Hàng hóa công cộng

1. PHÂN LOẠI HÀNG HÓA

Nguồn lực tự nhiên cung cấp một số hàng hóa như: những con sông, ngọn núi, bãi biển và đại dương. Chính phủ cung cấp những dịch vụ như: sân chơi, công viên và khu vui chơi. Trong mỗi trường hợp người ta không phải trả chi phí khi họ chọn để có được lợi ích của hàng hóa.

Hầu hết hàng hóa trong nền kinh tế của chúng ta được phân phối ở những thị trường, nơi những người mua trả tiền cho cái họ nhận và những người bán nhận được tiền cho những thứ họ cung cấp. Đối với những loại hàng hóa này, giá là dấu hiệu để hướng dẫn cho việc ra quyết định của người mua và người bán. Tuy nhiên, khi có hàng hóa miễn phí, những ép buộc của thị trường làm cho việc phân phối những nguồn tài nguyên trong nền kinh tế của chúng ta bị thiếu hụt.

Vấn đề đặt ra là: thị trường phải hoạt động như thế nào trong việc cung cấp hàng hóa những thứ mà người ta muốn? Trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào loại hàng hóa được xem xét. Như chúng ta đã thảo luận trong chương 2, chúng ta có thể dựa vào thị trường để cung cấp số lượng bánh kem hiệu quả, giá của bánh kem điều chỉnh cân đối cung và cầu và sự cân bằng này cực đại hóa thặng dư người tiêu dùng và nhà sản xuất. Tuy nhiên, như chúng ta đã bàn luận trước đây, chúng ta không thể dựa vào thị trường để ngăn cản các nhà sản xuất nhôm khỏi ô nhiễm không khí mà chúng ta đang thở. Người mua và người bán ở một thị trường điển hình không quan tâm đến những ảnh hưởng bên ngoài của những quyết định của họ. Do vậy, những thị trường hoạt động tốt khi hàng hóa đó là bánh kem và nó hoạt động tồi tệ khi hàng hóa đó là không khí trong lành.

Khi nghiên cứu về những hàng hóa khác nhau trong nền kinh tế, thật là hữu hiệu khi phân loại chúng theo hai đặc tính sau:

–     Có phải là hàng hóa loại trừ không? Người khác có bị ngăn cản sử dụng hàng hóa không?

–     Có phải là hàng hóa công cộng không? Có phải sử dụng hàng hóa của một người này làm giảm sự thưởng thức của người khác về hàng hóa đó không?

Sử dụng hai đặc điểm này, biểu đồ dưới đây phân chia hàng hóa thành 4 loại:

Hàng hóa cá nhân

Hàng hóa cá nhân là bao gồm cả “hàng hóa cạnh tranh và hàng hóa loại trừ”, chẳng hạn như xem xét một cái bánh kem. Một bánh kem là hàng hóa loại trừ bởi vì không ai có thể ngăn cản bạn cho một người khác thưởng thức. Một bánh kem là loại hàng hóa cạnh tranh bởi vì nếu một người ăn bánh kem này thì người khác không thể ăn nó nữa. Hầu hết hàng hóa trong nền kinh tế là hàng hóa cá nhân như những bánh kem. Khi chúng ta phân tích cung và cầu và tính hiệu quả của thị trường, chúng ta giả thiết đơn giản rằng hàng hóa bao gồm cả loại trừ và cạnh tranh.

Hàng hóa công cộng

Những hàng hóa công cộng không phải hàng hóa loại trừ hay cạnh tranh. Đó là người ta không thể bị ngăn cản được việc sử dụng hàng hóa công cộng và sự thưởng thức của một người này về hàng hóa công cộng không làm giảm đi sự thưởng thức của người khác về hàng hóa đó. Chẳng hạn như, quốc phòng là một hàng hóa công cộng. Một khi quốc gia được bảo vệ khỏi giặc ngoại xâm, nó không thể ngăn cản bất kỳ cá nhân nào khỏi việc tham gia vào lợi ích của quốc phòng. Hơn nữa, khi một người quan tâm đến lợi ích quốc phòng, thì anh ta không làm giảm lợi ích của người khác.

Tài nguyên chung

Những nguồn tài nguyên chung là hàng hóa cạnh tranh nhưng không phải là loại trừ. Chẳng hạn như, cá ở đại dương là một hàng hóa cạnh tranh. Khi một người bắt cá, sẽ có ít cá hơn cho người khác đánh bắt. Tuy nhiên, nó cũng là hàng hóa loại trừ bởi vì khó có thể ngăn cản người đánh cá khi họ đánh bắt cá.

Độc quyền tự nhiên

Khi một hàng hóa là loại trừ nhưng không phải là cạnh tranh, nó là một ví dụ của hàng hóa độc quyền tự nhiên. Hãy xem xét việc chống cháy trong một thị trấn nhỏ, bộ phận phòng chống cháy có thể chỉ dập tắt lửa nhà đang cháy. Tuy nhiên, việc phòng chống cháy không phải là hàng hóa cạnh tranh. Các đội chống cháy tốn nhiều thời gian chờ đợi một đám cháy, vì vậy bảo vệ một thêm ngôi nhà thì không thể giảm đi sự bảo vệ sẵn có cho các ngôi nhà khác. Nói cách khác, một lần một thị trấn phải trả cho cục phòng cháy chữa cháy một chi phí phụ thêm cho việc bảo vệ thêm một ngôi nhà nhỏ. Trong chương 7, chúng ta cho một định nghĩa đầy đủ hơn về độc quyền tự nhiên và nghiên cứu chúng khá chi tiết.

Trong chương này chúng ta xem xét hàng hóa không phải là hàng hóa loại trừ và vì vậy nó có sẵn cho mọi người và miễn phí: những hàng hóa công cộng và những nguồn tài nguyên chung. Như chúng ta đã thấy, chủ đề này có liên hệ rất gần với việc nghiên cứu những yếu tố bên ngoài. Đối với cả những hàng hóa công cộng và những nguồn tài nguyên chung, những yếu tố bên ngoài phát sinh bởi vì một phần giá trị không có giá đính kèm. Nếu một người đã cung cấp hàng hóa công cộng, như quốc phòng, thì người khác sẽ được hưởng sự yên bình và dĩ nhiên họ không thể bị tính tiền cho những lợi ích này. Một cách đơn giản khi một người dùng nguồn tài nguyên chung, như cá ở đại dương, lợi ích người khác sẽ giảm đi và dĩ nhiên là họ không được bồi thường cho mất mát này. Vì những ảnh hưởng bên ngoài này, những quyết định cá nhân về sản xuất và tiêu thụ có thể dẫn đến phân bổ không hiệu quả những nguồn tài nguyên và sự can thiệp của chính phủ có thể cải thiện hiệu quả thị trường và nền kinh tế.

2. HÀNG HÓA CÔNG CỘNG

Để hiểu được những hàng hóa công cộng khác và những vấn đề nảy sinh đối với xã hội, chúng ta hãy xem xét một ví dụ: lễ hội hoa đăng. Đây không phải là hàng hóa loại trừ bởi vì nó không thể ngăn cản người nào đó xem hội hoa đăng và nó không phải là hàng hóa cạnh tranh bởi vì sự thưởng thức hội hoa đăng của người này không làm giảm đi thưởng thức bất kỳ ai khác.

Hàng hóa miễn phí

Những cư dân của thị trấn Hội An, thích xem “hội hoa đăng” vào ngày tết nguyên tiêu. Mỗi một cư dân trong số 5 nghìn cư dân ở thị trấn trả một phí 2 nghìn đồng cho mỗi lần xem. Chi phí của hội hoa đăng là 5 triệu đồng. Vì thế, 10 triệu đồng doanh thu vượt quá 5 triệu đồng chi phí. Thật là hiệu quả cho cư dân thị trấn Hội An xem hội hoa đăng vào ngày tết nguyên tiêu.

Thị trường tư nhân có đem lại kết quả hiệu quả không? Có thể không. Hãy tưởng tượng rằng một chủ doanh nghiệp tư nhân ở thị trấn Hội An, đã quyết định tổ chức hội hoa đăng.

Doanh nghiệp chắc chắn sẽ gặp rắc rối trong việc bán vé cho sự kiện này bởi vì những khách hàng tiềm năng sẽ nhanh chóng nhận ra rằng họ có thể xem hội hoa đăng mà không cần có vé. Hoa đăng là hàng hóa loại trừ. Vì vậy, người ta có một động cơ là người tiêu dùng miễn phí, là người nhận được lợi ích của hàng hóa mà không trả tiền.

Một cách để xem sự thất bại của thị trường này là phát sinh do những yếu tố bên ngoài. Nếu doanh nghiệp tổ chức hội hoa đăng, chúng ta sẽ bàn luận một yếu tố lợi ích bên ngoài về những thứ mà người xem không phải trả tiền. Khi quyết định tổ chức hội hoa đăng, thì doanh nghiệp bỏ qua những lợi ích bên ngoài này. Ngay cả khi hội hoa đăng được sự mong đợi của xã hội, đó không phải là lợi nhuận cho cá nhân. Kết quả là, doanh nghiệp đã quyết định là không tổ chức hội hoa đăng.

Mặc dù thị trường tư nhân không tổ chức hội hoa đăng theo yêu cầu của người dân thị trấn Hội An, giải pháp cho vấn đề thị trấn Hội An rõ ràng là: chính quyền địa phương có thể hỗ trợ cho ngày hội này. Chính quyền địa phương có thể hỗ trợ và thuê một doanh nghiệp chủ trì tổ chức hội hoa đăng. Mọi người trong thị trấn đều được thưởng thức ngày hội và doanh nghiệp có thể giúp thị trấn Hội An đạt được kết quả thay vì hành động cá nhân như một doanh nghiệp.

Câu chuyện về thị trấn Hội An được đơn giản hóa, nhưng đó cũng là điều thực tế. Hơn nữa câu chuyện chỉ ra một bài học chung về hàng hóa công cộng là không phải là hàng hóa loại trừ, những vấn đề đối với hàng hóa công cộng khi mà thị trường tư nhân từ chối việc cung cấp hàng hóa này. Nếu chính phủ thấy rằng tổng lợi ích vượt quá chi phí có thể cung cấp hàng hóa công cộng và tài trợ bởi nguồn thuế hoặc ngân sách. Khi đó, chính phủ có biện pháp tác động và điều này đem lại lợi ích cho mọi người hơn.

Hàng hóa công cộng quan trọng

Có rất nhiều ví dụ về hàng hóa công cộng. Ở đây, chúng ta xem xét những ví dụ quan trọng nhất.

ª  Quốc phòng

Việc phòng thủ quốc gia khỏi ngoại xâm là một ví dụ cổ điển về hàng hóa công cộng. Đó cũng là một trong những loại hàng hóa tốn kém nhất. Người ta sẽ không đồng ý, nếu như số tiền này là quá nhỏ hoặc quá lớn, nhưng hầu hết đều cho rằng chi tiêu của chính phủ cho quốc phòng là cần thiết. Ngay cả các nhà kinh tế học hay những người ủng hộ chính phủ cũng đồng ý rằng quốc phòng là hàng hóa công cộng mà chính phủ nên cung cấp.

ª  Nghiên cứu cơ bản

Các phát kiến tri thức là hàng hóa công cộng. Nếu một nhà toán học chứng minh một định lý mới, định lý này đã góp phần cho vốn kiến thức cơ bản mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng mà không phải trả tiền. Bởi vì kiến thức là hàng hóa công cộng, các công ty tìm kiếm lợi nhuận có khuynh hướng miễn phí về những kiến thức được tạo ra bởi người khác và kết quả có quá ít nguồn lực cho việc nghiên cứu để tạo ra tri thức.

Trong việc đánh giá chính sách phù hợp theo việc tạo ra kiến thức, điều quan trọng để phân biệt kiến thức cơ bản với kiến thức ứng dụng, kiến thức công nghệ. Kiến thức ứng dụng, kiến thức công nghệ như sự phát minh ra pin tốt hơn có thể được cấp đặc quyền sáng chế. Nhà phát minh công hiến nhiều lợi ích trong việc phát minh, mặc dù chắc chắn là không phải mọi phát minh đều đem lại lợi ích. Ngược lại, một nhà toán học không thể có một đặc quyền về định lý, đó là kiến thức cơ bản và miễn phí cho mọi người. Nói cách khác, hệ thống đặc quyền sáng chế là kiến thức ứng dụng, công nghệ là hàng hóa loại trừ, thế nhưng kiến thức cơ bản không phải là hàng hóa loại trừ.

Chính phủ cố gắng cung cấp hàng hóa công cộng về kiến thức cơ bản theo nhiều cách. Các cơ quan chính phủ, như các viện y tế quốc gia, các viện khoa học quốc gia, hỗ trợ nghiên cứu cơ bản về thuốc, toán học, vật lý, hóa học, sinh học và ngay cả kinh tế học. Một vài người biện hộ chính phủ lập quỹ về chương trình không gian làm phát sinh chi phí thêm cho xã hội. Dĩ nhiên, nhiều loại hàng hóa cá nhân bao gồm áo chống đạn và trong những thức uống nhanh hiệu Tang, đã sử dụng những dược liệu được sử dụng lần đầu tiên bởi các nhà khoa học và kỹ sư trong nỗ lực đưa con người lên mặt trăng. Quyết định mức phù hợp đối với các ủng hộ chính phủ cho những nỗ lực này là khó khăn, bởi vì những lợi ích rất khó đo lường. Hơn thế nữa, các thành viên của quốc hội, những người thông qua ngân sách quốc gia thường có ít chuyên môn sâu về khoa học và vì thế thường không để chắc chắn được những lĩnh vực nghiên cứu nào sẽ mang lại những lợi ích lớn nhất.

ª  Đấu tranh với cái nghèo

Một số chương trình định hướng vào việc giúp đỡ người nghèo. Hệ thống phúc lợi cung cấp một khoản trợ cấp cho những gia đình nghèo. Tương tự như thế, chương trình hỗ trợ thực phẩm, hỗ trợ việc mua thực phẩm cho những người thu nhập thấp và nhiều chương trình nhà ở của chính phủ cho những người có thu nhập thấp. Những chương trình chống lại nghèo khổ được hỗ trợ về tài chính bằng những khoản thuế đối với các gia đình có thu nhập khá giả.

Các nhà kinh tế thường tranh luận về vai trò của chính phủ trong việc đấu tranh chống cái nghèo. Những người ủng hộ về chương trình chống nghèo cho rằng chống nghèo là một hàng hóa công cộng.

Giả sử rằng, mọi người mong muốn sống trong một xã hội không có nghèo đói. Thậm chí, điều mong muốn này rất mạnh mẽ và phổ biến rộng rãi, việc đấu tranh chống nghèo không phải là một “hàng hóa” đối với thị trường tư nhân. Các chương trình hỗ trợ người nghèo là việc làm nhân đạo của cá nhân và rất khó thúc đẩy trong việc giải quyết vấn đề này. Trong khi đó, những cá nhân được trợ cấp có thể dùng miễn phí theo sự rộng lượng của người khác. Trong trường hợp này, đánh thuế vào người giàu nhằm nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống cho người nghèo. Mọi người sẽ trở nên tốt hơn và khoản thuế sẽ góp phần làm cho mọi người sống trong một xã hội ít nghèo đói hơn.

Phân tích chi phí – lợi ích

Cho đến nay, chúng ta đã thấy rằng chính phủ cung cấp những hàng hóa công cộng bởi vì bản thân thị trường tư nhân sẽ không cung ứng một số lượng hiệu quả. Tuy nhiên, quyết định của chính phủ đóng một vai trò chỉ là bước đầu tiên. Sau đó, chính phủ phải quyết định những loại hàng hóa công cộng nào cần cung cấp và số lượng là bao nhiêu?

Giả sử rằng, chính phủ đang xem xét một dự án công cộng, như xây dựng một xa lộ mới. Muốn xây dựng xa lộ này, người ta phải so sánh tất cả những lợi ích cho tất cả những người sẽ sử dụng xa lộ đó để có được chi phí xây dựng và duy trì hoạt động của nó. Để quyết định, chính phủ có thể thuê một nhóm chuyên gia kinh tế và kỹ sư để hướng dẫn công việc này, gọi là phân tích chi phí – lợi ích, mục đích là đánh giá tổng chi phí và lợi ích của dự án đối với tổng thể xã hội.

Những chuyên gia phân tích chi phí – lợi ích làm một công việc khó khăn, bởi vì xa lộ này sẽ có sẵn miễn phí cho mọi người, không có giá để đánh giá được giá trị của xa lộ như hàng hóa công. Đơn giản hỏi ai đó họ sẽ đánh giá điều này ra sao, là không tin tưởng. Định lượng lợi ích bằng việc sử dụng bảng câu hỏi là rất khó và những người tham gia có ít động cơ để nói sự thật. Còn đối với những người sử dụng xa lộ thường có động cơ khuếch đại những lợi ích mà họ nhận được để chính phủ cho xây dựng xa lộ này. Còn đối với những người mà sẽ bị tổn hại do xa lộ có động cơ khuếch đại chi phí cho nó để tránh khỏi việc xây xa lộ này.

Do đó, việc cung cấp hiệu quả hàng hóa công cộng mang giá trị xác thực là khó khăn hơn những hàng hóa tư nhân cung ứng ở thị trường. Những người mua ở thị trường tư nhân tiết lộ giá trị mà họ đặt lên nó bằng giá cả mà họ sẵn lòng mua. Những người cung cấp xác định những chi phí theo đơn giá mà họ chấp nhận. Ngược lại, những chuyên gia phân tích chi phí – lợi ích không quan sát bất kỳ dấu hiệu về giá. Khi đánh giá, liệu chính phủ nên cung cấp hàng hóa công cộng hay không? Khi đó, công việc tìm kiếm về chi phí và lợi ích của những dự án công là những tính toán được tiên lượng là tốt nhất.

3. TÀI NGUYÊN CHUNG

Các nguồn lực phổ biến, như hàng hóa công, không phải là hàng hóa loại trừ: chúng có sẵn miễn phí cho bất cứ ai sử dụng. Tuy nhiên, các tài nguyên chung là hàng hóa cạnh tranh: một người khác sử dụng nguồn lực chung này sẽ làm giảm sự sử dụng của người khác về hàng hóa đó. Vì vậy, các nguồn lực chung làm nảy sinh ra những vấn đề mới. Một khi hàng hóa được cung cấp, những người xây dựng chính sách cần phải quan tâm nó được sử dụng bao nhiêu. Vấn đề này được hiểu tốt nhất từ truyện ngụ ngôn cổ điển có tên gọi “Bi kịch của nguồn tài nguyên chung”.

Bi kịch của nguồn tài nguyên chung

Xem xét cuộc sống ở một thị trấn nhỏ thời trung cổ, gồm có rất nhiều hoạt động kinh tế xảy ra trong thị trấn, một trong những hoạt động quan trọng là chăn cừu. Nhiều gia đình trong thị trấn có đàn cừu riêng và tự cung cấp bằng cách bán len cừu, được sử dụng để sản xuất quần áo.

Khi câu chuyện bắt đầu, cừu ăn cỏ trên khu đất quanh thị trấn và đồng cỏ là tài nguyên chung, được gọi là Green Field. Không gia đình nào sở đồng cỏ này. Thay vào đó, những cư dân ở thị trấn được phép cho cừu ăn cỏ trên đó. Sở hữu công cộng hoạt động tốt bởi vì đồng cỏ rất rộng lớn. Green Field không phải là một hàng hóa cạnh tranh và cho phép cừu của các cư dân ăn cỏ miễn phí, không có vấn đề nào xảy ra. Mọi người trong thị trấn hạnh phúc.

Khi thời gian trôi dần qua, dân số của thị trấn tăng lên, cũng như số lượng cừu cũng tăng lên ở Green Field. Với việc gia tăng số lượng cừu trong khi đồng cỏ là cố định và đồng cỏ bị cừu ăn trầm trọng đến nỗi trở nên khô cằn. Khi không còn cỏ ở Green Field, thì việc nuôi cừu là không thể và nền công nghiệp len thịnh vượng của thị trấn bị biến mất. Nhiều gia đình mất nguồn thu nhập của họ.

Điều gì gây ra bi kịch này? Tại sao người chăn cừu cho phép đàn cừu tăng trưởng quá lớn đến nỗi nó phá hủy đồng cỏ Green Field? Lý do là từ những động cơ xã hội và cá nhân khác nhau. Tránh sự tàn phá cho những đồng cỏ phụ thuộc vào hành động tập thể của các gia đình chăn cừu. Nếu các gia đình chăn cừu phối hợp với nhau, họ có có thể giảm số lượng cừu đến một mức độ mà đồng cỏ Green Field có thể đáp ứng. Tuy nhiên, không có một gia đình nào có động cơ để giảm lượng đàn cừu của họ, bởi vì mỗi một đàn cừu chỉ đại diện một phần nhỏ của vấn đề.

Về cơ bản, bi kịch của những nguồn tài nguyên chung đang gia tăng là do các ngoại ứng. Khi đàn cừu của hộ gia đình ăn cỏ trên vùng đất chung, nó giảm chất lượng của đồng cỏ có sẵn cho các gia đình khác. Bởi vì người ta lờ đi đối với ngoại ứng tiêu cực khi quyết định nên sở hữu bao nhiêu con cừu, kết quả là đàn cừu càng gia tăng thêm.

Nếu bi kịch này đã thấy trước, thị trấn này có thể giải quyết vấn đề theo nhiều hướng. Họ có thể là đưa ra quyết định số lượng cừu trong đàn cừu của mỗi gia đình. Kiềm chế ngoại ứng bằng cách đánh thuế cừu hay bán đấu giá một số lượng đồng cỏ trong giới hạn cho phép. Thị trấn thời trung cổ có thể đã giải quyết những vấn đề đối với nhiều loài ăn cỏ theo cách mà xã hội hiện đại giải quyết vấn đề dân số.

Tuy nhiên, trong trường hợp Green Field có một giải pháp đơn giản hơn. Thị trấn có thể chia đất giữa các gia đình trong thị trấn, mỗi gia đình có thể kèm theo một lô đất với hàng rào và sau đó bảo vệ đàn cừu khác ăn cỏ. Bằng cách này, đất đai trở thành một hàng hóa cá nhân hơn là một nguồn tài nguyên chung. Kết quả này sự thật đã xảy ra suốt cuộc cách mạng rào lại đất ở Anh vào thế kỷ XVII.

Bi kịch của nguồn tài nguyên chung là một câu chuyện với một bài học chung khi một người sử dụng một nguồn tài nguyên chung, anh ta làm giảm dần lợi ích của người khác về loại hàng hóa đó. Vì những ngoại ứng tiêu cực này, những nguồn tài nguyên chung có khuynh hướng bị sử dụng quá nhiều.

Chính phủ có thể giải quyết vấn đề này bằng cách giảm bớt sử dụng nguồn tài nguyên chung bởi qui định hay thuế. Không theo quy ước nào, chính phủ đôi khi có thể chuyển nguồn lực tài nguyên chung sang hàng hóa cá nhân.

Bài học này đã được biết từ hàng ngàn năm nay: “cái gì chung cho nhiều người sẽ tối thiểu sự quan tâm về nó, họ sẽ quan tâm nhiều hơn cái của chính họ so với cái họ sở hữu chung với người khác”.

Một số nguồn tài nguyên chung quan trọng

Có rất nhiều ví dụ về nguồn tài nguyên chung. Trong hầu hết tất cả các trường hợp, những vấn đề tương tự phát sinh như trong bi kịch của nguồn tài nguyên chung. Những người ra quyết định cá nhân sử dụng nguồn tài nguyên chung quá nhiều. Chính phủ thường qui định về hành vi hay thu phí nhằm làm giảm thiểu vấn đề lạm dụng đối với tài nguyên dùng chung.

ª  Nước và không khí trong lành

Như chúng ta đã đề cập, những thị trường không thích hợp bảo vệ môi trường. Sự ô nhiễm là một ngoại ứng tiêu cực mà có thể bị ràng buộc với những qui định hay với khoản thuế Pigovian trên hoạt động ô nhiễm. Một khiếm khuyết của thị trường có thể được nhìn thấy như một ví dụ của vấn đề nguồn tài nguyên chung. Nước sạch và không khí trong lành là những nguồn tài nguyên chung như một đồng cỏ và ô nhiễm càng gia tăng giống như cừu ăn cỏ quá mức. Sự xuống cấp môi trường là một bi kịch thời kỳ hiện đại.

ª  Những bể dầu

Xem xét một vùng đất phía dưới là một bể dầu lớn, nằm trên vùng đất của nhiều người chủ khác nhau. Đến nỗi mà bất kỳ người chủ nào cũng có thể khoan và chiết dầu, nhưng khi một người chủ chiết dầu, dầu sẽ ít hơn cho người chủ khác. Dầu là một nguồn tài nguyên chung.

Cũng giống như đồng cỏ cho cừu ở Green Field, số lượng các giếng khoan từ các bể dầu sẽ lớn nhưng không hiệu quả. Bởi vì mỗi ông chủ khoan một cái giếng mang đến một ngoại ứng tiêu cực cho những người chủ khác, lợi ích cho một xã hội về khoan một giếng dầu sẽ ít hơn lợi ích cho ông chủ khoan giếng đó. Đó là, khoan một giếng dầu có thể là mang lại lợi ích cho cá nhân ngay cả khi việc đó xã hội không mong muốn. Nếu các ông chủ ra quyết định cá nhân rằng có bao nhiêu giếng dầu cần khoan, họ sẽ khoan rất nhiều.

Để chắc chắn rằng dầu được chiết xuất ở mức chi phí thấp nhất vài loại hoạt động liên kết giữa các ông chủ là cần thiết để giải quyết vấn đề nguồn tài nguyên chung. Định lý Coase mà chúng ta đã bàn bạc trong trước đây, gợi ý rằng một giải pháp cá nhân là có thể. Các giới chủ có thể đạt được một thỏa thuận giữa họ về làm cách nào để chiết dầu và phân chia lợi nhuận. Về cơ bản, các ông chủ sẽ hành động chung, sau đó họ kinh doanh riêng.

Tuy nhiên, khi có vài ông chủ thì một giải pháp cá nhân là khó khăn hơn. Trong trường hợp này, qui định của chính phủ là cần thiết nhằm đảm bảo cho việc khai thác dầu hiệu quả.

ª  Những con đường bị tắc nghẽn

Những con đường có thể là một hàng hóa công cộng hay nguồn tài nguyên chung. Nếu một con đường không bị tắc nghẽn, việc sử dụng của một người này không ảnh hưởng đến bất kỳ người nào khác. Trong trường hợp này, việc sử dụng không phải là hàng hóa cạnh tranh, những con đường này là một hàng hóa công cộng. Tuy nhiên, nếu nó là một con đường bị tắc nghẽn, thì việc sử dụng con đường mang lại một ngoại ứng tiêu cực. Khi một người chạy xe trên con đường đó, nó trở nên đông đúc hơn và người khác phải lái xe chậm lại hơn. Trong trường hợp này, con đường này là nguồn tài nguyên chung.

Một hướng để cho chính phủ xác định được vấn đề của việc tắc nghẽn giao thông là tính tiền cho những người lái xe. Một khoản lệ phí cầu đường, về cơ bản, một khoản thuế Pigovian về ngoại ứng của sự tắc nghẽn. Thông thường như trong trường hợp của các con đường, lệ phí cầu đường không phải là giải pháp thực tế bởi vì chi phí cho việc thu phí là quá cao.

Thỉnh thoảng, việc tắc nghẽn giao thông chỉ tập trung vào giờ cao điểm trong ngày. Nếu một cây cầu đi lại nhiều trong thời gian cao điểm, khi đó ngoại ứng do tắc nghẽn là lớn hơn so với các thời điểm khác trong ngày. Một hướng hiệu quả để giải quyết vấn đề này là thu lệ phí cầu đường cao hơn trong giờ cao điểm. Lệ phí này là một động cơ cho tài xế để thay đổi kế hoạch của họ và giảm đi lượng lưu thông khi nguy cơ tắc nghẽn giao thông là lớn nhất.

Một chính sách khác đối với vấn đề tắc nghẽn giao thông, được thảo luận trong nghiên cứu tình huống trong phần trước, là đánh thuế lên xăng dầu. Xăng dầu là hàng hóa bổ sung để chạy xe: sự gia tăng về giá xăng dầu có khuynh hướng giảm số lượng xe lưu thông. Vì thế, đánh thuế xăng dầu làm giảm tình trạng tắc nghẽn.

Tuy nhiên, thuế xăng dầu là một giải pháp chưa hoàn hảo cho việc giải quyết tắc nghẽn đường phố. Vấn đề là thuế xăng dầu ảnh hưởng đến các quyết định khác không liên quan đến lưu lượng xe lưu thông trên những con đường tắc nghẽn, ngay cả khi không có ngoại ứng tắc nghẽn trên những con đường này.

ª  Cá, cá voi và những động vật hoang dã khác

Rất nhiều động vật là nguồn tài nguyên chung. Chẳng hạn, cá hay cá voi có giá trị thương mại và bất kỳ ai đi biển và bắt bất kỳ thứ gì có sẵn. Mọi người ít có động cơ để duy trì tài nguyên biển cho năm tới. Giống như đàn cừu gia tăng có thể phá hủy thị trấn Green Field, việc đánh bắt cá và cá voi quá mức có thể phá hủy nguồn tài nguyên biển có giá trị thương mại.

Đại dương vẫn là một trong những nguồn tài nguyên chung được qui định ít nhất. Hai vấn đề cản trở cho một giải pháp dễ dàng. Thứ nhất, nhiều quốc gia có thể tiếp cận đại dương. Vì vậy, bất kỳ giải pháp nào sẽ yêu cầu sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia mà giữ những giá trị khác nhau. Thứ hai, bởi vì các đại dương là quá rộng lớn, thúc đẩy bất kỳ thỏa thuận nào là rất khó khăn. Kết quả là, quyền được đánh bắt cá đối với nguồn tài nguyên thường dẫn đến sự tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia.

Hầu hết, các quốc gia đều ban hành các luật nhằm mục đích bảo vệ cá và các loài động vật hoang dã khác. Chẳng hạn, chính phủ đánh thuế việc đánh bắt cá và cấp giấy phép săn bắn, yêu cầu thả những con cá nhỏ và những người đi săn chỉ có thể bắn số lượng động vật giới hạn. Tất cả các luật này nhằm giảm sử dụng các nguồn tài nguyên chung và giúp duy trì số lượng chủng loại động vật.

Sự quan trọng của quyền sở hữu

Chúng ta đã xem xét “vài loại hàng hóa” mà thị trường cung cấp không phù hợp. Thị trường không chắc rằng không khí chúng ta đang thở là trong lành, hay quốc gia của chúng ta được bảo vệ khỏi giặc ngoại xâm. Thay vì vậy, xã hội dựa vào chính phủ để bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Mặc dầu, những vấn đề chúng ta đã xem xét các vấn đề phát sinh trong những thị trường khác nhau nhưng chúng liên quan đến một vấn đề chung, đó là thị trường không thể phân chia các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả bởi vì quyền sở hữu không được thiết lập tốt. Đó là một vài vật có giá trị không có người chủ có quyền hợp pháp để kiểm tra nó. Chẳng hạn, không có ai nghi ngờ rằng “hàng hóa” như không khí trong lành hay quốc phòng là giá trị, không có ai có quyền đính kèm giá lên đó và lợi nhuận của nó. Một nhà máy làm ô nhiễm quá nhiều bởi vì không ai phạt nhà máy vì ô nhiễm mà nó thải ra. Thị trường không cung cấp quốc phòng bởi vì không ai có thể phạt những người mà họ được phòng thủ cho lợi ích mà họ nhận được.

Khi thiếu quyền sở hữu gây nên khiếm khuyết thị trường, chính phủ có thể giải quyết vấn đề tiềm năng này. Đôi khi trong kinh doanh ô nhiễm cho phép, giải pháp của chính phủ là xác định quyền sở hữu và vì thế tháo gỡ những ràng buộc thị trường. Đôi khi, giới hạn trong những mùa săn bắn, giải pháp về giá chính phủ qui định hành vi của cá nhân. Cùng lúc đó, như trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng, giải pháp của chính phủ là cung cấp một hàng hóa mà thị trường không cung cấp. Trong tất cả các trường hợp, nếu chính sách được thiết lập tốt và triển khai tốt, nó có thể làm cho việc phân phối nguồn tài nguyên hiệu quả hơn và như thế gia tăng hiệu quả của nền kinh tế.