1. Bài toán nhân lực khi triển khai ERP
“Chúng tôi là một doanh nghiệp sản xuất đang có kế hoạch triển khai ERP, chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề con người. Trong điều kiện xa trung tâm thành phố, nhân sự công nghệ thông tin mỏng, trình độ công nghệ hạn chế, liệu chúng tôi có thể triển khai được hệ thống ERP không? Quá trình duy trì hệ thống sau khi nghiệm thu dự án chúng tôi có cần và có thể lựa chọn phương pháp thuê nhân công bên ngoài vận hành không? Có những nhược điểm và cách khắc phục nào trong trường hợp thiếu nhân sự công nghệ thông tin khi triển khai dự án ERP?”. Nguyễn Huy Sáu, An Giang.
Bài học 1: Trong việc triển khai ERP, nhân sự đóng một vai trò rất quan trọng trong sự thành công của dự án. Ở đây, doanh nghiệp nên chia lực lượng ra làm hai nhóm chính: nhóm nghiệp vụ và nhóm kỹ thuật.
– Nhóm nghiệp vụ bao gồm những người sử dụng là các cán bộ tác nghiệp hàng ngày, thuộc các phòng ban chức năng như kế toán – tài chính, kế hoạch, cung ứng vật tư, bán hàng, bộ phận sản xuất. Nhóm này sẽ tham dự triển khai hệ thống ERP như những người sử dụng cuối cùng khi vận hành hệ thống. Những công việc chính có thể chỉ ra như: đưa ra các yêu cầu nghiệp vụ, cùng xây dựng quy trình nghiệp vụ với đơn vị triển khai, kiểm tra tính đúng đắn và thao tác, vận hành hệ thống.
– Nhóm kỹ thuật bao gồm các cán bộ nhân viên thuộc bộ phận phụ trách về công nghệ thông tin. Nhóm này sẽ tham dự triển khai hệ thống ERP với chức năng hỗ trợ cho nhóm nghiệp vụ và đơn vị triển khai về kỹ thuật như hệ thống máy chủ, hạ tầng mạng, cài đặt hệ thống, thực hiện các công việc chuyên môn về quản trị hệ thống (sao lưu, dự phòng, phân quyền…).
Bài học 2. Người quản trị dự án (Project Manager)
Chọn một nhân vật chính trong số những người sử dụng, đào tạo họ thành người quản trị dự án. Tham khảo thêm “A Guide to the Project Management Body of Knowledge (PMBOK)”, published by the Project Management Institute, ISBN: 1880410222.
Bài học 3. Sự chính xác của số liệu (Data Accuracy)
Các dữ liệu nhập vào hệ thống mới cần đảm bảo độ chính xác.
Bài học 4. Sự quyết tâm của lãnh đạo cấp cao (Top Management Support)
Sự quyết liệt của cấp lãnh đạo cao nhất là nền tảng để đảm bảo thành công của hệ thống.
Bài học 5. Chuyển đổi và cập nhật dữ liệu (Converting and Loading Data)
Có kế hoạch về nguồn lực và thời gian cập nhật dữ liệu để đảm bảo dự án được triển khai đúng tiến độ.
Bài học 6. Chạy thử và đánh giá (Start-Up Using the Pilot Approach)
Dùng thử là cách tốt nhất và hiệu quả nhất để phát hiện các bất cập và đưa ra yêu cầu điều chỉnh, sửa đổi và hoàn thiện.
Bài học 7. Người quản trị hệ thống (System Administrator)
Người quản trị hệ thống cần có khả năng và trình độ phù hợp để vận hành, bảo trì và nâng cấp sau này.
2 . ERP trong ngành dệt may
Dệt may với đặc thù quản lý sản xuất riêng của mình luôn đòi hỏi giải pháp ERP có những tính năng linh hoạt giúp ứng dụng thuận lợi mô hình này vào thực tiễn.
Nhận diện bài toán của ngành
Dệt may là một ngành sản xuất khá đặc thù thường kéo dài trên rất nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn lại có quy trình sản xuất riêng, phức tạp và có nhiều quy trình sản xuất con. Trong khi đó, việc sản xuất lại phục vụ cho nhiều tiêu thức như: gia công theo đơn đặt hàng hay sản xuất tự tiêu thụ. Mỗi phương thức lại có những khác biệt về việc theo dõi bán hàng, cung ứng nguyên phụ liệu cũng như các phân tích quản trị khác liên quan đến điều độ sản xuất.
Ngoài ra, việc triển khai ERP trong dệt may còn phải tính đến các vấn đề cốt yếu như: kết nối với hệ thống CAD/CAM, bài toán cân đối và điều hành dây chuyền may; sự đa dạng của sản phẩm (với các tiêu thức như kích cỡ, màu, mẫu mã luôn thay đổi).
Như vậy, ngoài những tính năng chung, một giải pháp ERP hoàn hảo cho ngành dệt may cần phải tính đến những tính năng và tiện ích riêng để phù hợp với các đặc thù của ngành này.
Nhận diện giải pháp
Một giải pháp ERP được coi là đầy đủ cho ngành dệt may cần đáp ứng tối thiểu các tiêu chí sau:
- Tính linh hoạt: Quản lý nguyên phụ liệu dệt may rất đa dạng và phức tạp. Ngoài kích cỡ, màu, doanh nghiệp còn phải quản lý theo các tiêu thức khác như mẫu mã, hoa văn trên sản phẩm, các cách phối màu, độ co dãn của vải, độ dài của sợi bông… Do vậy, hệ thống quản lý phải linh hoạt để đáp ứng được các phân tích về tồn kho phục vụ sản suất cũng như bán hàng.
- Tốc độ xử lý và nhập liệu phải nhanh: Trong dệt may, do số lượng danh điểm trong quản lý sản xuất là rất lớn và cần lưu trữ để phục vụ phân tích thống kê nên việc quản lý danh điểm ngoài yêu cầu đáp ứng theo dõi nguyên phụ liệu, phải đảm bảo tốc độ xử lý, thời gian nhập liệu nhanh, thuận tiện trong kiểm soát danh điểm. Đây là một trong những yếu tố quyết định hệ thống ERP dùng được hay không cho ngành dệt may.
- Tích hợp với hệ thống CAD/CAM: Đặc điểm của dệt may là ứng dụng hệ thống CAD/CAM trong thiết kế mẫu mã. Việc tích hợp giữa hai hệ thống CAD/CAM và ERP sẽ mang lại hiệu quả cao. Các kết quả mang lại có thể giúp tính toán giá thành thiết kế ngay từ khi sản phẩm còn trên bản vẽ. Từng chi tiết của sản phẩm ứng với màu, chất liệu vải, nếp gấp… được tính toán tự động trên phần mềm thiết kế sẽ được cập nhật vào suất tiêu hao nguyên phụ liệu trong BOM của hệ thống ERP kết hợp với tập hợp chi phí thực gần nhất để tính giá thành thiết kế. Số liệu giá thành này được cập nhật ngược lại phòng thiết kế để giúp bộ phận này có thêm chỉ tiêu giá thành khi thiết kế sản phẩm. Việc kết nối này cũng cho phép cán bộ kinh doanh tính toán nhanh chi tiết giá thành chào hàng trong quá trình đàm phán chuẩn bị nhận đơn hàng gia công mới.
Ngoài ra, tích hợp CAD/CAM, đồng thời ứng dụng công nghệ quét sản phẩm, sẽ cho phép hệ thống ERP cập nhật trực tuyến các công việc đã hoàn thành trên từng công đoạn, từ đó hỗ trợ điều độ sản xuất phân xưởng chính xác. Đây cũng là một điểm nóng của các doanh nghiệp dệt may nhằm tăng hiệu quả điều hành sản xuất, cũng như giúp có thông tin cho bài toán lương khi điều động nhân công trên dây chuyền may.
Các vấn đề khác
Ngoài các tiêu chí cơ bản trên, nếu là một doanh nghiệp dệt may sản xuất tiêu thụ, đặc biệt là tiêu thụ nội địa thì giải pháp ERP cần phải có tính năng quản lý hệ thống bán hàng, thường rất phức tạp. Thông thường các công ty dệt may bán hàng qua hệ thống kênh phân phối, siêu thị hoặc qua các chuỗi cửa hàng. Chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hệ thống quản lý bán hàng có đủ mạnh hay không là khả năng tập hợp được trạng thái tiêu thụ, doanh thu bán hàng, trạng thái tồn kho sản phẩm cũng như các dự báo tiêu thụ để phục vụ cho điều động hàng, điều chỉnh sản lượng sản xuất cũng như quyết định các chương trình khuyến mãi hay bán giảm giá. Việc theo dõi này cũng phải được phân tích tương ứng với đặc điểm đa dạng về mẫu mã, kích cỡ, màu như đã phân tích ở trên.
Khi ứng dụng ERP, các doanh nghiệp dệt may cũng cần chú ý để khai thác thật tốt bài toán giá thành mà hệ thống ERP thường rất mạnh. Hệ thống phải tính được giá thành hoàn nguyên ứng đến từng công đoạn chi tiết trên toàn bộ dây chuyền, cho phép xử lý linh hoạt việc tại mỗi công đoạn (như tính toán giá thành trước sản xuất, giá thành kế hoạch, giá thành phân xưởng…).
24 Th12 2020
24 Th12 2020
25 Th12 2020
24 Th12 2020
24 Th12 2020
24 Th12 2020