Phương pháp thiết lập chiến lược kinh doanh quốc tế

Qui trình thiết lập chiến lược kinh doanh quốc tế bao gồm các bước sau:

1. Phân tích môi trường kinh doanh

Để tạo lập hệ thống thông tin phân tích và dự báo chiến lược cần tiến hành các hoạt động cụ thể sau:

a. Xác định nhu cầu thông tin

Trước khi soạn thảo chiến lược phải thu thập đủ các dữ liệu sau:

  • Bảng tổng hợp điều kiện môi trường kinh doanh quốc tế và khu vực.
  • Bảng tổng hợp môi trường quốc gia
  • Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh ngành
  • Bảng tổng hợp thông tin về doanh nghiệp
  • Bảng tổng hợp thông tin về khách hàng
  • Bảng tổng hợp về thông tin cung cấp hàng…

Nếu doanh nghiệp thu thập đầy đủ các thông tin đó thì giúp giảm nhự tình trạng thiếu thông tin hoặc thông tin không thích hợp cho việc đề ra chiến lược.

b. Các nội dung thông tin cần thu thập

Thu thập và phân tích thông tin về cạnh tranh bao gồm:

Thứ nhất, xem xét đối phương có chiến lược cạnh tranh hay không, có đe dọa doanh nghiệp chúng ta hay không.

Thứ hai, đối phương có thể công khai nội dung cạnh tranh của họ hay không, có đưa ra hội nghị khách hàng để thảo luận hay không. Đối phương có thủ thuật kinh doanh vào bên trong doanh nghiệp hay không.

c. Dự báo xu hướng vận động của môi trường kinh doanh c. Lập bảng tống hợp môi trường kinh doanh

Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh tổng hợp các yếu tố, môi trường chính yếu trong đó liệt kê từng yếu tố và đánh giá ảnh hưởng tốt hay xấu và ý nghĩa của yếu tố đó đối với việc soạn thảo chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Thiết lập bảng ma trận SWOT

Vì thông thường phải có biện pháp tức thì, nhằm tránh các nguy cơ đó ngay sau khi nhận ra chúng đối với nguy cơ có thứ tự ưu tiên cao doanh nghiệp còn có thời gian để thu thập các thông tin bổ sung. Đối với nguy cơ ở các mức ưu tiên thấp hơn thì càng ít biện pháp phải thông qua, nhất là biện pháp do quản trị cấp trên thông qua. Trên cơ sở đó thiết lập ma trận SWOT

Để lập ma trận SWOT phải trải qua 8 bước sau:

  1. Liệt kê các cơ hội bên ngoài doanh nghiệp.
  2. Liệt kê các mối đe doạ quan trọng bên ngoài doanh nghiệp.
  3. Liệt kê các điểm mạnh bên trong doanh nghiệp.
  4. Liệt kê các điểm yếu bên trong doanh nghiệp.
  5. Kết quả điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả chiến lược SO vào ô thích hợp (Các chiến lược S + O).
  6. Kết hợp các điểm mạnh bên trong với mối nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WT
  7. Kết hợp các điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả chiến lược WO.
  8. Kết hợp các điểm yếu bên trong với nguy cơ và ghi kết quả chiến lược WT

Các chiến lược kết hợp

  • Tận dụng điểm mạnh của nhà kinh doanh để khai thác cơ hội có trong kinh doanh (SO)
  • Tận dụng điểm mạnh của nhà kinh doanh để hạn chế nguy cơ đang có trong kinh doanh (ST)               ,       ,      ,           ,
  • Tận dụng cơ hội xuất hiện trong kinh doanh để khắc phục điểm yếu của nhà kinh doanh (OW)
  • Tối thiểu hoá điểm yếu trong kinh doanh để hạn chế nguy cơ đang đến trong kinh doanh (WT)

3. Xác định nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược

a. Xác định nhiệm vụ chiến lược

Xác định nhiệm vụ chiến lược, chính là trả lời câu hỏi công việc kinh doanh của doanh nghiệp chúng ta là gì? Đôi khi người ta gọi nhiệm vụ kinh doanh là các nguyên tắc kinh doanh, mục đích kinh doanh, triết lý kinh doanh, từ đó xác định lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, thông thường đó lại là các loại sản phẩm cơ bản hoặc loại hình dịch vụ chính, các nhóm đối tượng khách hàng hàng đầu, nhu cầu thị trường, tình hình công nghệ, hoặc một loạt các yếu tố khác.

Nội dung nhiệm vụ cũng xác định các vấn đề bao quát hơn về những điều mong muốn có được ngoài công ty, tạo lập các ưu tiên, các chiến lược, các kế hoạch và phân bố công việc.

b. Xác định mục tiêu của chiến lược kinh doanh

Thông thường các doanh nghiệp chia mục tiêu thành 2 loại là mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn là kết quả mong muốn được đề ra cho một khoảng thời gian tương đối dài. Số năm cụ thể có thể khác nhau nhưng nhìn chung thường dài hơn một chu kỳ quyết định (từ khi quyết định đến thực hiện xong quyết định).

Các mục tiêu dài hạn thường được ấn định theo các lĩnh vực sau: Mức lợi nhuận; Năng suất; Vị thế cạnh tranh; Phát triển việc làm; Quan hệ nội bộ; Trách nhiệm xã hội; Vị trí công nghệ

Mục tiêu ngắn hạn phải hết sức cụ thể và phải nêu ra đuợc các kết quả một cách chi tiết trong một chu kỳ quyết định. Mục tiêu ngắn hạn thuờng đuợc thực hiện trong một năm.