1. KHÁI NIỆM VỀ ĐỘ CO GIÃN
Để xem xét tầm quan trọng của việc đo lường độ nhạy của lượng cầu theo sự thay đổi giá. Chúng ta hãy xem xét mối quan hệ này thông qua đường cầu dưới đây.
Biểu đồ trên minh họa trường hợp một công ty muốn giảm giá để tăng lượng cầu. Khi đó, giá giảm (ΔP) từ P0 xuống P1 nhằm tăng lượng cầu (ΔQ) từ Q0 lên Q1. Vấn đề đặt ra là liệu ΔQ/ΔP có thể sử dụng làm đại lượng đo lường độ nhạy cảm này hay không? Để tìm kiếm câu trả lời, chúng ta hãy xem xét các vấn đề liên quan đến việc sử dụng:
– Đơn vị đo lường (sản lượng) khác nhau,
– Đơn vị tiền tệ (giá cả) khác nhau,
– So sánh độ nhạy các hàng hóa khác nhau.
Biểu đồ dưới đây minh họa đường cầu cà phê trong thành phố khi sử dụng đơn vị đo lường khác nhau. Dĩ nhiên, đơn vị giá cả (triệu đồng) không đổi. Nếu sử dụng đơn vị đo lường sản lượng khác nhau (tạ và tấn) thì đo lường ΔQ/ΔP sẽ cho các giá trị khác nhau. Đường cầu sử dụng đơn vị tạ cà phê sẽ nông hơn và đo lường ΔQ/ΔP sẽ lớn hơn so với đường cầu sử dụng đơn vị tấn cà phê.
Một trường hợp khác minh họa đường cầu xe máy khi sử dụng đơn vị tiền tệ khác nhau (chẳng hạn, triệu VND và nghìn USD) như minh họa dưới đây. Khi đó, đơn vị tiền tệ có tỷ giá thấp hơn (trong trường hợp này là triệu VND, bởi vì 1 nghìn USD tương đương với 15 triệu VND) sẽ có đường cầu dốc hơn và đo lường ΔQ/ΔP nhỏ hơn so với đơn vị tiền tệ có tỷ giá cao hơn.
Trong trường hợp này, ta có:
Cà phê: ΔQ/ΔP = 10 tấn cà phê/5 triệu VND = 2 tấn cà phê/triệu VND
Xe máy: ΔQ/ΔP = 10 nghìn chiếc/7 triệu VND = 1.28 nghìn chiếc/triệu VND
Kết quả ở trên không thể kết luận độ nhạy của cà phê cao hơn của xe máy, bởi không thể so sánh giá trị của hai đo lường khi có đơn vị tính khác nhau
Vì vậy, đo lường ΔQ/ΔP không thể sử dụng để đo lường độ nhạy của lượng cầu theo sự thay đổi giá. Để khắc phục những vấn đề trên, chúng ta cần xác định cách thức đo lường hoàn toàn độc lập với đơn vị đo lường của giá và lượng. Đo lường đó chính là độ co giãn.
2. ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU
Độ co giãn của cầu theo giá
Độ co giãn của cầu theo giá là đo lường thường được sử dụng phổ biến nhất, được xác định bằng “tỷ số phần trăm thay đổi lượng cầu theo phần trăm thay đổi giá”.
Độ co giãn của cầu theo giá đo lường độ nhạy cảm của lượng cầu theo sự thay đổi của giá cả hàng hóa. Lưu ý rằng độ co giãn của cầu theo giá luôn luôn biểu thị như là một số dương. Từ khi luật cầu cho biết quan hệ ngược chiều giữa giá và lượng cầu, vì vậy trong công thức đo lường độ co giãn của cầu theo giá luôn có giá trị tuyệt đối (giá trị tuyệt đối của số âm là một số dương).
Khi cầu co giãn, giá tăng lên 1% sẽ làm cho lượng cầu giảm hơn 1%. Nếu cầu là co giãn đơn vị thì 1% thay đổi về giá làm thay đổi 1% về lượng cầu. Trong khi đó, nếu cầu kém co giãn thì 1% thay đổi về giá làm cho lượng cầu thay đổi nhỏ hơn 1%. Lưu ý rằng quan hệ giữa giá và lượng cầu là quan hệ ngược chiều. Điều này có nghĩa là thay đổi tăng về giá làm thay đổi giảm về lượng cầu và ngược lại.
Chẳng hạn, giả sử chúng ta đo lường độ co giãn của cầu theo giá của một hàng hóa cụ thể nào đó là bằng 2. Trong trường hợp này, chúng ta có thể nói rằng cầu là co giãn và nếu như giá tăng lên 1% thì cầu sẽ giảm 2%.
Giả sử, chúng ta đo lường độ co giãn của cầu theo giá từ dữ liệu biểu cầu sau:
Một cách khác có thể xác định độ co giãn thông qua hàm cầu: QD = 25 – P như sau: P = 25 − Q D ⇒ P’ (Q D ) = −1 . Thế giá trị P’(QD) vào công thức trên, độ co giãn của cầu theo giá tại các điểm cho cùng kết quả như ở trên.
Một trường hợp đặc biệt đó là đường cầu co giãn hoàn toàn như biểu đồ minh họa bên dưới. Cầu co giãn hoàn toàn chỉ là trường hợp đặc biệt và khi đó đường cầu có dạng nằm ngang song song với trục hoành. Độ co giãn của cầu theo giá là không xác định (vô cực do mẫu số bằng không). Chúng ta có thể quan sát thấy đường cầu của các doanh nghiệp chỉ sản xuất hay cung cấp một lượng rất nhỏ so với tổng lượng cầu của thị trường, khi đó đường cầu của doanh nghiệp là đường cầu co giãn hoàn toàn. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ có một thị phần rất nhỏ so với thị trường và khi đó doanh nghiệp là người nhận giá (lưu ý giá mà doanh nghiệp nhận được xác định bởi giá cân bằng của thị trường và đường cầu của thị trường vẫn là đường dốc xuống).
Chẳng hạn, một người trồng cà phê sẽ không thể điều chỉnh được giá của thị trường cà phê, liệu rằng anh ta cung cấp 100 tấn hay tăng lên 1000 tấn thì có thể thay đổi được quan hệ cung cầu của cà phê trên thị trường hay không. Nếu số lượng cung cấp này rất nhỏ so với cầu của thị trường thì người trồng cà phê là chỉ người chấp nhận giá thị trường hiện tại.
Một trường hợp đặc biệt khác đó là đường cầu dốc đứng, được gọi là cầu không co giãn như biểu thị trong biểu đồ dưới đây. Lưu ý rằng độ co giãn của cầu theo giá là bằng không từ khi lượng cầu không thay đổi theo sự thay đổi của giá. Trong thực tế, chúng ta sẽ không tìm thấy đường cầu không co giãn. Tuy nhiên, trong một khoảng giá nhất định, một số hàng hóa như thuốc điều trị ung thư sẽ có đường cầu không co giãn. Nếu như giá cả vượt quá giới hạn nào đó thì lượng cầu sẽ giảm xuống bởi người tiêu dùng bị giới hạn về ngân sách.
Lần đầu tiên xem xét độ co giãn của cầu theo giá, chúng ta thường tin rằng khi đường cầu nông hơn sẽ có độ co giãn hơn và sẽ ít co giãn khi đường cầu dốc hơn. Thực tế, khi chúng ta đo lường độ co giãn của cầu theo giá tại các điểm khác nhau trên đường cầu, chúng ta sẽ thấy độ co giãn sẽ thay đổi liên tục dọc trên đường cầu. Trong trường hợp đường cầu tuyến tính (có hệ số góc không đổi tại các điểm trên đường cầu), khi đó sự thay đổi một đơn vị giá sẽ làm cầu thay đổi một lượng nhất định. Tuy nhiên, phần trăm thay đổi lượng cầu theo phần tăm thay đổi giá là thay đổi liên tục, ngay cả khi là đường cầu tuyến tính.
Để thấy tại sao lại có điều đó, điều quan trọng là cần phải phân biệt sự khác nhau giữa sự thay đổi đơn vị so với sự thay đổi phần trăm. Giả sử, chúng ta xem xét thay đổi phần trăm khi giá cả hàng hóa tăng lên 1000 đồng.
– Giá tăng lên từ 1000 đồng đến 2000 đồng tương ứng với giá tăng 100%,
– Giá tăng lên từ 2000 đồng đến 3000 đồng tương ứng với giá tăng 50%,
– Giá tăng lên từ 3000 đồng đến 4000 đồng tương ứng với giá tăng 33%,
– Giá tăng lên từ 10000 đồng đến 11000 đồng tương ứng với giá tăng 10%,
Lưu ý rằng mỗi lần tăng giá 1000 đồng thì phần trăm thay đổi giá sẽ nhỏ hơn khi giá ban đầu lớn hơn. Chúng ta hãy sử dụng khái niệm này để giải thích tại sao độ co giãn của cầu theo giá là khác nhau dọc theo đường cầu.
Hãy xem xét sự thay đổi giá và lượng cầu theo như minh họa dưới đây. Ở phần trên của đường cầu, phần trăm thay đổi về lượng là rất lớn (do lượng so sánh với gốc là rất nhỏ). Trong khi đó, phần trăm thay đổi giá là rất nhỏ (do giá so sánh với gốc là rất lớn). Vì vậy, cầu sẽ co giãn ở phần phía trên của đường cầu. Ở phần phía dưới của đường cầu, phần trăm thay đổi là rất lớn mặc dầu với cùng mức thay đổi lượng cầu (do mức giá là rất thấp). Vì vậy, cầu sẽ kém co giãn ở phần phía dưới của đường cầu.
Nói chung, chúng ta nhận thấy độ co giãn của cầu giảm dần dọc theo đường cầu. Phần phía trên của đường cầu sẽ co giãn và độ co giãn sẽ giảm dần dọc từ trên xuống phía dưới của đường cầu. Tại một điểm nào đó trên đường cầu, cầu sẽ thay đổi từ co giãn sang kém co giãn. Dĩ nhiên, nếu tồn tại điểm như vậy thị cầu sẽ co giãn đơn vị tại điểm đó. Mối quan hệ này có thể minh họa bằng biểu đồ dưới đây.
Giả định, chúng ta mong muốn đo lường độ co giãn của cầu trong khoảng giá từ 4000 đồng và 5000 đồng. Trong trường hợp này, nếu chúng ta bắt đầu tại mức giá 4000 đồng và tăng lên 5000 đồng thì giá sẽ tăng lên 25%. Nếu như chúng ta bắt đầu tại mức giá là 5000 đồng và giảm xuống 4000 đồng thì giá giảm 20%. Vậy thì phần trăm thay đổi nào sẽ được sử dụng khi xem xét giá thay đổi trong khoảng 4000 đồng và 5000 đồng. Để tránh sự rắc rối này, một cách thức đo lường phổ biến nhất đó là đo lường độ co giãn đoạn bằng cách sử dụng các điểm giữa cho các giá trị tại điểm tham chiếu. Theo cách tiếp cận này, ta có:
Công thức đo lường độ co giãn đoạn:
Sử dụng dữ liệu biểu cầu trước đây, chúng ta đo lường độ co giãn đoạn như sau:
Độ co giãn của cầu theo thu nhập
Độ co giãn của cầu theo thu nhập đo lường mức độ nhạy cảm của cầu theo sự thay đổi của thu nhập. Công thức độ co giãn của cầu theo thu nhập được đo lường bởi:
Chúng ta lưu ý từ công thức trên là không có dấu trị tuyệt đối và vì vậy đo lường độ co giãn của cầu theo thu nhập có thể cho giá trị dương hoặc âm. Nếu độ co giãn cho giá trị dương thì thu nhập tăng làm tăng cầu hàng hóa. Trong trường hợp này thì hàng hóa được gọi là hàng hóa thông thường. Thực tế, hầu hết các hàng hóa là hàng hóa thông thường (và vì vậy có độ co giãn của cầu theo thu nhập dương).
Một hàng hóa được gọi là hàng hóa thứ cấp nếu như thu nhập tăng lên thì cầu hàng hóa giảm. Trong trường hợp của các hàng hóa thứ cấp thì độ co giãn của cầu theo thu nhập là âm. Mỳ ăn liền, xe máy cũ và hàng hóa tương tự khác là hàng hóa thứ cấp đối với nhiều người tiêu dùng.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần phân biệt sự khác nhau giữa hàng hóa cao cấp và hàng hóa thiết yếu, đó là phần thu nhập chi tiêu vào hàng hóa khi thu nhập tăng lên. Hàng hóa được cho là hàng hóa cao cấp nếu tốc độ tăng thu nhập nhỏ hơn tốc độ tăng tiêu dùng. Điều này có nghĩa là nếu thu nhập tăng lên 10% thì phần chi tiêu vào hàng hóa cao cấp tăng hơn 10%. Từ công thức độ co giãn của cầu theo thu nhập, chúng ta có thể thấy hàng hóa cao cấp luôn có độ co giãn của cầu theo thu nhập lớn hơn 1.
Trong khi đó, một hàng hóa được cho là hàng hóa thiết yếu nếu tốc độ tăng thu nhập lớn hơn tốc độ chi tiêu vào hóa hóa đó. Điều này có nghĩa là hàng hóa thiết yếu có độ co giãn của cầu theo thu nhập nhỏ hơn 1.
Lưu ý rằng tất cả hàng hóa cao cấp đều là hàng hóa thông thường (bởi vì độ co giãn lớn hơn 1 thì dĩ nhiên là lớn hơn 0), trong khi mọi hàng hóa thứ cấp đều là hàng hóa thiết yếu (do độ co giãn nhỏ hơn 0 thì sẽ nhỏ hơn 1).
Độ co giãn chéo của cầu theo giá
Độ co giãn chéo của cầu theo giá đo lường độ nhạy cảm của sự thay đổi lượng cầu của hàng hóa này theo sự thay đổi giá của hàng hóa khác. Độ co giãn chéo của cầu theo giá giữa hai hàng hóa j và k có thể biểu thị như sau:
Lưu ý rằng độ co giãn chéo của cầu theo giá không có dấu trị tuyệt đối trong công thức đo lường. Thực tế, dấu của độ co giãn cho chúng ta biết đặc tính về mối quan hệ giữa hàng hóa j và k. Độ co giãn dương nếu như tăng giá hàng hóa k làm tăng cầu của hàng hóa j. Như đã đề cập trước đây, điều này chỉ xảy ra khi hai hàng hóa là hàng hóa thay thế.
Độ co giãn chéo của cầu theo giá có giá trị âm khi tăng giá hàng hóa k làm giảm lượng cầu hàng hóa j. Điều này xảy ra khi và chỉ khi hàng hóa j và k là hàng hóa bổ sung.
Do đó, độ co giãn chéo của cầu theo giá cho chúng ta biết hai hàng hóa là bổ sung hay thay thế. Việc xác định độ lớn của độ co giãn này cho phép các doanh nghiệp đưa ra các quyết định về giá và lượng. Công ty Unilever là một ví dụ, dầu gội Sunsilk và Clear là hai hàng hóa có thể thay thế của công ty. Nếu độ co giãn chéo của cầu Sunsilk theo giá của Clear là 2 (lưu ý giá trị dương cho biết hai hàng hóa là thay thế), khi đó nếu giá Clear tăng thêm 10% sẽ làm cho cầu của Sunsilk tăng lên 20%. Những thông tin này rất hữu ích cho các doanh nghiệp khi xây dựng chính sách giá, thị phần và doanh thu giữa các sản phẩm của công ty.
3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU
Một hàng hóa sẽ có độ co giãn của cầu theo giá sẽ cao hơn nếu:
– Hàng hóa đó có nhiều hàng hóa thay thế,
– Hàng hóa và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách của người tiêu dùng và
– Hàng hóa được xem xét trong khoảng thời gian dài hơn. Chúng ta hãy xem xét theo từng nhân tố cụ thể.
Khi có nhiều hàng hóa thay thế, người tiêu dùng sẽ rất nhạy cảm khi giá hàng hóa tăng lên. Khi đó, người tiêu dùng có khuynh hướng và dể dàng thay thế bằng các hàng hóa rẻ hơn. Do đó, hàng hóa có độ co giãn của cầu theo giá là co giãn khi có nhiều hàng hóa thay thế hơn. Ngược lại, một số hàng hóa sẽ kém co giãn nếu như có ít hàng hóa thay thế, chẳng hạn như thuốc điều trị ung thư. Ngoài ra, một hàng hóa nói chung (dầu gội, bột giặt, xe máy, …) sẽ có rất ít hàng hóa thay thế hơn so với hàng hóa cụ thể (sunsilk, omo, suzuki, …).
Nếu hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngân sách tiêu dùng, thì sự thay đổi giá của hàng hóa sẽ ít tác động lên năng lực mua sắm của cá nhân. Trong trường hợp này, sự thay đổi giá của hàng hóa sẽ tác động rất ít đến lượng tiêu dùng. Chẳng hạn, nếu giá muối tăng lên gấp đôi sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến ngân sách tiêu dùng. Trong khi đó, nếu như một hàng hóa chiếm khoảng 50% ngân sách chi tiêu và giá cả tăng lên gấp đôi, khi đó người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc quyết định lượng tiêu dùng đối với hàng hóa này.
Người tiêu dùng có khả năng thay đổi hàng hóa thay thế nếu như hàng hóa đó được xem xét trong khoảng thời gian dài hơn. Chẳng hạn, chúng ta nhận thấy sự tăng giá xăng dầu trong thời gian vừa qua, người đi xe máy liệu có dể dàng giảm lượng xăng dầu hay không, hay thay thế bởi xe máy chạy bằng điện hay nhiên liệu nào đó hay không. Nếu như giá xăng dầu vẫn tăng trong dài hạn, khi đó người tiêu dùng có khả năng thay thế hàng hóa xét trên phương diện cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. Vì vậy, cầu của xăng dầu và khí đốt sẽ co giãn trong dài hạn hơn là trong ngắn hạn.
28 Th12 2020
26 Th12 2020
28 Th12 2020
26 Th12 2020
28 Th12 2020
26 Th12 2020