Hải quan, chức năng nhiệm vụ và vai trò của Hải quan

1. Hải quan

Lịch sử hình thành và phát triển hải quan gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nước, sự phát triển cùa quan hệ hàng hóa “ tiền tệ và quan hệ kinh tế quốc tế. Cùng với sự ra đời cùa các khu vực mậu dịch trên thế giới và sự phát triền của ngoại thương, hải quan đã ra đời và ngày cảng được củng cố, hoàn thiện và phát triển.

Lần giở lại lịch sử ta thấy:

Trong hoạt động của khu vực mậu dịch quốc tế đầu tiên trên trái đất tại thành Aten (Hy Lạp) đã có thu thuế “IMFORLUM” đánh vào các hoạt động buôn bán tại đây. Thời bấy giờ, tất cả hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào Aten, cũng như tàu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh, neo đậu tại cảng đều phải nộp thuế. Mức thuế đánh vào hàng hóa bằng 1/50 (tức 2%) trị giá hàng.

Tại thành La Mã cũng có thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Thuế này được gọi là “PORTORIUM” và do một số người đứng thầu.

Tại Ý, ngay từ thời đầu Trung cổ, đã có thu thuế “DOGANA” và ngoài ra còn cấm xuất khẩu lương thực, giữ độc quyền sản xuất và buôn muối; về sau khi phát triển các ngành tơ tằm, thuộc da, làm nến, làm gương thì Ý cấm nhập khẩu các mặt hàng trên nhưng lại miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu dùng cho các nghề này.

Ở Anh, vào thế kỷ thứ 11, đã thu thuế “CUSTOMS” đánh vảo hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

Ở Trung Quốc, đến đời nhà Đường thì bắt đầu thu thuế hảng xuất nhập khẩu, do một cơ quan gọi là “CHEPOSEN” thực hiện để kiểm soát tàu thuyền xuất nhập cảnh. Đến thế kỷ thứ 17, nhà Thanh đặt ra danh từ Hải quan (hải ngoại quan thuế) thay cho cơ quan “CHEPOSEN”. Lúc đầu thuế suất do nhà Vua đặt ra, cao hay thẩp là do nhà Vua cần tiền nhiều hay ít, sau đó đến đời Khang Hy mới đặt ra biểu thuế theo từng loại hàng hóa, như đối với hàng hóa, thực phẩm hoặc đối với quần áo, đồ dùng hàng ngày là 4% theo giá trị hàng nhập khẩu và 1% theo giá trị hàng xuất khẩu.

Cho đến nay ở tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, nước nào cũng có một đường lối kinh tế đối ngoại, một chính sách thuế quan, cũng quy định thề lệ, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và đặt ra cơ quan phụ trách việc thi hành các thủ tục, thể lệ này đồng thời thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Thủ tục này được gọi chung là thủ tục hải quan. Còn cơ quan phụ trách thi hành thủ tục hải quan thì tùy mỗi nước mà nó có tên gọi khác nhau: Trung Quốc hiện nay là Quan, Anh – Customs, Pháp – Donanes, Đức – Zooỉiverwaltung, Nga – TaMOLHHA, Cuba – Duana, Việt Nam – Hải quan… nhưng nội dung công tác thì giống nhau.

Hải quan là một từ Việt gốc Hán, được du nhập vào nước ta từ năm 1955, khi hải quan Trung Quốc giúp ta cải tổ lực lượng Thuế quan do thực dân Pháp để lại, Trong từ hải quan thỉ hải có nghĩa là hải ngoại, quan là cửa. Hải quan được dùng theo nghĩa sau:

Hải quan là cơ quan do Nhà nước thiết Ịập để thực hiện chức năng quàn lý Nhà nước đói với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cành và đấu tranh chóng buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ… qua biên giới.

2. Chức năng, nhiệm vụ của hải quan

Hải quan là cơ quan do Nhà nước thiết lập, nên chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của hải quan phải tuân theo pháp luật của quốc gia vả các điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động hải quan mà quốc gia đó đã ký kết hoặc công nhận, chứ không phụ thuộc vào tên gọi của tỗ chức. Cùng với bước tiến cùa nhân loại thì nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của hải quan các quốc gia cũng có thể thay đổi. Cụ thể, trong giai đoạn đầu của thương mại quốc tế, thì chức nãng chính của hải quan là thu thuế xuất nhập khẩu – nguồn thu quan trọng của ngân sách quốc gia. Khi các quốc gia có chính sách bào hộ sản xuất trong nước thì hải quan có thêm chức năng quản lý chặt chẽ các đối tượng làm thủ tục hải quan để thực hiện chính sách bảo hộ. Và giờ đây trong điều kiện hội nhập thi hải quan phải đơn giản hóa và hài hòa hóa thù tục hải quan giữa các nước để góp phần tích cực vào sự phát triển thương mại quốc té và các giao lưu quốc tế khác.

Chức năng nhiêm vu của Hảỉ quan Viêt Nam:

a. Chức năng của Hải quan Việt Nam:

  • Hải quan Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuắt cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam; đấu tranh chống buôn ỉậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới.
  • Trong hoạt động của mình, Hải quan Việt Nam tuân theo pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động hải quan mà nước Cộng hoả Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc công nhận.

Chức năng đó được quy định trong Luật Hải quan (được thông qua tạí kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa X và cỏ hiệu lực từ 1/1/2002). Theo điều 73 Luật Hải quan, nội dung quản lý Nhà nước về hải quan bao gồm:

  1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển Hải quan Việt Nam.
  2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hài quan.
  3. Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật hải quan.
  4. Quy định về tổ chức hoạt động của hải quan.
  5. Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan.
  6. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quàn lý hải quan hiện đại.
  7. Thống kê nhà nước về hải quan.
  8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan.
  9. Hợp tác quốc tế về hải quan

b. Nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam:

Theo Điều 11 Luật Hải quan (điều 11 được sửa đổi, bồ sung trong Luật Hảỉ quan sửa đổi bổ sung ngày 14/6/2005, có hiểu lực ngày 1/1/2006), Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tồi; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Vai trò của hải quan

Cùng với sự phát triển của nhân loại, lực lượng hải quan cũng ngày càng trưởng thành, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp ổn định và phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế đối ngoại trong điều kiện hội nhập.

Kinh tế đối ngoại càng phát triển bao nhiêu, thỉ vai trò và trách nhiệm của lực lượng hải quan càng to lớn, nặng nề bấy nhiêu. Một mặt, hải quan phải tạo mọi điều kiện thuận lại cho thương mại quốc tế và các mối quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế phát triển; Mặt khác, lực lượng hải quan phải kiên quyết ngăn chặn hiện tượng buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, bảo vệ lợi ích chủ quyền kinh tế và an ninh quốc gia.

Là “người gác cửa nền kinh tế đất nước”, là lực lượng biên phòng trên mặt trận kinh tế, vai trò của hải quan không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế, mà còn mở rộng trong các lĩnh vực có liên quan, ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, lực lượng hải quan cũng là một trong những công cụ của Nhà nước để bảo vệ lợi ích chủ quyền kinh tế và an ninh quốc gia, bảo hộ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triền, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và đảm bảo nguồn thu ngân sách. Nhiệm vụ chính trị của ngành hảl quan vừa mang tính chất kinh tế vừa mang tính chất an ninh quốc gia, chủng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và đan xen với nhau. Tùy theo đặc điểm lịch sử, kinh tế xã hội của mỗi nước, mỗi khu vực, trong từng giai đoạn phát triển mà chức năng, nhiệm vụ của hải quan có thể cố những điềm khác nhau, nhưng hầu hết các nước đều giống nhau về những nhiệm vụ cơ bản.

Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế nước nhà, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngành hải quan ngày cảng được nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc, phù hợp với quy luật vận động và phát triển của nền kinh tế. Hải quan Việt Nam từ chỗ là công cụ của Nhà nước nhằm thực hiện chính sách Nhà nước độc quyền ngoại thương, đến chỗ hải quan bảo đảm thực hiện chính sách Nhà nước về phát triển quan hệ kinh tế, vàn hóa với nước ngoải, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực.

Ngoài ra, hải quan còn thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại, nhiệm vụ tổ chức thu thuế xuất nhập khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hải quan nhằm góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền kinh tế và an ninh quốc gia. Hải quan không chỉ hoạt động ờ cửa khẩu biên giới mà hoạt động dọc biên giới, cả trong nộỉ địa, ở tất cả các nơi có nhu cầu làm thủ tục kiểm tra, giám sát, kiểm soát hảng hóa xuất nhập khẩu, không chỉ phối hợp với lực lượng trong nước mà còn phải hợp tác chặt chẽ với các tổ chức hải quan quốc tế vá khu vực.

“Là tấm màng ngăn đặc biệt” lực lượng hải quan cỏ vai trò rất to lớn trong điều kiện hội nhập. Hải quan, một mặt, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho thương mại, giao lưu quốc tế phát triển, kịp thời đón nhận những cơ hội giúp đất nước phát triển hùng cường; Mặt khác, ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực (buôn lậu, gian lận thương mại…) gỉúp nền kinh tể phát triển lành mạnh, hiệu quả. Bên cạnh đó, lực lượng hải quan còn là bộ mặt của đất nước, một trong những người đầu tiên mà khách nước ngoài tiếp xúc là công chức hải quan. Thủ tục hải quan thuận lợi, nhanh chỏng, công chức hải quan văn minh, lịch sự, nghiêm túc, sẽ tạo ấn tượng tốt, giúp thu hút được nhiều khách nước ngoài đến làm ăn, du lịch, đem lại lợi ích cho quốc gia.