Khái niệm, phân loại và kết cấu của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1. Khái niệm

a. Hợp đồng là sự thỏa thuận đạt được giữa hai hay nhiều bên đương sự nhằm mục đích tạo ra, thay đổi hoặc triệt tiêu quan hệ giữa các bên.

b. Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch…giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với qui định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đề xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.(Điều 1, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế).

c. Hợp đồng mua bán hàng hóa lả sự thỏa thuận giữa các chủ thề nhằm xác lập, thực hiện và chấm dứt các quan hệ trao đổi hàng hóa.

d. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế về bản chất là sư thỏa thuân giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau. Trong đỏ qui định quyền và nghĩa vụ của các bên, bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sờ hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.

Theo Luật Thương mại Việt Nam, Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc té về bản chất là sư thỏa thuân giữa các bên mua bán (được thục hiện dưới các hình thức xuất khầu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẳu) ờ cảc nước khác nhau hoặc giữa các bên có trụ sở cùng nằm trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng một bên ở trong nội địa và bên kia ở trong các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Trong đó qui định quyền và nghĩa vụ cùa các bên, bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyền giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng (xem Điều 34 – 62, Luật Thương mại Việt Nam, 2005).

So với những hựp đồng mua bán trong nước, hựp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có 3 đặc điểm:

  • Đặc điểm 1: (Đặc điểm quan trọng nhất) Chủ thể của hợp đồng – người mua, người bán – có cơ sử kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau (ở Việt Nam còn quy đinh thêm: giữa các bên có trụ sờ cùng nằm trên lãnh thồ Việt Nam, nhưng một bên ở trong nội địa và bên kia ở trong các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật),ở đây cần lưu ý rằng quốc tịch không phải là yếu tố để phân biệt, dù người mua và người bán có quốc tịch khác nhau nhưng nếu việc mua bán được thực hiện trên lãnh thổ của cùng một quốc gia thỉ hợp đồng mua bán cũng không mang tính chất quốc tế.
  • Đặc điểm 2; Đồng tiền thanh toán cố thể là ngoại tệ của một trong hai hoặc cả hai bên.
  • Đặc điểm 3: Hàng hóa – đối tượng mua bán của hợp đồng chuyển ra khỏi đất nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.

e. Văn bản hợp đồng là văn bản có giá trị pháp lý bắt buộc các bên phải có trách nhiệm thực hiện các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận và ký kết trong hợp đồng.

Những văn bản này phải được hình thành trên cơ sở thỏa thuận một cách bình đẳng và tự nguyện giữa các bên.

g. Chủ thể hợp đồng:

Hơp đồng có thể ký giữa:

  • Pháp nhân với pháp nhân.
  • Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật.

Trong đó:

  • Pháp nhân phải là một tổ chức có đầy đủ các điều kiện sau: là một tổ chức được thành lập một cách hợp pháp, có tài sản riêng và chịu trách nhiệm một cách độc lập bằng các tài sản đó. Có quyền quyết định cùa mình, có quyền tự mình tham gia các quan hệ pháp luật.
  • Cá nhân: phải có năng lực pháp lý, năng lực hành vi. Vỉ vậy, mọi cá nhân đều có khả năng ký kết hợp đồng, ngoại trừ người vị thành niên, kẻ say rượu, người bệnh tâm thần và người mất quyền công dân.

2. Phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

a. Xét về thài gian thực hiện hợp đồng có hai loại:

  • Hợp đồng ngắn hạn (một lần).
  • Hợp đồng dài hạn (nhiều ỉần).

Hợp đồng ngắn hạn thường được ký kết trong một thời gian tương đối ngắn, và sau khi hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp lý giữa hai bên về hợp đồng đó cũng kết thúc.

Hợp đồng dài hạn có thời gian thực hiện lâu dài và trong thời gian đó việc giao hàng được tiến hành làm nhiều lần.

b. Xét về nội dung quan hệ kinh doanh trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có các loại hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.

Họp đồng xuất khẩu là hợp đồng bán hàng cho nước ngoài nhằm thực hiện việc chuyển giao hàng hóa đó ra nưởc ngoài, đồng thời di chuyền quyền sử hữu hàng hóa đó sang tay người mua.

Hợp đồng nhập khẩu là hợp đồng mua hàng của nước ngoài rồi để đưa hàng đó vào nước minh nhằm phục vụ cho sản xuất, chế biến, tiêu dùng trong nước.

Họp đồng tạm nhập, tái xuất là hợp đồng xuất khẩu những hàng hóa mà trước kia đã nhập từ nước ngoài, không qua tái chế biến hay sản xuất gỉ ở trong nước mình.

Họp đồng tạm xuất, tái nhập là hợp đồng mua những hàng hóa do nước mình sản xuất mà trước kia đã bán ra nước ngoài, chưa qua chế biến gì ở nước ngoài. Việc tái nhập khẩu không có ý nghĩa lớn trong ngoại thương của các nước.

Hợp đồng chuyển khẩu là hợp đồng mua hàng từ một nước đẻ bán sang một nước khác mà không làm thủ tục nhập khẩu vào và thủ tục xuát khẩu ra khỏi nước chuyền khẩu.

c. Xét về hình thức hợp đồng, có các loại sau:

  • Hình thức văn bản.
  • Hình thức miệng.
  • Hình thức mặc nhiên.

Công ước Viên 1980 cho phép các nước thành viên sử dụng tất cả các hình thức trên.

So với các hình thức khác thì hợp đồng dưới dạng văn bản cố nhiều ưu điểm hơn cả: an toàn hơn, toàn diện hơn, rõ ràng hơn, dễ kiểm tra hơn… Nên các nước XHCN qui định: Hựp đồng phải được ký kết dưới các hình thức văn bản. ở nước ta hỉnh thức văn bản của hợp đồng lả bắt buộc đối với tất cả các đơn vị xuát nhập khẩu Việt Nam trong quan hệ với nước ngoài,

Điều 24 (Luật Thương mại), hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa:

  1. Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
  2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Điều 27.2 (Luật Thương mại), mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bàn hoặc bằng hỉnh thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Theo điều 3. mục 15, Luật Thương mại Việt Nam, thì các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng dưới hình thức văn bản có thể được thành lập bằng nhiều cách như:

  • Hợp đồng gồm một văn bản, trong đó ghi rõ nội dung mua – bán, mọi điều kiện giao dịch đã thỏa thuận và có chữ ký hai bên.
  • Hợp đồng gồm nhiều văn bản như những điện báo, thư từ giao dịch.

Vi dụ:

Hợp đồng gồm 2 văn bản:

  • Đơn chào hàng cố định của người bán.
  • Chấp nhận của người mua.

Hoặc:

  • Đơn đặt hàng của người mua.
  • Chấp nhận của người bán.

Hợp đồng gồm 3 văn bản:

  • Đơn chào hàng tự do của người bán.
  • Thư (điện) của người mua thể hiện sự đồng ý của mình.
  • Chấp nhận của người bán.

Hoặc:

  • Hỏi giá người mua.
  • Chào hàng cố định của người bán.
  • Chấp nhận của người mua.

3. Kết cấu của hợp đồng một văn bản

a. Kết cấu chung của một văn bản hợp đồng kinh tế:

  • Phần mở đầu:
    • Quốc hiệu.
    • Tên hợp đồng, số vả ký hiệu hựp đồng.
    • Thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng.
    • Những căn cứ xác lập hợp đồng.
  • Những thông tin về chủ thể hơp đồng:
    • Tên.
    • Địa chỉ.
    • Các số máy Fax, Telex, Phone, E-mail…
    • Người đại diện ký kết
  • Phần nôi dung của văn bản hơp đổng kinh tế:

Thường gồm 3 cụm điều khoản:

    • Những điều khoản chủ yếu: là những điều khoản căn bản, nhất thiết phải có trong hợp đồng, các điều khoản này đóng vai trỏ quyết định đến sự tồn tại của hợp đồng.
    • Những điều khoản thường lệ (hay còn gọi là điều khoản đương nhiên): là những điều khoản mà nội dung của chúng đã được quy định trong các văn bản pháp luật. Những điều khoản này có thẻ đưa vào hợp đồng mà cũng có thẻ không cần đưa vào hợp đồng.
    • Những điều khoản tùy nghi: là những điều khoản do các bên tự thỏa thuận với nhau khi pháp luật cho phép.
  • Phần ký kết hợp đổng:

b. Kết cấu của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

The SELLER has agreed to sell and the BUYER has agreed to buy the commodity under the terms and conditions provided in this contract as follows:

Art. 1. Commodity:

Art. 2. Quality:

Art. 3. Quantity:

Art. 4. Price:

Art. 5. Shipment:

Art. 6. Payment:

Art. 7. Packing and marking:

Art. 8. Warranty:

Art. 9. Penalty:

Art. lO.lnsurạnce:

Art. 11.Force majeure:

Art. 12.Claim:

Art. 13. Arbitration:

Art. 14.Other terms and conditions:

For the BUYER                                                For the SELLER

Nội dung cơ bản của hợp đồng là những điều khoản và điều kiện mua bán mà các bên đã thỏa thuận. Đẻ thương thảo hợp đồng được tốt, cần nắm vững các điều kiện thương mại, chỉ một sự mơ hồ hoặc thiếu chính xác nào đó trong việc vận dụng điều kiện thương mại là có thể gây tác hại cho các bên ký kết hợp đồng, dẫn đến những vụ tranh chấp, kiện tụng làm tăng thêm chi phí trong kinh doanh. Phần tiếp theo xin giới thiệu nội dung các điều khoản và điều kiện của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.