽ giúp ngán ngừa được nhưng bất đồng, tranh cháp/giúp giải quyết những bật đồng, tranh chấp một khi chúng phát sinh mà không cần sử dụng tòa án hay trọng tài.
Với mục đích giúp các bên mua bán soạn thảo hợp đồng tốt, Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đâ soạn ra hai dạng điều khoản: Điều khoản Bất khả kháng và điều khoản Khó khăn trở ngại.
Điều khoản Bất khả kháng Chuẩn được ICC khuyến nghi công bố lần đầu tiên vào năm 1985. Trọng đó quy định:
- Một bên không phải chịu trách nhiệm vì không thực hiện nghĩa vụ của mình nếu bên đó chứng minh được:
- việc không thực hiện nghĩa vụ là do khó khăn trở ngại vượt quá khà năng kiểm soát của mình; và
- bên đó đã không thể trù liệu được trở ngại và các tác động của nó tới khả năng thực hiện hợp đồng vào thời điểm ký kết hợp đồng; và
- bên đó không thể tránh hoặc khắc phục nó hay ít nhất là các tác động của nó một cách hợp lý.
- Trờ ngại được đề cập đến trong đoạn (1) nêu trên có thể này sinh từ các sự kiện sau (sự liệt kê này chưa hoàn toàn đầy đủ):
-
- chiến tranh, dù được công bố hay không, cách mạng, nội chiến, nổi loạn, hành động cướp bóc, các hành vì phá hoại;
-
- thiên tai như bão lớn, gió lốc, động đất, sóng thần, lũ lụt, sét đánh;
- nổ, cháy, phá hủy mảy móc, nhà xưởng hoặc bất kỳ hệ thống thiết bị nào khấc;
- tầy chay, đình công và các vụ đóng cừa gây áp lực, lãn công, chiếm giữ nhà máy, trụ sở cơ quan, hoặc dừng sản xuất xảy ra ở nhà máy của bên muốn được miễn trách nhiệm;
- hành động của cơ quan có thẳm quyền, dù hợp pháp hay không hợp pháp, ngoài các hành vi mà bên muốn được miễn trách nhiệm cho là rủi ro theo các điều khỏa khác cùa hợp đồng; và ngoài các vấn đề được đề cập trong đoạn (3) dưới đây.
- Nhằm mục đích như đoại (1) nêu trên và trừ khi có cấc quy định khác trong hợp đồng, khó khăn trù ngại không bao gồm việc thiếu sự cấp phép, thiếu giấy phép, giắp phép cư trú hoặc nhập cảnh, hoặc văn bàn chấp thuận cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng và được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền ở quốc gia ở bên muốn được miễn trách nhiệm.
Nhiêm vu thông báo:
- Bên muốn được miễn trách nhiệm Dhài thônơ báo ngay cho bên kia về trở ngại và tác động của trở ngại tới khà năng thực hiện hợp đồng cùa mình ngay khi biết được sự kiện đó. Đồng thời cũng phải thông báo cho bên kia khi không còn lý do để miễn trách nhiệm.
- Lý do để miễn trách nhiệm bắt đầu có hiệu lực từ thời điềm xảy ra trở ngại, hoặc từ thời điểm nhận được thông báo nếu thông báo không được gửi kịp thời. Nếu không gửi thông báo thi bên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất mà lẽ ra có thể tránh được.
Tác đông cùa viêc tuyên bố Bất khả kháng:
- Nếu có lý do miễn trách theo điều khoản này thì bên không thực hiện hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại, không bị phạt hủy hợp đồng và chịu các hình thức phạt khác, ngoại trừ trách nhiệm trà lãi cho số tiền nợ cho đến lúc tìm ra lý do miễn trách.
- Hơn nữa, nếu có lý do miễn trách nhiệm thì một bên có thể hoãn thực hiện hợp đổng trong một thời gian thích hợp, do đó, bên kia bị tước đi quyền (nếu có) chấm dứt hoặc hủy hợp đồng. Khi quyết định thế nào là khoảng thời gian thích hợp, cần xem xét đến khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng của bên không thực hiện hợp đồng và lợi ích cùa bên kia trong việc tiếp tục thực hiện hợp đổng sau khi có sự tri hoăn. Trong khi cho bên không thể thực hiện hợp đồng tiếp tục thực hiện hợp đồng trở lại, bên kia cũng có thể tạm dừng việc thực hiện hợp đồng của minh.
- Nếu các lý do miễn trách tồn tại trong khoảng thời gian dài hơn thời hạn thích hợp do các bên quy đinh hoặc không có điều khoản quy định khoảng thời gian dài hơn khoảng thời gian thích hợp, bất cứ bên nào cũng có thầm quyền chấm dứt hợp đồng bằng cách gửi thông báo cho bên kia.
- Mỗi bên có thể giữ lại những gi đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng bị chấm dứt. Mỗi bên phải giải thích cho bên kia khoản thu không chính đáng từ việc thực hiện hợp đồng. Các bên phải thanh toán số dư cuối cùng ngay lập tức.
Khó khăn trở ngại là khái niệm tương đối mới trong thực tiễn và luật hợp đồng quốc tế. Có thể coi “khó khăn trở ngại” là những trường hợp khi các điều kiện thay đồi khiến cho việc thực hiện hợp đồng khó khăn quá mức. Khái niệm này vẫn đang trong quá trình phát triển, hoàn thiện và thường được áp dụng cho những hợp đồng dài hạn. Do đó, chưa cỏ điều khoản chuản về “Khó khăn trở ngại” để các bên có thể dẫn chiếu vào hợp đồng. Tuy vậy, các điều khoản 6.21 – 6.23 trong Nguyên tắc Hợp đồng Thương mại Quốc tế (Principles of International Commercial Contracts) của UNIDROIT (International Institute for the Unification of Private Law) có thể giúp các bên soạn thảo điều khoản về khó khăn trở ngại
Điều khoản về Khó khăn trở ngại – Nguyên tắc của UNIDROIT.
A. Nguyên tắc của UNIDROIT. năm 1994:
Lưu ý: Các điều khoản về khó khăn trở ngại dưới đây được trích dẫn từ Nguyên tắc Hợp đồng Thương mại Quốc tế của UNIDROIT năm 1994. Các điều khoản này có thể cần được sửa đổi trước khi đưa vào hợp đồng. Ví dụ, các điêu khoản này đề cập đến một toà án, nhưng trong thực tế các bên phải qui định rõ toà án hoặc tòa án trọng tài nào.
Điều 6.21: Tuân thủ hợp đồng,
Nếu một bên gặp nhiều khó khăn hơn bên kia khi thực hiện hợp đồng, thì bên đó phải thực hiện các nghĩa vụ theo các điều khoản về khó khăn trở ngại dưới đây.
Điều 6.22: Định nghĩa khó khăn trở ngại
Khó khăn trở ngại là khi xảy ra các sự kiện làm thay đổi một cách cơ bản tính cân bằng của hợp đồng do chi phí thực hiện hợp đồng của một bên tăng lên hoặc do giá trị một bên thu đước từ việc hợp đồng bị giảm đi, và
- Các sự kiện xảy ra hoặc được bên gặp khó khăn biết đến sau khi ký kết hợp đồng; ‘
- Các sự kiện không được bên gặp khó khăn tính toán một cách hợp lý vào thời đềm kỷ kết hợp đồng;
- Các sự kiện vượt quá khả năng kiểm soát cùa bên gặp khó khăn; và
- Bên gặp khó khăn đã không dự đoán trước được rủi ro của các sự kiện.
Điều 6.23: Tác động cùa khó khăn trở ngại:
- Trong trường hợp gặp khó khăn trở ngại, bên gặp khó khăn có quyền yêu cầu đàm phán lại. Yêu cầu phải được đưa ra ngay lập tức và phải nêu các lý do tại sao có yêu cầu đó.
- Đưa ra yêu cầu đàm phán lại không có nghĩa là bên gặp khó khăn có quyền không thực hiện hợp đồng.
- Các bên có thể nhờ toà án nếu không đạt được thoả thuận trong một thời hạn hợp lý.
- Nếu toà án nhận thấy đúng là có khó khăn trở ngại, nếu hợp lý, toà án có thể:
-
- Chấm dứt hợp đảng vào ngày và theo các điều khoản xác đinh; hoặc
- Sửa đổi hợp đồng để lấy lại tính cân bằng.
Các điều khoản về khó khăn trở ngại – Các khuyến nghị cùa ICC
Các khuyến nghi của ICC về soan thảo các điều khoản khó khăn trở ngại:
Lưu ý: Các khuyến nghị về điều khoản khó khăn trở ngại của ICC năm 1985 dưới đây không được coi là điều khoản chuẩn và không nên dẫn chiếu vào hợp đồng. Các điều khoản này có thể phài được các bên sửa đổi, bổ sung khi cần thiết và đối với nội dung của qui định về khó khăn trở ngại, các bên trong hợp đồng có thể lựa chọn một trong các cách sau đây:
- Nếu các sự kiện xảy ra ngoài dự kiến cùa các bên làm thay đổi một cách cơ bản tính cân bằng của hợp đồng và vì thế, khiển một bên phải chịu chi phí quá mức khi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, bên đó có thể làm như sau:
- Bên đó phải yêu cẩu sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn nhất định kể từ khi biết được sự kiện và tác động của sự kiện đó đến tính kinh tế của hợp đàng.
- Sau đó, các bên tham khảo ý kiến lẫn nhau để sửa đổi hợp đồng trên cơ sờ công bằng nhằm bảo đảm không bên nào phải chịu thiệt hại quá mức.
- Bản thân yêu cầu sửa đổi hợp đồng không đồng nghĩa với việc hoãn thực hiện hợp đổng.
Sau đó, điều khoản có thể được tiếp tục với một trong bốn lựa chọn sau:
Lưa chon thứ nhất:
- Nếu các bên không chắp thuận sửa đồi hợp đồng trong thời hạn 90 ngày từ khi có yêu cầu, hợp đồng giữ nguyên hiệu lực với các điều kiện ban đầu.
Lưa chon thứ hai:
- Nếu các bên không đạt được thỏa thuận sửa đổi hợp đồng trong thời hạn 90 ngày từ khi có yêu cầu, một bên có thể đưa vụ việc ra ủy ban Thường trực về Quy ché Quan hệ Hợp đồng của ICC (The ICC Standing Committee for the Regulation of Contractual Relations) để chỉ đính người thứ ba (hoặc một ùy ban ba thành viên) phù hợp với Quy chế Quan hệ Hợp đồng của ICC. Người thử ba đưa ra ý kiến xem cốc điều kiện sửa đổi hợp đồng trong Đoạn 1 có được thoả mãn không. Nếu có, người thứ ba sẽ khuyến nghị một bản sửa đổi họp đồng một cách công bằng nhằm bảo đảm không bên nào bị thiệt hại quá mức.
- Ý kiến và khuyến nghị của người thứ ba không có giá trị ràng buộc các bên.
- Các bên sẽ xem xét ý kiến và khuyển nghị cùa người thử ba một cách thiện ý theo Điều 11(2) của Quy chế Quan hệ Hợp đồng nêu trên. Nếu các bên không chấp thuận sừa đổi hợp đồng, hợp đồng giữ nguyên hiệu lực phù hợp với các điều kiện ban đầu.
Lưa chon thứ ba:
(5) Nếu cảc bên không chấp thuận sửa đổi hợp đồng trong thời hạn 90 ngày từ khi có yêu cẳu, một bên có thể đưa vấn đề sửa đồi hợp đồng ra hội đồng trọng tài theo quy định trong hợp đồng (nếu có), hoặc ra các toà ấn có thầm quyền.
Lưa chon thứ tư:
- Nếu các bên không đạt được thoả thuận xem xét lại hợp đồng trong thời hạn 90 ngày từ khi có yêu cầu, một bên có thể đưa vụ việc ra ủy ban Thường trục về Quy chế Quan hệ Hợp đồng của ICC (The ICC standing Committee for the Regulation of Contractual Relations) để chỉ đinh người thứ ba (hoặc một ủy ban ba thành viên) theo điều khoản về các quy tắc cho Quy chế Quan hệ Hợp đồng cùa ICC. Người thứ ba thay mặt cho các bên quyết định liệu các điều kiện xem xét lại hợp đồng quy định trong đoạn 1 được thoả mãn không. Nếu có, người thứ ba sửa đổi hợp đồng một cách công bằng nhằm bảo đảm không bên nào bị thiệt hại quá mức.
- Quyết đinh cùa người thứ ba có giá trị ràng buộc các bên phải được đưa vào hợp đồng.
3. Tổ chức quá trình thực hiện hợp đồng một cách khoa học, hợp lý
Tồ chức thực hiện hợp đồng là quá trình gồm nhiều bước, nhiều công việc có liên quan mật thiết với nhau. Nếu các bên hữu quan đều thành tâm, nghiêm túc thực hiện quá trình này, thông qua việc chuẩn bị chu đáo, bố trì công việc, nhân sự, phương tiện,… để thực hiện hợp đồng một cách khoa học, hợp lý, đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhau thì sẽ giảm thiểu được rất nhiều bất đồng, tranh chấp.
10 Th8 2021
29 Th12 2020
10 Th8 2021
29 Th12 2020
29 Th12 2020
29 Th12 2020