1. Giới thiệu sách “Marketing nhân sự”
Sự phát triển nhanh chóng và áp dụng khoa học và kĩ thuật hiện đại đang tạo ra một môi trường làm việc năng động và cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp, vì thế, phải luôn cố gắng hết sức để tồn tại và phục vụ khách hàng một cách tối ưu. Hoạt động của doanh nghiệp là các quy trình khép kín, phối hợp từ khách hàng đến đội ngũ nhân viên; trong đó, doanh nghiệp thường xem trọng khách hàng và coi nhẹ vai trò của nhân viên. Tuy nhiên, xét trên tổng quan, khách hàng và nhân sự đều là những nhân tố có vai trò quan trọng góp phần cho sự thành công và phát triển của doanh nghiệp. Mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp thường là làm thế nào để tăng doanh số, tối đa hóa lợi nhuận; nhưng thực tế, thành công của doanh nghiệp đều bắt nguồn từ hoạt động của những nhân viên giỏi, những người có thể thu hút được khách hàng đến với công ty. Cùng với sự lên ngôi của nền kinh tế tri thức, thực tiễn cũng chứng minh nguồn lực hữu hiệu nhất để các doanh nghiệp đạt được thành công chính là nguồn nhân lực. Vai trò của nguồn nhân lực hay vốn con người càng thể hiện rõ và đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ, do đặc thù của ngành này đòi hỏi nhân viên phải trực tiếp sản xuất, tiếp xúc và phục vụ khách hàng.
Tại Việt Nam, khái niệm Marketing nhân sự hay Marketing nội bộ (internal Marketing) đã xuất hiện và ngày càng được các doanh nghiệp chú ý hơn, nhưng vẫn chưa được hiểu và đặt đúng vai trò của nó, cũng như chưa có sự tách biệt rõ ràng hoạt động quản trị nhân sự, và thường các hoạt động Marketing nhân sự cũng do chính bộ phận này quản lý và triển khai thực hiện. Điều này dẫn đến nhiều bất cập trong việc thu hút, khuyến khích, phát triển và giữ chân người tài trong doanh nghiệp.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề và tính cấp thiết của thực trạng này, nhóm tác giả đã biên soạn cuốn sách “Marketing nhân sự: lý luận và thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam”. Mục đích nghiên cứu nhằm khẳng định vai trò của Marketing nhân sự trong việc tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, và làm rõ mối quan hệ của nó đối với hiệu quả chung của doanh nghiệp. Qua đó, giúp các doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn hơn về Marketing nhân sự và có những chiến lược phát triển thích hợp trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập khu vực và thế giới hiện nay.
Cuốn sách do nhóm tác giả biên soạn, gồm:
- PGS.TS. Nguyễn Hoàng – Trường Đại học Thương mại: Chủ biên và biên soạn chương 4, chương 5 và chương 6.
- TS. Trần Kiều Trang – Trường Đại học Thương mại: Biên soạn chương 1 và 7.
- TS. Nguyễn Viết Thái – Trường Đại học Thương mại: Biên soạn chương 8 và 9.
- TS. Phan Thanh Tú – Trường Đại học Hải Dương: Biên soạn chương 2 và 3.
2. Nội dung chi tiết
Nội dung cuốn sách gồm 9 chương, được tổ chức như sau:
Danh sách hình vẽ
Lời nói đầu
Chương 1: Tiếp cận môi trường bên trong doanh nghiệp dưới góc độ thị trường nội bộ
1.1. Doanh nghiệp là một thị trường nội bộ
1.1.1. Thị trường nội bộ
1.1.2. Bản chất của thị trường nội bộ
1.2. Nhân viên là khách hàng nội bộ, là đối tượng tác động và đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing nhân sự trong tổ chức
1.3. Tại sao các doanh nghiệp phải quan tâm đến thị trường nội bộ?
1.3.1. Chi phí giao dịch trong môi trường nội bộ
1.3.2. Marketing nhân sự không cần thiết trong trường hợp nào?
1.3.3. Marketing nhân sự cần thiết trong trường hợp nào?
1.4. Tiếp cận thị trường nội bộ theo quản điểm Marketing
Chương 2: Tổng quan về Marketing nhân sự
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của khải niệm Marketing nhân sự
2.1.1 Tạo động lực và sự hài lòng của nhân viên trong công việc
2.1.2. Sự phát triển của thị trường theo định hướng trọng khách hàng
2.1.3. Khái niệm Marketing nhân sự được phát triển gắn liền với quản trị chiến lược
2.2. Khái niệm và mục tiêu của Marketing nhân sự
2.2.1. Khái niệm Marketing nhân sự
2.2.2. Mục tiêu của Marketing nhân sự
2.3. Những yếu tố cấu thành và các quy trình vận hành cơ bản của Marketing nhân sự
2.3.1. Những yếu tố cấu thành Marketing nhân sự
2.3.2. Vận hành cơ bản của Marketing nhân sự
2.4. Tổng quan Marketing nhân sự tại Việt Nam
Chương 3: Cơ sở lý luận Marketing nhân sự
3.1. Marketing hỗn hợp 4Ps và Marketing dịch vụ 7Ps
3.2. Quản trị chiến lược doanh nghiệp
3.2.1. Tầm nhìn, nhiệm vụ, giá trị
3.2.2. Quản trị chiến lược
3.2.3. Lợi thế cạnh tranh và tạo ra giá trị
3.2.4. Chuỗi lợi nhuận dịch vụ
3.3. Quản trị nhân sự
3.4. Quản trị tri thức
Chương 4: Các mô hình vận hành Marketing nhân sự
4.1. Các nhân tố chính cấu thành Marketing nhân sự
4.2. Các mô hình vận hành Marketing nhân sự
4.2.1. Mô hình Marketing nhân sự của Berry (1981)
4.2.2. Mô hình Marketing nhân sự của Grönroos (1985)
4.2.3. Mô hình Marketing nhân sự kết hợp áp dụng trong lĩnh vực dịch vụ
4.2.4. Mô hình của Ahmed và Rafiq (2002)
Chương 5: Chiến lược Marketing nhân sự hỗn hợp
5.1. Phương pháp áp dụng khái niệm khách hàng nội bộ
5.2. Các thành phần của Chiến lược Marketing nhân sự
5.2.1. Sứ mệnh, nhiệm vụ, các định hướng và định vị của doanh nghiệp
5.2.2. Các chiến lược của doanh nghiệp dưới góc nhìn của Marketing nhân sự
5.2.3. Hệ thống tiêu chuẩn dịch vụ và đo lường những tiêu chuẩn đó
5.2.4. Chiến lược quản trị nguồn nhân lực thông qua các công cụ quản lý nhân lực
5.2.5. Sự kết hợp giữa Marketing nội bộ và Marketing bên ngoài doanh nghiệp
5.3. Chiến lược Marketing nhân sự hỗn hợp
5.3.1. Sản phẩm – Product
5.3.2. Giá – Price
5.3.3. Giao tiếp nội bộ/ Quảng bá – Promotion
5.3.4. Địa điểm/ Phân phối – Place
5.3.5. Quy trình – Process
5.3.6. Con người – Poeple
5.3.7. Bằng chứng hữu hình – Physical evidence
5.4. Mô hình chiến lược Marketing nhân sự đa tầng
5.5. Các rào cản thực hiện chiến lược Marketing nhân sự
Chương 6: Các nguyên tắc triển khai chiến lược Marketing nhân sự
6.1. Tuyển dụng nhân viên là người giỏi nhất
6.2. Trở thành doanh nghiệp được coi trọng
6.3. Đưa nhân viên vào định hướng phát triển của doanh nghiệp
6.4. Hiểu rõ nhân viên trong doanh nghiệp
6.5. Tuyển dụng theo năng lực và đam mê công việc
6.6. Đào tạo
6.7. Cung cấp các điều kiện làm việc hỗ trợ nhân viên
6.8. Đề cao cống hiến trong doanh nghiệp
6.9. Đánh giá và khen thưởng
6.10. Giao tiếp nội bộ
Chương 7: Tác động của Marketing nhân sự đến người lao động và đến hiệu quả của doanh nghiệp
7.1. Thái độ và phản ứng của nhân viên đối với Marketing nhân sự
7.2. Chất lượng sản phẩm dịch vụ đầu ra và Marketing nhân sự
7.3. Marketing nhân sự và Năng suất lao động
7.4. Marketing nhân sự và quá trình đổi mới
7.4.1. Những vấn đề ràng buộc quá trình đổi mới
7.4.2. Vai trò của Marketing nhân sự đối với đổi mới trong doanh nghiệp
Chương 8: Quản trị nhân sự và Marketing nhân sự
8.1. Vai trò Marketing nhân sự đối với Marketing bên ngoài và quản trị nhân sự
8.2. Ranh giới giữa Marketing và quản trị nhân sự
8.3. Liên kết giữa quản trị nhân sự và Marketing nhân sự
8.4. Vấn đề hội nhập trong Marketing nhân sự
8.5. Marketing nhân sự và văn hóa doanh nghiệp
8.6. Quản trị tri thức, học hỏi và Marketing nhân sự
8.6.1. Quản trị tri thức và quá trình học hỏi
8.6.2. Các rào cản học hỏi
8.6.3. Marketing nhân sự, quản trị tri thức và học hỏi
8.6.4. Vai trò lãnh đạo và truyền thông Marketing nhân sự
Chương 9: Marketing nhân sự – Thực trạng và Giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam
9.1. Thực trạng hoạt động Marketing nhân sự tại các doanh nghiệp Việt Nam
9.1.1. Nhận thức về vai trò của Marketing nhân sự
9.1.2. Áp dụng trong tuyển dụng
9.1.3. Cơ chế thưởng phạt
9.1.4. Tình trạng nhảy việc
9.2. Giải pháp thúc đẩy áp dụng và nâng cao hiệu quả Marketing nhân sự tại các doanh nghiệp Việt Nam
9.2.1. Giải pháp cho quá trình tuyển dụng
9.2.2. Giải pháp quản trị nguồn nhân lực
9.2.3. Giải pháp cho tình trạng nhảy việc của người lao động
Tải liệu tham khảo