Khái niệm, phân loại trái phiếu

1. Khái niệm trái phiếu

Trái phiếu là chứng thư xác nhận một khoản nợ của người phát hành ra trái phiếu, trong đó cam kết sẽ trả khoản nợ kèm với tiền lãi toong một thời hạn nhất định, thường trả lãi định kỳ. Mệnh giá (giá trị đến hạn) của toái phiếu là khoản tiền người phát hành phải trả khi đến hạn. Lãi suất thường được cổ định theo thời hạn của trái phiếu và không bị ảnh hưởng bởi lãi suất thị trường.

Theo Luật chứng khoán số 70/2006/QH 11: “Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành”.

2. Các yếu tố cơ bản của trái phiếu

Trái phiếu bao gồm các yéu tố cơ bản như mệnh giá, lãi suất, giá mua, thời hạn đáo hạn và quyền mua lại.

Mệnh giá là giá trị danh nghĩa của trái phiếu được in trên tờ trái phiếu, đại diện cho vốn gốc được hoàn trả cho trái chủ vào thời điểm đáo hạn của trái phiếu.

Lãi suất trái phiếu là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu quy định móc lãi suất mà nhà đầu tư được hưởng (thường hưởng lãi hàng năm hoặc hưởng lãi nữa năm một lần). Mỗi trái phiếu có ghi lãi suất (còn gọi là lãi suất danh nghĩa) mà tổ chức phát hành cam kết sẽ thanh toán cho chủ sở hữu trái phiếu một số tiền lãi vào một ngày xác định và có thể theo định kỳ. Lãi suất danh nghĩa được xác định bởi các điều kiện thị trường tại thời điểm chào bán trái phiếu. Lãi suất được công bố theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá của trái phiếu, số tiền lãi nhà đầu tư nhận dược hàng năm bằng lãi suất trái phiếu nhân với mệnh giá ừái phiếu.

Giá mua trái phiếu là khoản tiền thực tế mà người mua bỏ ra để có được quyền sở hữu trái phiếu. Giá mua có thể bằng mệnh giá, có thể cao hơn mệnh giá hoặc thấp hơn mệnh giá trái phiếu. Nhà đầu tư sẽ được trả lại vốn gốc bằng với mệnh giá trái phiếu khi trái phiếu đến hạn.

Thời hạn đáo hạn trái phiếu là ngày mà người phát hành trái phiếu đến hạn thu hồi trái phiếu và thanh toán hoàn trả vốn gốc và lãi cho trái chủ.

Quyền mua lại là quyền cho phép tổ chức phát hành trái phiếu thu hồi vốn gốc với mức giá dự kiến trước thời hạn thanh toán. Tổ chức phát hành sử dụng quyền này để bảo vệ họ không phải trả lãi suất cao hơn đối với số tiền mà họ vay. Tổ chức phát hành thu hồi trái phiếu khi tỷ lệ lãi suất trên thị trường thấp hơn lãi suất của trái phiếu của tổ chức phát hành đã phát hành trước đó và có thể phát hành trái phiếu mới với tỷ lệ lãi suất thấp hơn.

3. Phân loại trái phiếu

Tùy theo tiêu thức phân loại khác nhau của trái phiếu mà chúng ta cỏ các loại trái phiếu khác nhau.

– Căn cứ vào việc có ghi danh hay không ghi danh, trái phiếu được chia thành 2 loại sau:

Trái phiếu vô danh là trái phiếu không mang tên trái chù, cả trên tờ trái phiếu cũng như trên sổ sách của tổ chức phát hành. Phiếu trả lãi được tính trên tờ trái phiếu. Khi đến hạn trả lãi, người giữ trái phiếu mang đến ngân hàng nhận lãi. Khi trái phiếu đáo hạn, người nắm giữ trái phiếu mang trái phiếu đến ngân hàng để nhận lại khoản vốn gốc.

Trái phiếu ghi danh là loại trái phiếu có ghi tên và địa chi của trái chủ trên trái phiếu và trên sổ sách của tổ chức phát hành. Hình thức ghi danh có thể chỉ thực hiện trên phần vốn gốc, cũng có thể ghi danh toàn bộ, cà gốc lẫn lãi của trái phiếu.

– Căn cứ vào dối tượng phát hành trái phiếu, trái phiếu được chia thành 3 loại:

Trái phiếu chính phủ là trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ các công trình công ích hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ. Trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu không có rủi ro thanh toán và có tính thanh khoản cao.

Trái phiếu chính quyền địa phương là loại trái phiếu do ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn phát hành, nhằm huy động vốn cho các dự án, công trình thuộc nguồn vốn đầu tư của ngân sách địa phương, đã ghi trong kế hoạch nhưng chưa được bố trí vốn ngân sách trong năm.

Trái phiếu công ty là trái phiếu do công ty phát hành để vay vốn dài hạn để phục vụ nhu cầu đầu tư dài hạn cho doanh nghiệp. Đặc điểm của trái phiếu này là được trả lãi định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, các trái chủ không được tham dự vào các quyết định của công ty. Khi công ty giải thể hoặc thanh lý, người nắm giữ trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước các cổ đông nắm giữ cổ phiếu.

Trái phiếu công ty có loại không được trả lãi định kỳ, người mua trái phiếu sẽ được mua dưới mệnh giá trái phiếu và khi đáo hạn được nhận lại số tiền bằng mệnh giá trái phiếu.

Nếu tính theo mức độ đảm bảo, trái phiếu công ty bao gồm 2 loại sau:

Trải phiếu có đảm bảo: Các công ty muốn phát hành trái phiếu phải có đảm bảo bằng những tài sản thế chấp cụ thể, thường là bất động sản và các thiết bị. Nhà đầu tư nắm giữ hái phiếu này được bảo vệ ở một mức độ cao trong trường hợp công ty phá sản.

Trái phiếu không có đảm bảo là trái phiếu không được đảm bảo bằng tài sản mà được đảm bảo bằng tín chấp của công ty. Nếu công ty bị phá sản, những trái chủ của trái phiếu này được giải quyết quyền lợi sau các trái chủ có bảo đảm, nhưng trước cổ đông. Các trái phiếu tín chấp có thể chuyển đổi cho phép trái chủ được quyền chuyển trái phiếu thành cổ phiếu thường của công ty phát hành. Tùy theo quy định, việc chuyển đổi có thể được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, hoặc chi vào những thời điểm cụ thể xác định.

Căn cứ vào khả năng chuyển đổi, trái phiếu công ty gồm 3 loại:

Trải phiếu không có khả năng chuyển đổi là loại trái phiếu không có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu thường của công ty.

Trái phiếu có khả năng chuyển đổi là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của công ty với giá của cổ phiếu được ấn định trước gọi là giá chuyển đổi.

Trái phiếu có điều khoản mua lại là trái phiếu này có kèm điều khoản được công ty mua lại sau một thời gian với giá mua lại thường cao hơn mệnh giá.

4. Các nguồn lợi tức tiềm năng của trái phiếu

Khi đầu tư vào trái phiếu, nhà đầu tư có các nguồn lợi tức tiềm năng sau:

Lãi định kỳ: Tiền lãi của trái phiếu thường được tổ chức phát hành thanh toán cho nhà đầu tư một năm một lần hoặc nữa năm một lần. số tiền lãi trái phiếu được tính trên cơ sở lãi suất và mệnh giá của trái phiếu.

Chênh lệch giá: Là phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua trái phiếu.

Lãi của lãi: Trong trường hợp nhà đầu tư nhận tiền lãi định kỳ, và dùng số tiền lãi đó để tái đầu tư, nhà đầu tư sẽ thu được lãi cùa lãi hay còn gọi là lãi tái đầu tư.

5. Các rủi ro của trái phiếu

Trên thị trường chứng khoán, trái phiếu được đánh giá là hàng hóa ít rủi ro nhất. Tuy nhiên, nhà đầu tư khi đầu tư vào trái phiếu vẫn phải chịu rủi ro, mặc dù mức độ rủi ro của trái phiếu ít hcm so với cổ phiếu. Do đó, cũng như các loại tài sàn tài chính khác, rủi ro trong đầu tư trái phiếu bao gồm: rủi ro lãi suất, rủi ro thanh toán (hay còn gọi là rủi ro tín dụng), rủi ro lạm phát hay còn gọi là rủi ro sức mua, rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá và rủi ro quốc gia, rủi ro tái đầu tư