Ikujiro Nonaka

Ikujiro Nonaka (野中 郁次郎 Nonaka Ikujirō, born May 10, 1935) is a Japanese organizational theorist and Professor Emeritus at the Graduate School of International Corporate Strategy of the Hitotsubashi University, best known for his study of knowledge management.

Tiểu sử

Nonaka was born in Tokyo in 1935 and as a child he lived through the Japanese defeat by the West during World War II. His nationalist spirit led him to believe that, in order to avoid further humiliation, Japan should adapt its technological and organizational skills. In 1958 Nonaka received his B.S. in political science of Waseda University.

After graduation Nonaka accepted a job in Fuji Electric, where he initiated a management program. This curriculum was in the 1960s further developed together with the business school of Keio University and offered to companies all over Japan.[1] In 1967 Nonaka moved to US where in 1968 he obtained an MBA and in 1972 a PhD in Business Administration both at University of California, Berkeley.

Nonaka was the First Distinguished Drucker Scholar in Residence at the Drucker School and InstituteClaremont Graduate University; the Xerox Distinguished Faculty Scholar, Institute of Management, Innovation and Organization, UC Berkeley. Back in Japan he became Professor at the Graduate School of International Corporate Strategy of Hitotsubashi University.

Tư tưởng nghiên cứu

Trước Ikujiro Nonaka, các lý thuyết quản lý thường nhìn nhận các tổ chức và doanh nghiệp như là những chủ thể ổn định, hoạt động theo các nguyên lý phổ quát và khách quan mà khoa học quản lý có nhiệm vụ phát hiện. Ikujiro Nonaka xuất phát từ việc nhận thức lại tri thức mà các lý thuyết quản lý trước kia thường nhầm với thông tin. Ikujiro Nonaka chỉ ra rằng, mặc dù có một số đặc điểm chung với thông tin, tri thức khác về bản chất (Ngô Tự Lập, 2016).

Ông viết: “Tri thức không phải là vật chất độc lập, chờ đợi được phát hiện và thu thập. Tri thức được tạo ra bởi con người trong những tương tác của họ với người khác và với môi trường”. Vì thế, theo Ikujiro Nonaka (2008), tri thức có bốn đặc điểm quan trọng là: tính chủ quan, tính quá trình, tính thẩm mỹ và được tạo ra qua thực hành.

Nhận thức mới của Ikujiro Nonaka (2008) về tri thức có những hàm ý cực kỳ quan trọng. Trước hết là vai trò của cá nhân. Theo quan điểm truyền thống, tổ chức hoạt động giống như một cỗ máy xử lý thông tin, trong đó quan điểm và năng lực cá nhân bị coi như một thứ “tiếng ồn” có hại. Người ta cố gắng xây dựng các quy định, quy tắc càng khách quan càng tốt để tổ chức hoạt động như nhau, bất kể những người tham gia bộ máy quản lý là ai.

“Việc bỏ qua yếu tố con người, Ikujiro Nonaka (2008) viết, đã khiến các lý thuyết quản lý chỉ xem con người như các nguồn lực khác, như đất đai hay vốn. Họ không tính đến tầm quan trọng của bản năng và cảm xúc con người, cũng như bối cảnh trong quá trình quản lý, khi bỏ qua tất cả các quá trình con người trong sự sáng tạo tri thức”. Ikujiro Nonaka đồng ý với quan điểm của Michael E. Porter rằng “thực tiễn không có sự tồn tại “khách quan”. Nó được tạo ra bởi tổ chức nhận thức nó là thực tế”.

Lý thuyết của Ikujiro Nonaka (2008) khôi phục vị trí quan trọng của con người trong hoạt động quản lý và lãnh đạo. Nó dựa trên sự phân biệt của Aristotle về ba loại tri thức: 1- episteme – tri thức phân tích, khoa học, mang tính khách quan, không phụ thuộc vào bối cảnh, thời gian và không gian; 2- techne – tri thức kỹ thuật, bí quyết, mang tính công cụ; và 3- phronesis  – sự từng trải, khôn ngoan thực tế, một đức hạnh của trí tuệ.

Ikujiro Nonaka viết: “Khái niệm phronesis được hiểu chung là khả năng đưa ra quyết định và hành động thích hợp nhất trong một tình huống cụ thể nhằm phục vụ lợi ích chung. Phronesis xét đến những tình huống theo bối cảnh, nhắm vào những chi tiết, và thay đổi mục tiêu trong quá trình khi cần thiết. Nó vượt lên trên tri thức phân tích, khoa học (episteme) và tri thức kỹ thuật hay bí quyết (techne) và liên quan tới những đánh giá và quyết định được thực hiện theo cách của một tác nhân xã hội có đạo đức… Nói cách khác, nó là tri thức ẩn chất lượng cao có được từ kinh nghiệm thực hành, cho phép con người có những quyết định chín chắn và có hành động thích hợp kịp thời cho mỗi tình huống, dưới sự dẫn dắt của giá trị và đạo đức” (2008).

Khác hẳn các nhà lãnh đạo dựa trên tri thức phân tích (episteme) và tri thức kỹ thuật (techne), nhà lãnh đạo minh triết không đưa ra quyết định chiến lược cứng nhắc căn cứ vào các phân tích và so sánh duy lý. Để minh họa điều này trong quản lý doanh nghiệp, Nonaka (2008) lấy ví dụ ngành sản xuất xe hơi: Dựa trên các tri thức phổ quát (episteme), mọi nhà quản lý có thể tổ chức việc làm ra chiếc xe hơi có chất lượng cao. Dựa trên tri thức kỹ thuật (techne), nhà quản lý có thể tổ chức sản xuất xe một cách hiệu quả; Nhưng để sản xuất ra chiếc xe hơi “tốt”, nhà quản lý cần phải có tri thức phronesis, bởi lẽ “tốt” phụ thuộc vào người sử dụng và chỉ có nhà quản lý từng trải, có sự khôn ngoan thực tế mới nhận biết được.

Tri thức phronesis đặc biệt quan trọng trong khoa học lãnh đạo. “Trong lãnh đạo, phronesis là khả năng xây dựng những mục tiêu thích hợp, và chọn ra những phương pháp hiệu quả để đạt được các mục tiêu đó… Người lãnh đạo phronesis dùng giác quan để “thấy” hay “cảm nhận” các vấn đề có thể giải quyết được trong điều kiện hạn chế của tổ chức và phát triển những kế hoạch hiệu quả để giải quyết các vấn đề đó”. Sự lãnh đạo minh triết rất giống với ứng tác trong âm nhạc. Nhà lãnh đạo minh triết về bản chất là một nghệ sĩ. Và cũng giống như cái đích của người nghệ sĩ, cái đích cao nhất của nhà lãnh đạo phải có tính thẩm mỹ và đạo đức.

Một nhà lãnh đạo minh triết, theo Ikujiro Nonaka, phải có sáu năng lực sau đây: 1-Khả năng đánh giá cái tốt; 2-Khả năng chia sẻ bối cảnh chung với người khác để tạo ra không gian tri thức chung; 3-Khả năng nắm bắt bản chất của hiện tượng/ sự vật cụ thể; 4-Khả năng sử dụng ngôn ngữ/ khái niệm/ tường thuật để tái cấu trúc cái cụ thể vào cái tổng quát và ngược lại; 5-Khả năng sử dụng phương tiện chính trị cần thiết để hiện thực hóa các khái niệm vì lợi ích chung; 6-Khả năng khuyến khích phronesis của người khác để xây dựng một tổ chức linh hoạt (xem thêm Ngô Tự Lập, 2016).

Nonaka co-wrote several noteworthy articles with Hirotaka Takeuchi, a colleague at Hitotsubashi University, including:

In 2008, the Wall Street Journal listed him as one of the most influential persons on business thinking.,[4] and The Economist included him in its “Guide to Management Ideas and Gurus”.[5]

Nonaka has also proposed the SECI model, to present the spiraling knowledge processes of interaction between explicit knowledge and tacit knowledge.

SECI:

  • Socialization
  • Externalization
  • Combination
  • Internalization

Công trình nghiên cứu tiêu biểu

  • Essence of Failure: Organizational Study of the Japanese Armed Forces during the World War II (cùng với R. Tobe, Y. Teramoto, S. Kamata, T. Suginoo and T. Murai), Tokyo: Diamond-sha, 1984 (tiếng Nhật).
  • Nonaka, Ikujiro; Takeuchi, Hirotaka (1995), The knowledge creating company: how Japanese companies create the dynamics of innovation, New York: Oxford University Press, p. 284, ISBN 978-0-19-509269-1
  • Enabling Knowledge Creation (cùng với G. von Krogh and K. Ichijo), New York: Oxford University Press, 2000.
  • Hitotsubashi on Knowledge Management (đồng tác giả), John Wiley (Asia), 2003.
  • The Essence of Innovation (cùng với A. Katsumi), Tokyo: Nikkei BP, 2004 (tiếng Nhật).
  • The Essence of Strategy (đồng tác giả), Tokyo: Nikkei BP, 2005 (tiếng Nhật).
  • Managing Flow (cùng với T. Hirata và R. Toyama), Palgrave Macmillan, 2008, bản tiếng Việt của Nhà xuất bản Thời Đại có tên là Quản trị dựa vào tri thức
  • The Core of Organization is People (cùng với H. Sakai, H. Yoshida, T. Sakikawa, T. Hirata, K. Isomura và Yasunobu NARITA), Kyoto: Nakanishiya, 2009 (tiếng Nhật).
  • The Philosophy-Creating Company (cùng với K. Genma, T. Hirata, K. Isomura và Yasunobu NARITA), Kyoto: Nakanishiya, 2012 (tiếng Nhật).
  • Nonaka, Ikujiro (1991), “The Knowledge-Creating Company”Harvard Business Review69 (6 Nov-Dec): 96–104