Bộ quy tắc Incoterms 2020 chính thức định nghĩa “vận chuyển hàng hóa” là thời điểm trong giao dịch khi rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa chuyển giao từ bên bán sang bên mua, trong khi trước đây thuật ngữ này chỉ được giải thích một cách không chính thức. Bộ quy tắc Incoterms 2020 cũng đã được cập nhật nhằm chú trọng hơn vào an ninh thông qua việc liệt kê những yêu cầu về an ninh xuất-nhập khẩu và chỉ rõ rằng bên nào có trách nhiệm đáp ứng từng yêu cầu.
- Điều kiện EXW | Ex Works – Giao hàng tại xưởng
- Điều kiện FCA | Free Carrier – Giao cho người chuyên chở
- Điều kiện CPT | Carriage Paid To – Cước phí trả tới
- Điều kiện CIP | Carriage & Insurance Paid to – Cước phí và bảo hiểm trả tới
- Điều kiện DAP | Delivered At Place – Giao tại địa điểm
- Điều kiện DPU | Delivery at Place Unloaded – Giao tại địa điểm đã dỡ xuống
- Điều kiện DDP | Delivered Duty Paid – Giao đã trả thuế
- Điều kiện FAS | Free Alongside Ship – Giao dọc mạn tàu
- Điều kiện FOB | Free On Board – Giao hàng trên tàu
- Điều kiện CFR/ CNF/ C+F/ C&F | Cost and Freight – Tiền hàng và cước phí
- Điều kiện CIF | Cost, Insurance & Freight – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí
Một số nội dung cần lưu ý khi sử dụng Incoterms 2020 như sau:
1. Dẫn chiếu các điều kiện Incoterms 2020 vào hợp đồng mua bán hàng hóa
Nếu các bên muốn áp dụng các điều kiện lncoterms 2020 vào trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì phải làm rõ điều đó trong hợp đồng bằng cách dùng các từ ngữ như:
“[Điều kiện Incoterms được chọn] [Cảng đích hoặc địa điểm đích] Incoterms 2020”
Ví dụ:
CỊF Haiphong lncoterms 2020
DAP No123, ABC Street, Importland lncoterms 2020
Nếu không ghi năm ở sau lncoterms thì có thể gây ra khó khăn về việc xác định bản Incoterms được sử dụng trong hợp đồng. Vậy nên các bên cần chú ý ghi rõ phiên bản lncoterms được thống nhất sử dụng.
2. Quy định địa điểm hoặc cảng càng chính xác càng tốt
Một điều cũng vô cùng quan trọng khi sử dụng lncoterms đó chính là việc cần quy định địa điểm hoặc cảng càng chính xác càng tốt bởi vì:
– Trong tất cả các điều kiện lncoterms trừ các điều kiện thuộc nhóm C, địa điểm được nhắc đến là nơi giao hàng hóa sẽ là nơi chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua.
– Trong các quy tắc nhóm D, địa điểm được nhắc đến là nơi giao hàng hóa và cũng là đích đến của hàng, người bán phải tổ chức việc vận chuyển hàng hóa đến điểm đó.
– Trong các quy tắc nhóm C, địa điểm được chỉ định là đích đến là nơi mà người bán phải tổ chức vận chuyển và trả cước phí vận chuyển hàng hóa đến đó, tuy nhiên lại không phải là nơi chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua.
– Ví dụ, theo quy tắc FOB thì người mua sẽ thuê tàu đi đến cảng bốc hàng để nhận hàng, còn người bán sẽ có nghĩa vụ phải đặt được hàng an toàn lên tàu. Hay nếu theo điều kiện CPT thì địa điểm được đề cập sẽ là nơi mà người bán phải thuê phương tiện vận tải đưa hàng tới đó. Việc ghi nơi hoặc đích đến có thể được cụ thể hóa hơn bằng cách quy định một địa điểm cụ thể tại nơi đến hoặc đích đến đó nhằm tránh sự hiểu nhầm hoặc tranh chấp có thể xảy ra.
3.Nghĩa vụ giao hàng, rủi ro và chi phí trong Incoterms 2020
– Địa điểm hay cảng được chỉ định sẽ được nhắc tới ngay sau 3 chữ cái viết tắt của điều kiện Incoterms, ví dụ CIP Las Vegas hoặc CỊF Los Angeles. Tùy theo điều kiện nào trong lncoterms 2020 được chọn, địa điểm được chỉ định này sẽ xác định địa điểm hoặc cảng nơi mà hàng hóa được xem như là được “chuyển giao” từ người bán sang cho người mua hay là địa điểm hoặc cảng nơi mà người bán phải tổ chức vận chuyển hàng hóa đến điểm đó, hoặc là cả hai trong trường hợp các điều kiện nhóm D.
– Trong tất cả các điều kiện của lncoterms 2020, mục A2 sẽ xác định địa điểm hoặc cảng “chuyển giao hàng hóa” Địa điểm hoặc cảng đó sẽ gần người bán nhất trong các điều kiện EXW và FCA(cơ sở của người bán) và gần người mua nhất trong các điều kiện DAP, DPU và DDP.
– Tiểu mục A2 sẽ để cập đến địa điểm hoặc cảng chuyển giao hàng hóa cả về mặt rủi ro và chi phí.
– Địa điểm hoặc cảng được chỉ định được nhắc tới ở tiểu mục A2 xác định cho ta biết nơi mà rúi ro chuyển giao từ người bán sang người mua theo tiểu mục A3. Đó là địa điểm hoặc cảng mà tại đó người bán thực hiện nghĩa vụ của mình là cung cấp hàng hóa theo đúng như những gì thỏa thuận trong hợp đồng và theo tiểu mục A1 để chuyển giao hoàn toàn rủi ro đối với hàng hóa sang cho người mua. Từ điểm chuyển giao này, tất cả hư hỏng hoặt mất mát xảy ra đối với hàng hóa sẽ do người mua chịu.
– Địa điểm hoặc cảng được chỉ định được nhắc tới ở tiểu mục A2 cũng đồng thời sẽ là địa điểm chính mà theo tiểu mục A9 là nơi phân chia chi phí giữa người bán và người mua.
Địa điểm chuyên giao hàng hóa (Delivery points): 4 nhóm điều kiện Incoterms truyền thống và sự thay đổi
– Những phiên bản của lncoterms trước năm 2010 thường được chia thành 4 nhóm E, F, C và D. Tuy nhiên từ năm 2010, các điều kiện lncoterms được chia thành 2 nhóm theo phương thức vận tải, tuy nhiên 4 nhóm cũ vẫn giúp ích cho chúng ta trong việc hiểu và nhớ địa điểm chuyển giao hàng hóa. Chúng ta có thể thấy rõ rằng theo thứ tự của các nhóm E, F, C và D thì địa điểm chuyển giao hàng hóa sẽ di chuyển dẫn từ kho của người bán đến kho của người mua. Việc chia nhóm như trên giúp chúng ta hiểu và dễ nhớ hơn rất nhiều thay vì học theo 2 nhóm được chia theo phương thức vận tải.
– Hai điều kiện ta cần lưu ý đó là EXW và DDP. Trong quá trình đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế, các bên nên chú ý kĩ và cân nhắc xem có thể sử dụng điều kiện nào khác thay thế chúng không. Bởi lẽ với EXW thì người bán chỉ đơn thuần có nghĩa vụ đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua. Trong khi đó người mua sẽ phải bốc hàng lên phương tiện vận tải đến nhận hàng và thông quan hải quan xuất khẩu. Những việc này nếu người bán không có đủ khả năng hay điều kiện thuận lợi để làm thì nên cân nhắc sử dụng điều kiện FCA. Cũng như thể đối với điều kiện DDP, người bán có một số nghĩa vụ mà phải thực hiện tại nước người mua ví dụ như là thông quan nhập khẩu. Sẽ xuất hiện một số khó khăn cho người bán trong trường hợp này, thế nên nếu không có khả năng hay điều kiện thuận lợi để thực hiện các nghĩa vụ tại nước của người mua nhất là thông quan xuất khẩu thì người bán có thể cân nhắc để nghị sử dụng điều kiện DAP hoặc DPU.
– Ở giữa 2 nhóm E và D là 2 nhóm F (FCA, FAS và FOB) và C (CFR, CIF, CPT, CIP). Với 7 điều kiện thuộc 2 nhóm này, địa điểm chuyển giao đối với hàng hóa đều nằm ở giai đoạn thực hiện nghĩa vụ cuối trong các nghĩa vụ chính của người bán.
– Với các điều kiện nhóm F, điểm giao hàng lân lượt sẽ là các điểm thuộc vị trí địa lý được ghi kèm với điều kiện lncoterms như là cơ sở của người bán, 1 điểm tập kết hàng hoặc cảng bốc hàng.
– Với các điều kiện ở nhóm C, đơn cử như là CFR thì người bán sẽ phải thuê phương tiện vận tải chuyển hàng từ địa điểm giao hàng tới cảng đích, hàng hóa được coi như đã giao và chuyển rủi ro sang người mua sau khi hàng được đưa lên tàu. Cũng tương tự với các điểu kiện còn lại trong nhóm này. Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng với bất kì điểu kiện nào thuộc nhóm C, người bán sẽ phải sắp xếp việc thuê phương tiện vận tải đưa hàng hóa tới điểm đích sau khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng và địa điểm đích sẽ là nơi mà được ghi kèm với tên điều kiện lncoterms được sử dụng như là “CIF Haiphong Port”“CIP the inland city of Hanoi” Dù cho địa điểm đích là ở đâu, thì nó cũng sẽ không phải và không
bao giờ là địa điểm giao hàng. Rủi ro được chuyển giao tại cảng đi, tuy nhiên người bán lại có nghĩa vụ phải thuê phương tiện vận tải đưa hàng đến cảng đích. Cần nhớ kĩ rằng địa điểm giao hàng và cảng đích với các điều kiện nhóm C là khác nhau hoàn toàn.
4. Các điều kiện lncoterms 2020 và vận tải
– Với các điều kiện nhóm F và C, giao hàng cho người chuyên chở do người bán chỉ định hoặc đặt hàng lên trên phương tiện chuyên chở do mình thuê thì các địa điểm thực hiện các nghĩa vụ này sẽ là nơi hàng hóa được coi là chuyển giao từ người bán sang người mua. Chính vì thế đây sẽ là các điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua.
– Trong vận tải hàng hóa cần xác định rõ người vận chuyển là ai và sẽ thực hiện khâu vận chuyển nào nếu có nhiều hơn 1 người vận chuyển. Có các phương thức vận chuyển khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển. Tất nhiên nếu bên chịu trách nhiệm cho việc thuê phương tiện vận chuyển có thể thuê 1 nhà chuyên chở xử lý hàng hóa từ đầu đến cuối thì sẽ không có vấn để gì phát sinh. Tuy nhiên nếu không thể làm thế, và hàng hóa có thể trải qua một vài chặng như vận chuyển bằng đường sắt từ kho của người bán đến cảng biển, sau đó hàng được chuyển sang cho chủ tàu để chở hàng sang nước ngoài thì sẽ có nhiều hơn 1 bên thực hiện việc vận chuyển hàng hóa trong suốt quãng đường từ kho của người bán tới địa điểm hoặc cảng đích. Tương tự với vận tải đường thủy, hàng hóa có thể được vận chuyển bằng đường sông rồi mới đến được với tàu chuyên chở quốc tế. Chính vì vậy cần xác định rõ ràng trách nhiệm của các bên vận chuyển tại từng chặng.
– Trong các trường hợp kế trên, khi nào thì hàng hóa được coi là đã chuyển giao sang cho người mua: khi hàng hóa được chuyển cho người vận chuyển thứ nhất, thứ hai hay thứ ba?
– Trước khi có thể trả lời câu hỏi trên, hãy xét sơ bộ 1 trường hợp sau. Khi mà hầu hết các trường hợp thì người chuyên chở là một bên vận chuyển độc lập thứ ba tham gia vào quá trình vận chuyển hàng hóa dưới mối quan hệ được thành lập với 1 trong 2 bên bán và mua dựa trên hợp đồng vận chuyển, thì cũng sẽ có các trường hợp mà không xuất hiện bên vận chuyển độc lập thì người bán hoặc người mua có thể tự xử lý việc này. Điều này thường xảy ra nhiều hơn với các điều kiện thuộc nhóm D (DAP, DPU và DDP) khi mà ở đó người bán có thể sử dụng phương tiện vận tải của mình để chuyển hàng hóa đến địa điểm đích. Trường hợp này đã xuất hiện khá nhiều lần trong thực tế.
– Quay trở lại với câu hỏi được đặt ra ở trên, ta có thể tóm lại ý của nó bằng 1 câu hỏi đầy đủ là: “Nếu có nhiều hơn 1 bên vận chuyển tham gia vào quá trình vận chuyển hàng hóa từ người bán tới người mua, thì tại điểm nào trong hành trình sẽ là địa điểm giao hàng và chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua?
– lncoterms 2020 đưa ra 1 câu trả lời cực kì rõ ràng cho vấn đề này khi xem xét đến các bên tham gia theo điều kiện FCA. Với điều kiện FCA, người chuyên chở do người mua chỉ định là người được người bán giao hàng tại địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng. Một ví dụ đơn giản, nếu hợp đồng áp dụng điều kiện FCA tại 1 điểm nằm ngoài cơ sở của người bán và người bán phải thuê dịch vụ vận chuyển bằng tàu hỏa tới địa điểm giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng thì rủi ro sẽ không được chuyển giao khi hàng hóa được giao cho bên vận tải đường sắt mà sẽ được chuyển giao tại địa điểm và thời gian đã định như trong hợp đồng, khi mà đã được đặt dưới sự định đoạt của người chuyên chở do người mua chỉ định. Đây cũng chính là lý do mà địa điểm giao hàng được xác định càng chính xác càng tốt trong các hợp đồng mua bán sử dụng điều kiện FCA. Tình huống tương tự có thể xảy ra với điều kiện FOB nêu người bán thuê 1 tàu nhỏ hoặc 1 sà lan chở hàng tới giao cho tàu chuyên chở do người mua chỉ định. Hay đơn giản hơn, hàng hóa được chuyển giao khi mà hàng hóa được đặt lên trên phương tiện chuyên chở đầu tiên do người mua chỉ định.
– Với các điểu kiện nhóm C thì vị trí hàng được chuyển giao sẽ phức tạp hơn nhiều và đôi khi sẽ cân giải quyết theo nhiều hướng khác nhau tùy theo quy định về pháp lý của các khu vực. Với 2 điều kiện CIP và CPT thì xác định những bên vận chuyển tham gia vào quá trình chuyển hàng là rất quan trọng. Người mua hàng không biết gì về thỏa thuận hợp đồng giữa người bán và người chuyên chở đầu tiên và với người chuyên chở thứ hai hoặc giữa hai người chuyên chở với nhau. Người mua hàng sẽ chỉ biết là hàng hóa đang được vận chuyển đến cho mình, và quá trình vận chuyển này bắt đầu khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở đầu tiên. Tình huống tương tự xảy ra với 2 điều kiện CFR và CIF nếu người bán giao hàng cho tàu trung chuyển hoặc sà lan để đưa hàng tới cảng đi nếu điều này là cần thiết. Tuy là đưa hàng an toàn lên tàu, tuy nhiên lần này là tàu trung chuyển hoặc sà lan chưa nằm tại cảng đi thì rủi ro sẽ chưa được chuyển từ người bán sang người mua mà phải chờ tới khi hàng hóa được đưa an toàn lên tàu vận tải tại cảng đi.
– Ở trường hợp trên ta có thể thấy rằng người mua sẽ chịu những bất lợi không hề nhỏ. Rủi ro chuyển giao từ người bán sang người mua với điều kiện CPT và CIP khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở đầu tiên. Tuy nhiên người mua không thể biết được trách nhiệm của người vận chuyển đối với mất mát hay hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa được quy định thế nào trong hợp đồng vận tải mà người bán ký kết. Bởi lẽ người mua không phải là một bên trong hợp đồng này và cũng không có quyền quyết định chi tiết của hợp đồng. Điều này gây bất lợi vô cùng cho người mua nếu có sự cố xảy ra vì phải chịu rủi ro ở một giai đoạn trong quá trình vận chuyển mà mình không có quyền định đoạt.
5. Lý giải các mục của Incoterms
– Mỗi một điều kiện sẽ bao gồm 10 nghĩa vụ của người mua và người bán, được chia làm 2 nhóm A/B. A là nghĩa vụ của người bán và B là nghĩa vụ của người mua:
A1/B1 Nghĩa vụ chung A2/B2 Giao/nhận hàng A3/B3 Chuyển giao rủi ro A4/B4 Vân tải
A5/B5 Bảo hiểm
A6/B6 Chứng tử giao nhận hàng hóa A7/B7 Thủ tục xuất khẩu/nhập khẩu A8/B8 Kiểm tra/đóng gói/ký mã hiệu A9/B9 Phân chia chi phí
A10/B10 Nghĩa vụ về việc thông báo cho bên còn lại
Trong quyển sách này, nghĩa vụ A/B của 2 bên được đặt song song ở 2 trang liền nhau để người sử dụng có thể dễ dàng tìm và so sánh nghĩa vụ của các bên ở từng mục cụ thể.
6. Một số điểm khác biệt chính giữa Incoterms 2020 so với bản 2010
– Lý giải rõ hơn về lncoterms ở phần giới thiệu.
– Sắp xếp lại các mục nghĩa vụ của các bên để làm rõ hơn nội dung của nghĩa vụ giao hàng và phân chia rủi ro.
– Vận đơn On-board khi giao hàng với điều kiện FCA.
– Nghĩa vụ về phân chia chi phí được dời xuồng mục A9/B9.
– Mức bảo hiểm của CIF và CIP.
– Thay thể điều kiện DAT bằng DPU.
10 Th8 2021
10 Th8 2021
10 Th8 2021
10 Th8 2021
10 Th8 2021
10 Th8 2021