Kế hoạch phân phối chịu ảnh hưởng mạnh từ quyết định liên quan đến cách thức vận tải sử dụng. Quá trình thực hiện kế hoạch phân phối bị ràng buộc từ các quyết định vận tải. Có 2 cách thức vận tải phổ biến nhất trong kế hoạch phân phối là: phân phối trực tiếp và phân phối theo lộ trình đã định.
1. Phân phối trực tiếp
Phân phối trực tiếp là quá trình phân phối từ một địa điểm gốc đến một địa điểm nhận hàng. Với phương thức này, đơn giản nhất là lựa chọn lộ trình vận tải ngắn nhất giữa hai địa điểm. Kế hoạch phân phối gồm những quyết định về số lượng và số lần giao hàng cho mỗi địa điểm. Thuận lợi trong mô hình này là hoạt động đơn giản và có sự kết hợp phân phối. Phương pháp này vận chuyển sản phẩm trực tiếp từ một địa điểm sản phẩm được sản xuất/tồn kho đến một địa điểm sản phẩm được sử dụng. Nó cắt giảm hoạt động trung gian thông qua vận chuyển những đơn hàng nhỏ đến một điểm tập trung, sau đó kết hợp thành một đơn hàng lớn hơn để phân phối đồng thời.
Phân phối trực tiếp đạt hiệu quả nếu điểm nhận hàng đặt hàng theo mô hình EOQ phù hợp với khối lượng phương tiện vận chuyển đang sử dụng. Ví dụ nếu điểm nhận hàng phân phối bằng xe tải và áp dụng mô hình EOQ có nguyên xe (tải) -TL (Truck Load) thì phương pháp này thật sự hiệu quả. Nếu như EOQ tại nơi nhận hàng không bằng với TL thì phương pháp này kém hiệu quả. Điều này cũng phát sinh chi phí do sử dụng sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.
2. Phân phối theo lộ trình đã định
Phân phối theo lộ trình đã định là phân phối sản phẩm từ một địa điểm gốc đến nhiều địa điểm nhận hàng, hay phân phối sản phẩm từ nhiều địa điểm gốc đến một địa điểm nhận hàng. Kế hoạch phân phối theo theo lộ trình đã định phức tạp hơn so với phân phối trực tiếp. Kế hoạch này cần quyết định về số lượng phân phối các sản phẩm khác nhau; số lần phân phối. . . Và điều quan trọng nhất là lộ trình phân phối và hoạt động bốc dỡ khi giao hàng.
Điểm thuận lợi của phương pháp phân phối theo theo lộ trình đã định là sử dụng hiệu quả các phương tiện vận chuyển sử dụng và chi phí nhận hàng thấp do địa điểm nhận hàng ít và khối lượng giao hàng nhiều hơn. Nếu EOQ các sản phẩm khác nhau tại điểm nhận hàng là không đầy xe (tải) – LTL (Less than Truck Load), phương pháp này cho phép tất cả các đơn hàng của những sản phẩm khác nhau được kết hợp lại cho đến khi khối lượng bốc hàng bằng với EOQ. Nếu nhiều địa điểm nhận hàng mà mỗi địa điểm cần một khối lượng sản phẩm ít hơn, thì địa điểm này có thể được phục vụ bằng một xe tải nhỏ hơn có khối lượng phân phối bằng với TL của xe tải.
Có hai kỹ thuật để phân phối theo theo lộ trình đã định:
+ Kỹ thuật ma trận tiết kiệm.
+ Kỹ thuật đánh giá suy rộng.
Mỗi kỹ thuật đều có ưu, nhược điểm riêng và hiệu quả tùy thuộc vào tình huống sử dụng, độ chính xác của dữ liệu sẵn có.
Kỹ thuật ma trận tiết kiệm là một kỹ thuật đơn giản trong hai kỹ thuật nêu trên. Kỹ thuật này sử dụng đánh giá khách hàng qua phương tiện chuyên chở và thiết kế lộ trình sao cho thời gian giao hàng tại các điểm nhận hàng theo yêu cầu đề ra. Đây là kỹ thuật đưa ra các giải pháp về lộ trình hợp lý có thể áp dụng vào thực tế. Điểm yếu của kỹ thuật này là khó tìm ra giải pháp hiệu quả về chi phí hơn là sử dụng kỹ thuật đánh giá suy rộng. Kỹ thuật này sẽ sử dụng tốt nhất khi kế hoạch phân phối có nhiều ràng buộc khác nhau cần được thỏa mãn.
Kỹ thuật đánh giá suy rộng phức tạp hơn nhưng có thể đưa ra giải pháp tốt hơn kỹ thuật ma trận tiết kiệm khi không có những ràng buộc về công suất chuyên chở của phương tiện trong kế hoạch phân phối. Điểm bất lợi của phương pháp này là tốn thời gian lập kế hoạch phân phối khi có nhiều ràng buộc liên quan. Kỹ thuật này được sử dụng tốt nhất khi có giới hạn các ràng buộc về công suất vận chuyển hay tổng thời gian trên lộ trình vận chuyển.
3. Nguồn phân phối
Việc phân phối sản phẩm đến khách hàng được thực hiện từ hai nguồn:
+ Địa điểm lẻ dùng cho sản phẩm.
+ Trung tâm phân phối.
Địa điểm lẻ dùng cho sản phẩm như nhà máy, nhà kho. . . có sản phẩm đơn hay danh mục sản phẩm liên quan sẵn sàng phân phối. Phương tiện này là thích hợp khi dự báo được nhu cầu sản phẩm có mức cao; phân phối duy nhất cho nhiều địa điểm nhận số lượng lớn sản phẩm bằng phương tiện vận chuyển có tải trọng lớn. Điều này đem lại nhiều lợi ích tính kinh tế nhờ sử dụng hiệu quả phương tiện vận chuyển .
Trung tâm phân phối là nơi tồn trữ, xuất- nhập khối lượng lớn sản phẩm bằng phương tiện vận chuyển có tải trọng lớn đến từ nhiều địa điểm khác nhau. Khi vị trí nhà cung cấp xa khách hàng thì việc sử dụng trung tâm phân phối có tính kinh tế cao do rút ngắn khoảng cách vận chuyển, và tồn trữ khối lượng lớn sản phẩm gần địa điểm với khách hàng -người sử dụng cuối.
Trung tâm phân phối là nơi tồn trữ sản phẩm hay sử dụng duy nhất cho Cross-docking. Cross-docking là kỹ thuật được Wal–Mart áp dụng lần đầu tiên. Trung tâm phân phối sử dụng Cross-docking mang lại nhiều lợi ích. Thứ nhất, dòng vận chuyển sản phẩm trong chuỗi cung ứng nhanh hơn do có sự hỗ trợ hàng tồn kho. Thứ hai, chí phí tồn trữ ít tốn kém do sản phẩm sử dụng nhanh mà không lưu vào kho. Tuy nhiên, kỹ thuật Cross-docking yêu cầu về mức độ hợp tác chặc chẽ giữa xuất và nhập sản phẩm là rất cao.
9 Th12 2020
8 Th12 2020
8 Th12 2020
8 Th12 2020
8 Th12 2020
9 Th12 2020